Cá là một trong những thực phẩm phổ biến nhất thế giới bởi chủng loại đa dạng, có mặt ở hầu hết các quốc gia và cách chế biến vô cùng đa dạng. Cá xuất hiện đều đặn trong bữa ăn hàng ngày của chúng ta.
Cá cũng được xem là thực phẩm nhóm đạm có đầy đủ các ưu điểm vượt trội về dinh dưỡng, vì vậy đây được xem là món ăn không thể thiếu trên mâm cơm của các gia đình. Nhưng khi ăn cá, nếu không biết chất độc này đang “ẩn mình” trong đó, thì bạn có thể gặp nguy hiểm.
Những giá trị dinh dưỡng tuyệt vời của cá
1. Bảo vệ thị lực
2. Giảm nguy cơ bệnh tim
3. Tăng cường chức năng não bộ
4. Ngăn ngừa viêm khớp dạng thấp
5. Thúc đẩy sự phát triển thể chất
6. Kéo dài tuổi thọ
7. Phòng ngừa hen suyễn
8. Bảo vệ da
9. Tăng số lượng tinh trùng
Bộ phận nào của cá có thể gây hại lớn cho sức khỏe?
Tuổi cá càng lớn, thủy ngân càng tích tụ nhiều dần lên trong não cá và da cá.
Kết quả xét nghiệm cụ thể trên cá diếc cho thấy, một con cá diếc nặng dưới 200 gram, phần trứng cá, thịt cá, da cá và não cá đều chứa hàm lượng thủy ngân rất thấp, tỉ lệ chênh lệch giữa các bộ phận so sánh với nhau cũng ở mức rất nhỏ, đều ở nưỡng khoảng dưới 0,02 mg/kg, thấp hơn nhiều so với giới hạn an toàn (Hg≤0.5 Mg/kg), do đó bạn có thể yên tâm sử dụng.
Với sự gia tăng tuổi của cá (tức là cá nuôi lâu, tuổi đời cao), kết quả xét nghiệm cho thấy, không có sự thay đổi đáng kể về hàm lượng thủy ngân trong phần thịt cá và trứng cá, nhưng sự tích tụ thủy ngân trong não cá và da cá tăng lên đáng kể.
Khi cá diếc sống lâu hơn nữa, trọng lượng khoảng 350 g, hàm lượng thuỷ ngân của não cá và da cá tăng nhẹ; Khi cá lớn ở mức 400 gram, hàm lượng thuỷ ngân của da cá đã tăng gấp 5 lần so với cá nhỏ hơn 200 gram, còn hàm lượng thủy ngân trong não cá tăng cao tới hơn 20 lần.
Hàm lượng thủy ngân trên người cá được sắp xếp từ cao xuống thấp như sau:
1. Não cá
2. Da cá
3. Thịt cá
4. Trứng cá
Ví dụ lấy cá diếc trọng lượng 400g làm chuẩn, hàm lượng thủy ngân trong não cá có khoảng 0.36 mg/kg, gấp 20 lần so với trứng cá, gấp 15 lần so với phần thịt cá, và gấp 6 lần so với da cá. Tuy nhiên, quy tắc này không áp dụng đối với cá diếc nhỏ từ 200 gram trở xuống.
Trứng cá sau khi nấu chín, trải qua nhiệt, hàm lượng thủy ngân sẽ giảm xuống. Nghiên cứu giữa cá sống và cá đã nấu chín, kết quả cho thấy, phần não cá, thịt cá và da cá có hàm lượng thủy ngân hầu như không hạ thấp so với cá chưa trải qua chế biến. Nhưng trứng cá sau khi nấu lại có hàm lượng thủy ngân giảm xuống khá nhiều, chỉ còn khoảng dưới 0,008 mg / kg.
Tóm lại, ăn cá rất tốt, giúp cơ thể khỏe mạnh. Nhưng bạn cần có sự cân nhắc khi lựa chọn chủng loại cá cũng như các bộ phận khác nhau của cá để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bản thân và gia đình. Đây mới chỉ là thông số thủy ngân trên một loại cá, còn rất nhiều loại cá khác sẽ có mức độ nhiều ít khác nhau.
Thủy ngân tác động xấu lên hệ thần kinh trung ương và hệ nội tiết, ảnh hưởng tới miệng, các cơ hàm mặt và răng.
Sự phơi nhiễm kéo dài gây ra các tổn thương não và gây tử vong, gây ra các dị tật bẩm sinh ở thai nhi…
Khi thủy ngân đi vào cơ thể, chúng sẽ được hấp thụ gần như hoàn toàn vào máu và phân phối tới mọi mô, bao gồm bộ não…
>> 10 địa chỉ bán Sâm Hàn Quốc uy tín, giá rẻ nhất hiện nay. Xem ngay: cửa hàng bán Sâm Hàn Quốc
Theo Soha