1. Xác định rõ sản phẩm, dịch vụ
Sản phẩm hay dịch vụ của bạn được phục vụ như thế nào? Đó có phải là cái mà khách hàng của bạn thực sự muốn mua không? Có thể bạn đang bán các phần mềm công cụ cho web nhưng khách hàng của bạn lại đang muốn mua các sản phẩm nâng cao hiệu suất, gia tăng hiệu quả và tiết kiệm chi phí. Nếu bạn đang cung cấp khá nhiều loại sản phẩm và dịch vụ thì cái nào là cái dễ khuếch trương nhất hiện nay?
2. Xác định rõ thị trường mục tiêu
Bất cứ ai cũng có thể trở thành khách hàng tiềm năng của bạn. Tuy nhiên, bạn sẽ không có đủ thời gian cũng như tiền bạc để tiếp cận tất cả mọi đối tượng. Vậy thì khách hàng lý tưởng của bạn sẽ là ai? Ai sẽ là người đáng để bạn đầu tư thời gian cũng như tiền của để quảng bá sản phẩm? Bạn có thể xác định những khách hàng lý tưởng của mình theo phương diện thu nhập, tuổi tác, khu vực địa lý, số nhân viên, doanh thu, ngành nghề…
3. Hiểu rõ đối thủ cạnh tranh
Ngay cả khi không có đối thủ nào trực tiếp cạnh tranh với dịch vụ của bạn thì vẫn luôn có một sự ganh đua ở dạng thức nào đó. Sẽ có một cái gì đó bên cạnh sản phẩm của bạn đang cạnh tranh “hầu bao” các khách hàng tiềm năng của bạn. Bạn cần tìm hiểu xem đó là gì và tại sao các khách hàng tiềm năng lại chịu “dốc túi” cho nó? Đâu là lợi thế cạnh tranh hay khẳng định bán sản phẩm độc đáo của bạn?
4. Tăng cường sự ghi nhận của khách hàng đối với sản phẩm
Sẽ là rất khó để một khách hàng tiềm năng có thể mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn khi họ thậm chí còn không biết hay không nhớ rằng có loại sản phẩm, dịch vụ đó tồn tại trên đời. Nói chung, một khách hàng tiềm năng cần phải tiếp xúc với sản phẩm của bạn từ 5 đến 15 lần trước khi họ nảy ra ý định sử dụng hàng của bạn lúc có nhu cầu. Các nhu cầu thường phát sinh khá ngẫu nhiên, do đó, bạn gần như phải thường xuyên có mặt trước khách hàng của bạn lúc họ nhớ ra sản phẩm của bạn khi có nhu cầu.
5. Gây dựng sự tín nhiệm
Khách hàng không chỉ cần biết tới sản phẩm hay dịch vụ của bạn, họ cũng cần phải có quan điểm tích cực về nó. Các khách hàng tiềm năng phải thấy tin tưởng là bạn sẽ cung cấp hàng hoá đúng như những gì bạn đã nói. Thường thì với những khách hàng lớn, bạn cần cho họ cơ hội được dùng thử, nếm thử các sản phẩm, dịch vụ của bạn theo một cách nào đó.
6. Kiên trì
Bạn cần tỏ ra kiên trì trong mọi cách và mọi việc bạn làm. Điều này bao gồm thái độ chăm chút của bạn tới các vật liệu phụ kiện, các thông điệp bạn gửi tới khách hàng và chất lượng chăm sóc khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm. Kiên trì, bền bỉ là yếu tố quan trọng hơn cả việc bạn cung cấp ra loại sản phẩm tốt nhất.
7. Tập trung cao độ
Chiến lược tập trung sẽ cho phép bạn tận dụng tối đa, hiệu quả các nguồn thời gian và tài chính vốn không quá dồi dào. Bạn sẽ thu về khoản ngân sách chi cho quảng bá sản phẩm lớn hơn rất nhiều nếu bạn dùng chúng để quảng cáo một loại sản phẩm trong một thị trường mục tiêu đã được thu hẹp và tiếp tục quảng cáo sản phẩm này trong thị trường đó liên tục một thời gian.
8. Tìm kiếm lượng truy cập cho trang web của bạn
Càng nhiều người truy cập vào trang web của bạn thì cơ hội bán được hàng càng nhiều hơn. Nhưng quan trọng hơn trang web của bạn phải được đọc bởi những người thật sự có nhu cầu mua món hàng nằm trong phân khúc thị trường của bạn. Để hoạch định chiến lược marketing online hiệu quả và đến được với khách hàng, bạn có rất nhiều cách. Bạn có thể áp dụng việc tối ưu hóa trang web cho công cụ tìm kiếm (SEO-Search Engine Optimization) cho đến quảng cáo trực tuyến, làm nội dung đánh giá sản phẩm bằng video gửi lên Youtube, tiếp thị qua email, qua mạng xã hội Facebook… Để không tốn nhiều công sức lẫn thời gian, bạn cần có chiến lược hợp lý và dùng các công cụ hiệu quả nhất trên thế giới hiện nay.
9. Bán hàng, thu tiền
Mục đích cao nhất khi hoạch định chiến lược marketing online hiệu quả vẫn là nhằm bán được càng nhiều hàng càng tốt và nhận đủ số tiền thanh toán của khách. Sẽ không có ích gì nếu bạn sở hữu một trang web thật đẹp với nhiều nội dung hay nhưng không có mấy người chọn mua hàng và thanh toán tiền cho bạn. Nói như thế để nhấn mạnh tính quan trọng của bước 1: chọn đúng thị trường là bạn nắm chắc được cơ hội thành công. Tiếp theo bạn cần hiểu rõ tính năng của hàng hóa, chế độ bảo hành ra sao. Bên cạnh đó việc thanh toán dễ dàng và thuận lợi với đại đa số người sử dụng internet sẽ giúp bạn tăng tỉ lệ bán hàng thành công.
10. Theo dõi hiệu quả kinh doanh và cập nhật chiến lược
Bước cuối cùng để chốt lại việc hoạch định chiến lược marketing online hiệu quả là theo dõi kết quả của bốn bước kể trên, từ đó áp dụng các thủ thuật tiếp thị mới. Bạn cần có các phần mềm thích hợp để lọc ra thống kê hiệu quả kinh doanh, lưu lượng cập nhật trang web, tỉ lệ chuyển sang mua hàng… Khả năng theo dõi mức độ hiệu quả trang web kinh doanh trực tuyến là một trong những yếu tố chính giúp tiếp thị internet vượt trội so với tiếp thị truyền thống. Sau khi đã có số liệu đo lường hiệu quả hoạt động, bạn dễ dàng nhận ra yếu tố nào trong chuỗi hoạch định chiến lược marketing online là thành công và không thành công. Từ đó bạn điều chỉnh kế hoạch tiếp thị sao cho thật tiết kiệm chi phí trong khi hiệu quả mang lại ở mức cao nhất.
Qua những điều trên bạn có thể dễ dàng nhận thấy tầm quan trọng của Marketing Online và hiệu quả mà nó mang lại cho các shop kinh doanh. Đây là những phương pháp marketing online đơn giản, hiệu quả và chi phí thấp. Nó giúp công ty của bạn dần dần có chỗ đứng trên thị trường kinh doanh online.