Top 10 món ăn đặc sản ”cực chất” của miền Tây Nam Bộ nổi tiếng khắp đất nước bạn nên thử qua

Đến với vùng đồng bằng phù sa màu mỡ, ruộng vườn thẳng tắp cò bay ở Tây Nam Bộ là dịp để chúng ta có thể khám phá nét văn hóa ẩm thực đặc sắc, lâu đời nơi đây. Với những miệt vườn trù phú bên cạnh những cù lao, rừng tràm ngập nước mà còn được biết đến với những món ăn ngon, hấp dẫn. Đến nơi đây để được " say" trong giai điệu ngọt ngào của đờn ca tài tử nhưng cũng đừng quên thưởng thức top 10 món ăn đặc sản miền Tây bạn nhé!

1. Lẩu cá kèo

Cá kèo hay còn gọi là cá bống trắng, một loại cá đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Cá kèo tươi sống đem sơ chế loại bỏ nhớt, chặt vây rồi để ráo nước. Nước dùng được hầm từ xương heo, loại bỏ váng mỡ, cho thêm cà chua và các gia vị đặc trưng của miền Tây trong đó có lá giang. Thịt cá kèo săn chắc mà không hề bị nát, có vị ngọt thơm.

Cá kèo hay còn gọi là cá bống trắng, một loại cá đặc sản của miền Tây Nam Bộ. Cá kèo tươi sống đem sơ chế loại bỏ nhớt, chặt vây rồi để ráo nước.

2. Cá lóc nướng trui

Món cá này phổ biến đến nỗi từ lâu đã đi vào ca dao tục ngữ: “Bắt con cá lóc nướng trui/Làm mâm rượu trắng đãi người bạn xa”. Cá lóc nướng trui có mùi thơm rất đặc trưng tỏa ra từ vây cá, từng thớ thịt xen lẫn mùi hơi khen khét của da cá nướng. Cá nướng được ăn kèm rau sống cuốn bánh tráng, thêm mắm tỏi ớt chanh thì ngon tuyệt.

Cá lóc nướng trui có mùi thơm rất đặc trưng tỏa ra từ vây cá, từng thớ thịt xen lẫn mùi hơi khen khét của da cá nướng.

3. Canh chua cá bông lau

Món canh chua cá bông lau miền Tây có vị chua ngọt tự nhiên hài hòa, là món ăn ưa thích và trở thành đặc sản miền Tây. Cá bông lau thơm ngon, thịt khi chín có màu trắng, thịt chắc dẻ, ít xương, mùi vị thơm ngon, béo ngọt mà ít có thứ cá nào sánh được. Ăn canh chua cá bông lau với bún, rau, thêm chút ớt se se cay ngon hết ý.

Món canh chua cá bông lau miền Tây có vị chua ngọt tự nhiên hài hòa, là món ăn ưa thích và trở thành đặc sản miền Tây.

4. Đuông dừa

“Ai về miền đất xứ dừa/Nhớ đi thưởng thức đừng chừa món đuông”. Đó là câu ca dao giới thiệu về món đuông dừa, đặc sản nổi tiếng chỉ miền Tây Nam Bộ mới có. Đối với người dân miền Tây thì đuông dừa giống như một tặng vật của thiên nhiên, một đặc sản mà không phải lúc nào cũng có. Đuông dừa được chế biến thành nhiều món ngon như: đuông dừa nướng, đuông dừa ngâm mắm hay chiên bơ,…

Đối với người dân miền Tây thì đuông dừa giống như một tặng vật của thiên nhiên,

5. Chuột đồng

Đến với miền Tây, thưởng thức thịt chuột, nhâm nhi rượu đế giữa ghe thuyền trên sông nước là một trải nghiệm vô cùng thú vị.

Khi mùa gặt kết thúc cũng là lúc bắt đầu mùa săn chuột. Lúc này, chuột béo ú, lông bóng mượt, thịt rất thơm. Từ thịt chuột đồng, người dân miền Tây có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau, có thể là thịt chuột nướng rơm, chuột đồng quay lu, áp chảo, xào sả ớt, khía nước dừa, rô ti,…Thịt chuột nướng thơm phức, có vị ngọt, dai chắc như thịt gà và rất ít mỡ. Đến với miền Tây, thưởng thức thịt chuột, nhâm nhi rượu đế giữa ghe thuyền trên sông nước là một trải nghiệm vô cùng thú vị.

6. Lẩu mắm miền Tây

Lẩu mắm là “món ruột” vô cùng dân dã, bình dị của miền Tây Nam Bộ, là biểu tượng của vùng sông nước này. Trải qua bao đời phát triển, lẩu mắm trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa ẩm thực của người miền Tây.

Dù đi đâu về đâu, có lẽ không thể nào quên được cái hương vị đậm đà, ngọt ngọt, cay cay hòa quyện mùi thơm đặc trưng không lẫn vào đâu được của mắm. Được ấn tượng từ nước lẩu đậm đà, là sự kết hợp tinh tế của cá, cua, mực, bò, heo cùng hương vị mắm đỉnh cao, thêm vào đó là các loại rau. Dường như bất cứ ai thưởng thưc món này đều cảm nhận được cái ngon của cá, tôm, mực, cái hương, cái vị và cái thẩm mỹ trong con người Nam Bộ qua cách nấu một nồi lẩu mắm.

Lẩu mắm là “món ruột” vô cùng dân dã, bình dị của miền Tây Nam Bộ, là biểu tượng của vùng sông nước này.

7. Lẩu cá linh bông điên điển

Cá linh được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa hoa điên điển nở vàng khoe sắc các mé sông. Cái ngon độc đáo của món ăn này là nhờ vị chua chua, giòn ngọt, thơm thơm kèm hương vị rất đặc biệt, có độ giòn, thơm, bùi béo, lại nồng của hoa điên điển. Món này được ăn cùng bún tươi hoặc cơm nóng, thêm chút nước mắm ngon và ớt để chấm cá.

Cá linh được xem là đặc sản của mùa nước nổi và đây cũng là mùa hoa điên điển nở vàng khoe sắc các mé sông.

8. Gỏi sầu đâu

Gỏi sầu đâu được làm từ cây sầu đâu, hay còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loại cây mọc hoang, lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng. Lá sầu đâu có thể được chế biến thành nhiều món ăn, đặc biệt là gỏi sầu đâu. Vị đắng dìu dịu của sầu đâu và vị mặn, ngọt, dai dai của cá hòa quyện với nhau càng làm cho khẩu vị thăng hoa nhờ mùi vị đặc trưng, lạ miệng hoàn toàn không giống với bất cứ loại gỏi nào.

Gỏi sầu đâu được làm từ cây sầu đâu, hay còn gọi là cây xoan ăn gỏi, một loại cây mọc hoang, lá sầu đâu nhỏ, dài và mỏng.

9. Cá kèo kho tộ

Cá kèo kho tộ được xem là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Thịt cá kèo săn chắc, béo ngậy, hòa quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành. Cá kèo kho tộ có vị đặc trưng rất riêng của nó. Chính cái vị đắng của mật, vị béo của ruột gan cá và vị ngọt của thịt cá làm nên sức hấp dẫn cho món đặc sản trứ danh miền Tây Nam Bộ.

Cá kèo kho tộ được xem là món ăn đặc trưng của Nam Bộ. Thịt cá kèo săn chắc, béo ngậy, hòa quyện với vị cay nồng của tiêu, của ớt, thêm vị thơm của hành.

10. Canh gà lá giang

Canh gà lá giang là một trong những món ăn phổ biến trong các gia đình miền Tây Nam Bộ, được ưa chuộng bởi vị chua chua ngọt ngọt của nó, vừa đậm đà lại vô cùng lạ miệng. Trong những ngày thời tiết mát mẻ, ăn canh gà nấu lá giang với cơm nóng hay bún sẽ rất ngon miệng. Lá giang không chỉ thơm ngon mà còn có tác dụng giúp chống khuẩn, giải nhiệt bữa ăn, giúp thanh mát cơ thể.

Canh gà lá giang là một trong những món ăn phổ biến trong các gia đình miền Tây Nam Bộ,
Comments (0)
Add Comment