1. Vatican
Vatican là một trong những quốc gia nhỏ nhất thế giới và cũng là quốc gia có số dân ít nhất trên thế giới khoảng 1.000 người. Vatican nằm trên ngọn đồi Vatican ở phía tây bắc của Rome và cách phía tây sông Tiber vài trăm mét. Vatican có diện tích khoảng 0.44 km2 và có đường biên giới dài 3.2 km.
Vatican được thành lập năm 1929 theo Hiệp ước Laterano, với tư cách là hậu thân của quốc gia Giáo hoàng. Đứng đầu nhà nước là người đứng đầu giáo hội công giáo, Giáo hoàng. Vatican tuy nhỏ bé và có dân số ít nhất trên thế giới nhưng Vatican lại là một quốc gia rất hùng mạnh. Nguồn ngân sách chủ yếu của Vatican là lấy từ đóng góp của các nhà thờ công giáo trên thế giới và từ việc phát hành các ấn phẩm và du lịch.
2. Antigua và Barbuda
Antigua và Barbuda là một quốc đảo nằm ở phía đông biển Caribbean, phía nam quần đảo Windward trong quần đảo Lesser Antilles, gồm 2 đảo chính là Antigua và Barbuda, với diện tích 442 km2. Năm 1981, Antigua và Barbuda trở thành quốc gia độc lập thứ 32 của châu Mỹ la tinh.
Quốc gia này có dân số khoảng 7.000 người. Dân cư phân bố không đều. Barbuda là một đảo san hô có khoảng 2.000 người, đảo Redindak không có người ở, phần còn lại dân cư sống tại thủ đô Saint John’s thuộc đảo Antigua.
Kinh tế của Antigua và Barbuda chủ yếu dựa vào du lịch, vì ở đây có rất nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch. Các đảo đá vôi trên các đảo không có nguồn tài nguyên khoáng sản và năng lượng, đất đai cũng ít màu mỡ và không có sông.
3. Tuvalu
Tuvalu là một đảo quốc nằm giữa Hawaii và Úc, bao gồm các đảo ngầm và đảo san hô và rừng rậm. Tuvalu có diện tích 26 km2, là 1 trong 4 quốc gia có diện tích nhỏ nhất thế giới với dân số khoảng 11.000 người. Năm 1978, Tuvalu giành được độc lập từ Vương quốc Anh. Hiện nay, Tuvalu là một nước thuộc Liên hiệp Anh. Kinh tế của Tuvalu chủ yếu dựa vào đánh bắt cá và trồng cây lương thực, đất đai ở đây ít màu mỡ, ít tài nguyên khoáng sản.
4. Nauru
Nauru là một quốc đảo tại Micronesia thuộc Thái Bình Dương, nằm phía đông bắc nước Úc, với diện tích 21 km2- nhỏ thứ 3 trên thế giới về diện tích và là nước cộng hòa nhỏ nhất trên thế giới. Dân số Nauru khoảng 15.000 người và là quốc gia duy nhất trên thế giới không có thủ đô.
Năm 1968, Nauru được thành lập sau khi bị nhiều quốc gia xâm lược và thôn tính như Đức, Anh, New Zealand, Nhật Bản. Nguồn thu duy nhất của Nauru là xuất khẩu phân bón (phân từ gà và chim). Nền kinh tế đạt đỉnh điểm vào năm 1980 dựa vào nguồn tài nguyên phot phat. Quốc phòng và ngoại giao của Nauru là do Australia bảo hộ.
5. Palau
Palau là một đảo quốc nằm ở Thái Bình Dương, cách Philippines 500 dặm về phía đông, cách Nhật Bản 2.000 dặm về phía Nam. Palau dường như bị cô lập tại trung tâm Thái Bình Dương. Là một đất nước được Liên Hiệp Quốc công nhận sau thời gian dài chịu sự quản lý của Hoa Kỳ. Palau là một trong 4 quốc gia có dân số thấp nhất thế giới với diện tích 459 km2, dân số xấp xỉ 20.000 người.
6. Cộng hòa San Marino
Cộng hòa San Marino có tên đầy đủ là Cộng hòa Đại bình yên San Marino, nằm ở phía đông bắc nước Ý, thuộc khu vực Nam Âu, phía Bắc, Tây và Đông giáp tỉnh Rimini, phía Nam giáp tỉnh Pesaro và Urbino của nước Ý. Hầu hết lãnh thổ của San Marino trải dài trên sườn núi Titano. Là một trong những quốc gia nhỏ ở châu Âu, San Marino có diện tích 61 km2, dân số khoảng 30.000 người.
San Marino được thành lập năm 301 trước Công nguyên bởi một Thiên chúa giáo có tên Marino và được công nhận nền độc lập từ năm 1631. Đây là một trong những nước cộng hòa độc lập lâu đời nhất trên thế giới. San Marino có khí hậu Địa Trung Hải, mùa đông ẩm và mát, mùa hè nóng và khô. Kinh tế San Marino chủ yếu dựa vào nông nghiệp và du lịch. Hàng năm, San Marino đón hàng triệu lượt khách du lịch đến nghỉ mát, tuần trăng mật. Nhờ đó, San Marino là nước có thu nhập cao trên thế giới.
7. Liechtenstein
Liechtenstein là một quốc gia nhỏ với diện tích 160 km2, được bao quanh bởi các nước không giáp biển ở Tây Âu. Quốc gia này gồm một phần đất nhỏ ở vùng trung tâm đỉnh Alpes và vùng đất bồi, phía bờ sông Rhine. Chiều dài của đất nước Liechtenstein là khoảng 24 km2. Dân số của Liechtenstein khoảng 35.000 người và dân cư ở đây có mức sống cao ở trên thế giới. Hoàng tử Liechtenstein là một trong 6 vị vua giàu nhất thế giới.
8. Monaco
Monaco là một quốc gia nhỏ bé thứ 2 trên thế giới, thuộc châu Âu, có 3 mặt tiếp giáp với nước Pháp và một mặt còn lại giáp với Địa Trung Hải. Trung tâm của Monaco cách Ý khoảng 16 km. Quốc gia này có diện tích 1,98 km2, với dân số năm 2011 là xấp xỉ 36.000 người. Đây là nước có mật độ dân cư cao nhất thế giới. Ngoài ra, Monaco còn là đất nước có tuổi thọ cao nhất thế giới và có tỉ lệ thất nghiệp thấp nhất thế giới.
Sau nhiều lần lấn biển thì tổng diện tích của Monaco hiện nay là 2,05 km2. Nền kinh tế của Monaco chủ yếu dựa vào công nghiệp như sản xuất nước hoa, hóa chất, xây dựng, điện tử, du lịch, trong đó, các dịch vụ ngân hàng và sòng bạc được thành lập từ năm 1862. Ngôn ngữ chính của Monaco là tiếng Pháp vì phần lớn dân cư Monaco là người Pháp, người Monaco bản địa chỉ chiếm số ít trên đất nước của mình. Giáo hội chính của người
9. Liên bang Saint Kitts & Nevis
Liên bang Saint Kitts & Nevis là một quốc đảo gồm 2 đảo St. Kitts (176 km2) và đảo Nevis (93 km2), nằm trong quần đảo Leeward, với tổng diện tích là 269 km2 và dân số khoảng 42.000 người. Đất nước này giành độc lập từ Vương quốc Anh vào năm 1983. Nền kinh tế của quốc gia này dựa vào du lịch, ngoài ra, nông nghiệp và các ngành công nghiệp sản xuất khác cũng khá phát triển. Hàng năm, Liên bang Saint Kitts & Nevis đón hàng nghìn lượt khách đến tham quan, nghỉ mát trên đảo.
10. Quần đảo Marshall
Quần đảo Marshall thuộc quần đảo Micronesia ở châu Đại Dương, cách quần đảo Hawaii khoảng 3.500 km về phía tây nam. Quần đảo Marshall có diện tích bề mặt ít hơn 175 dặm vuông, với dân số khoảng 69.000 người; Có khoảng 29 đảo san hô vòng bao gồm 1.156 hòn đảo cá nhân và đảo nhỏ, trong đó có 24 đảo có người sinh sống và 5 hòn đảo cô lập.
Đất nước này thành lập một chính phủ tự trị vào năm 1986 theo ký kết Thỏa ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ nhưng nhận sự giúp đỡ về kinh tế và quân sự của Hoa Kỳ (khoảng 65 triệu USD/năm). Kinh tế của Marshall chủ yếu dựa vào đánh bắt cá trên biển, dừa, du lịch và viện trợ của Hoa Kỳ. Các loại cây nông nghiệp như khoai sọ, sa kê, dừa chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước.