Một trong những điều quan tâm và trách nhiệm lớn của cha mẹ là làm thế nào để các con luôn được an toàn. Không ít phụ huynh đã lựa chọn giải pháp luôn kè kè bên con hay không cho con chạy nhảy vận động nhiều,, thậm chí cha mẹ làm giúp con tất cả những công việc mà cha mẹ cho rằng nguy hiểm…Những hành động đó có thể có tác dụng trước mắt, tuy nhiên về lâu về dài vô tình lại làm hại chính các con. Liệu rằng các con có thể tự chăm sóc, tự bảo vệ bản thân khi không có cha mẹ bên cạnh? Khi gặp một tình huống bất ngờ, liệu con có thể đủ bình tĩnh và chủ động ứng phó?
Trong xã hội ngày càng phát triển, trẻ càng dễ dàng gặp phải những tình huống khó lường và khó giải quyết. Việc rèn luyện tính tự lập, sự bình tĩnh, chủ động ứng phó trước những tình huống nguy hiểm bất ngờ mà trẻ thường gặp là cách bảo vệ an toàn tốt nhất mà cha mẹ dành cho con.
Việc rèn luyện tính tự lập, sự bình tĩnh, chủ động ứng phó trước những tình huống nguy hiểm bất ngờ mà trẻ thường gặp là cách bảo vệ an toàn tốt nhất mà cha mẹ dành cho con.
1. Không tiết lộ tên con
Tốt hơn, bố mẹ hãy viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích khi món đồ bị thất lạc hay mất cắp.
Đừng viết tên con bạn lên đồ dùng cá nhân của bé, đừng gắn tên bé lên ba lô đeo lưng hay hộp ăn cơm. Việc này sẽ khiến người lạ dễ dàng tiếp cận được thông tin cá nhân của bé, trang Brightside gợi ý.
Tốt hơn, bố mẹ hãy viết số điện thoại của mình lên đó, điều này sẽ có ích khi món đồ bị thất lạc hay mất cắp.
2. Chạy khỏi các xe đang đến gần theo hướng ngược lại
Chúng ta dạy con mình không lại gần xe của người lạ, điều đó quan trọng.
Chúng ta dạy con mình không lại gần xe của người lạ, điều đó quan trọng. Nhưng con bạn cần học thêm một quy tắc nữa: Nếu một chiếc xe tiến lại gần, mà người trong xe đang cố gắng thu hút sự chú ý của con, hãy nhanh chóng chạy theo hướng ngược lại với hướng xe đi. Điều này sẽ giúp con có thời gian gọi người giúp đỡ.
3. Nghĩ ra mật khẩu của gia đình
Nếu có ai đó nói với con “Đi với chú. Chú sẽ đưa cháu đến gặp bố và mẹ”, điều đầu tiên bé nên làm là hỏi lại “Bố mẹ cháu tên là gì? Mật khẩu nhà cháu là gì?”.
Bạn nên dạy con một câu mật mã trong các tình huống khẩn cấp (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình)
Bạn nên dạy con một câu mật mã trong các tình huống khẩn cấp (chẳng hạn khi bạn cần ai đón con ở trường, người đó cần phải biết câu mật mã của gia đình). Hãy dùng một câu mật mã ít người nghĩ tới, ví dụ “mèo tơ lông vàng”.
4. Lắp các phần mềm theo dấu con
Lắp các phần mềm theo dõi con
Bạn có thể lắp các phần mềm theo dõi con ở dâu, và lượng pin điện thoại mà bé còn.
5. Đeo đồng hồ có núm khẩn cấp
Các thiết bị có nút bấm khẩn cấp có thể dưới dạng đồng hồ đeo tay, chìa khóa, vòng tay hay vòng cổ
Các thiết bị có nút bấm khẩn cấp có thể dưới dạng đồng hồ đeo tay, chìa khóa, vòng tay hay vòng cổ… Khi trẻ bấm nút này, cha mẹ hoặc cảnh sát có thể nhận được tín hiệu.
6. La lên “Cháu không quen ông ấy/bà ấy”
Ngoài ra, trẻ cũng nên la lớn lên “Cháu không quen ông ấy, ông ấy đang bắt cóc cháu”.
Dạy trẻ rằng khi bị người lạ túm lấy, trẻ có thể hành động xấu hơn thông thường: cắn, đá, cào, và cố gắng thu hút sự chú ý của người xung quanh bằng mọi giá. Ngoài ra, trẻ cũng nên la lớn lên “Cháu không quen ông ấy, ông ấy đang bắt cóc cháu”.
7. Ngừng trò chuyện và giữ khoảng cách
Thực tập tình huống này với con, cho bé thấy 2,5 mét là như thế nào, và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.
Con bạn nên biết rằng bé không buộc phải nói chuyện với người lạ, và nếu cuộc trò chuyện dài hơn 5-7 giây, tốt hơn là bỏ đi, đến chỗ an toàn. Khi đang nói chuyện, trẻ nên đứng cách xa 2-2,5 mét. Nếu người lạ tiến lại gần, hãy lùi ra sau. Thực tập tình huống này với con, cho bé thấy 2,5 mét là như thế nào, và nhấn mạnh rằng luôn giữ khoảng cách đó dù có chuyện gì đi nữa.
8. Tránh vào thang máy với người lạ
Dạy trẻ chờ cửa thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường, để có thể quan sát bất cứ ai xung quanh.
Dạy trẻ chờ cửa thang máy trong tư thế dựa lưng vào tường, để có thể quan sát bất cứ ai xung quanh. Và nếu có người lạ bước vào thang, trẻ nên xin lỗi để không vào cùng người đó. Tốt nhất là giả vờ quên gì đó để rời đi. Nếu người kia kiên trì mời bé vào thang máy cùng, trẻ nên đáp lại lịch sự “Bố mẹ dặn cháu chỉ đi thang máy một mình hoặc cùng hàng xóm”.
9. Không để người lạ biết rằng cha mẹ vắng nhà
Giải thích với trẻ rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi trẻ hỏi “ai đấy”, bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem.
Giải thích với trẻ rằng nếu có người gõ cửa nhưng không nhìn rõ ai ở bên ngoài, không có ai trả lời khi trẻ hỏi “ai đấy”, bé không được phép mở cửa, dù là mở hé để nhìn ra bên ngoài xem. Ngoài ra, trẻ không nên cho người lạ biết rằng bố mẹ không ở nhà, dù người lạ khẳng định họ là bạn của bố mẹ, hoặc là người đến sửa điện. Nếu người lại kiên trì và bắt đầu mở cửa, trẻ phải gọi điện cho bố mẹ hoặc hàng xóm ngay.
10. Tránh gặp những người bạn trên mạng một mình
Cảnh báo với trẻ rằng ngày nay tội phạm có thể tìm thấy con mồi thông qua internet, và rằng nếu người bạn trên mạng nói rằng anh ta là “cậu Hùng ở gần nhà”, thì chưa chắc đó là cậu bạn 10 tuổi mà bé quen. Việc trò chuyện với người trên mạng khiến bé dễ rơi vào nguy hiểm.
Việc trò chuyện với người trên mạng khiến bé dễ rơi vào nguy hiểm.
Trẻ phải nhớ không được nói với người lạ – kể cả trẻ con – số điện thoại, tên, địa chỉ của mình. Trẻ nên từ chối việc gặp riêng người lạ quen qua mạng.