1. Ngũ cốc
Các loại ngũ cốc là nguồn cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể. Nó thành phần chính trong mọi bữa ăn. Nó là thực phẩm đầu tiên trẻ sơ sinh có thể ăn được.
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, đa số các gia đình Việt Nam thường cho bé ăn bột nấu chín hoặc cháo loãng từ gạo tẻ.
Ngoài ra, khi trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ ăn bột yến mạch, các loại quả hạch, bột gạo nếp, bột đậu, bánh mì,…
2. Quả bơ
Bơ là một loại quả luôn dẫn đầu về hàm lượng dinh dưỡng. Không chỉ rất giàu chất béo có lợi mà còn chứa đường, đạm, vitamin B, vitamin C và chất khoáng như canxi, magie, kẽm, phốt pho, sắt, kali,…
Nó cũng nhiều chất xơ và mềm, giúp trẻ tiêu hóa dễ dàng.
Giống như chuối, nó là một loại thực phẩm giúp trẻ ăn dặm tăng cân nhanh chóng, thích hợp trong các bữa ăn phụ.
Bạn nên cho trẻ ăn bơ sau khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.
3. Cá
Cá là thực phẩm rất giàu chất béo, đạm và các vi khoáng như : sắt, canxi, vitamin D,…
Đặc biệt là các loại cá béo như cá hồi, cá thu, cá ngừ rất giàu omega 3, tốt cho sự phát triển của não trẻ sơ sinh.
Phải sau 8 tháng bạn mới nên cho trẻ ăn cá, trước đó để cung cấp lượng chất béo hoặc đạm, bạn nên dùng trứng, thịt gà, thịt lợn hoặc thịt bò.
4. Bông cải xanh
Ngoài ra nó cũng cung cấp các chất khoáng tốt cho bé như : sắt, canxi, magie, phốt pho, kali, kẽm, selen,…
Nó chứa nhiều DHA tốt cho sự phát triển của não, nó cũng chứa nhiều thành phần chống ung thư đã được chứng minh.
Bạn nên cho trẻ ăn bông cải xanh và các rau xanh khác khi trẻ được 6 tháng tuổi.
5. Trứng.
Trứng là một thực phẩm cực kì giàu protein và chất béo, giúp trẻ ăn dặm tăng cân nhanh chóng.
Nó cũng là an toàn nhất so với các loại thực phẩm khác vì nguy cơ nhiễm độc do dùng các thuốc như thuốc bảo quản, thuốc kích thích tăng trưởng, thuốc trừ sâu,….là rất thấp.
Nó cũng rất dễ sử dụng, nhiều cách chế biến và bảo quản được lâu.
Tuy nhiên do lượng choleteron và mỡ cao, khó tiêu hóa vì vậy không nên ăn quá 1-2 quả/ ngày. Với trẻ sơ sinh, chỉ nên cho trẻ ăn lòng đỏ khi đã được 7 tháng tuổi, lòng trắng trứng thì phải sau 9 tháng tuổi để tránh dị ứng.
6. Chuối.
Chuối rất nhiều calo, đường, vitamin A, B1, B2, B6, B12, C, D, E và các vi khoáng như magie, kali, sắt, phospho, fluor, iốt.
Nó mềm, tiện sử dụng và thích hợp cho một bữa ăn nhẹ. Trẻ ăn dặm tăng cân nhanh nếu được ăn chuối mỗi ngày.
Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều, với trẻ ăn dặm thì chỉ nên ăn tối đa nửa quả mỗi ngày và khi trẻ đã được 6 tháng tuổi.
7. Thịt gà.
Thịt gà là một thực phẩm chứa nhiều chất béo và chất đạm. Ngoài ra còn có các vitamin A, B1, B2, C, E, a-xít, can-xi, phốt pho, sắt, cực kì tốt cho trẻ sơ sinh tập ăn dặm.
Các loại súp hoặc cháo gà rất dễ tiêu hóa, mát và cực kì bổ dưỡng. Nó không chỉ giúp trẻ ăn dặm tăng cân nhanh mà còn giúp hồi phục sức khỏe sau khi ốm bệnh.
Bạn nên cho trẻ bắt đầu ăn thịt gà từ sau 6 tháng tuổi.
8. Rau chân vịt.
Rau chân vịt ( hay còn gọi là rau bina, cải bó xôi, bắp xôi, rau nhà chùa) là một siêu thực phẩm, đứng đầu về dinh dưỡng trong các loại rau xanh.
Nó chứa nhiều vitamin thiết yếu đối với cơ thể như: A, K, D, E và một loạt các khoáng chất. Ngoài ra, loại rau này là một nguồn axit béo thực vật omega 3 dồi dào (chất béo này tốt cho sự phát triển trí tuệ).
Cũng như các rau xanh khác, bạn nên cho trẻ ăn sau khi đã được 5 tháng tuổi.
9. Cà rốt.
Càrốt là một loại củ rất giàu beta caroten (tiền vitamin A). Nó giúp cơ thể nâng cao hệ miễn dịch, phòng ngừa các bệnh do nhiễm vi khuẩn, virus rất tốt.
Tuy nhiên cũng không nên ăn quá nhiều cùng lúc, 1 tuần chỉ nên ăn 2-3 lần là đủ, để tránh táo bón hoặc ngộ độc do thừa vitamin A. Ngoài nên ăn cùng với chất béo để dễ hấp thu hơn.
Bạn có thể bắt đầu cho trẻ ăn cà rốt từ sau 6 tháng tuổi.
10. Sữa chua.
Sữa chua có nhiều chất béo, đạm, đường và các khoáng chất như canxi, vitamin C, vitamin D, kẽm,…Không những thế nó còn chứa các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường sức đề kháng.
Tuy nhiên, chỉ nên cho trẻ ăn sữa chua khi trẻ đủ 8 tháng tuổi, vì nếu cho ăn quá sớm có thể gây dị ứng hoặc tiêu chảy.
Chế độ dinh dưỡng là yếu tố chủ đạo giúp trẻ tăng cân nhanh chóng, vì vậy lời khuyên tốt nhất là nên cho trẻ ăn đa dạng các loại thực phẩm. Mỗi loại thực phẩm đều có giá trị dinh dưỡng riêng, phải kết hợp sao cho cân bằng, không nên chỉ chú trọng một loại nào đó. Chúc bạn nuôi con khỏe mạnh!