11 thực phẩm gây sảy thai, sinh non bà bầu cần tuyệt đối tránh

11 loại thực phẩm dưới đây nếu bà bầu quá lạm dụng trong thai kỳ có thể làm tăng nguy cơ sảy thai hoặc sinh non.

1. Dứa

Trong dứa có hoạt chất bromelain sẽ làm mềm, kích thích các cơn co thắt tử cung gây sảy thai nếu bà bầu lạm dụng trong 3 tháng đầu. Ngoài ra dùng nhiều dứa còn khiến bà bầu bị dị ứng, tiêu chảy.

Ảnh Internet

Do đó, dứa là một trong những thực phẩm gây sảy thai bà bầu nên hạn chế sử dụng. Thời điểm dùng dứa tốt nhất là những ngày cuối thai kỳ, sẽ làm cổ tử cung mềm, khiến quá trình vượt cạn nhanh hơn.

2. Đu đủ xanh

Nhiều nghiên cứu cho thấy trong đu đủ xanh hoặc chưa chín hẳn chứa rất nhiều enzymes và mủ gây co thắt tử cung, hậu quả là sảy thai. Nguy hiểm hơn, trong đu đủ xanh còn chứa prostaglandin và oxytocin là những hormone cơ thể bà bầu tiết ra để chuẩn bị cho phút giây ra đời của đứa trẻ.

Ảnh Internet

Vì thế nếu lạm dụng đu đủ xanh trong thai kỳ, nhất là 3 tháng đầu thì bà bầu rất dễ phải đối mặt với nguy cơ sảy thai.

3. Quả nhãn

Nhãn là loại quả phổ biến vào mùa hè, nhãn có vị ngọt, ấm nên những người bị nóng trong không nên ăn.

Ảnh Internet

Phụ nữ mang thai đa số bị nóng trong, táo bón… do đó không nên ăn quá nhiều nhãn để tránh nguy cơ tăng khí nóng trong người, dẫn đến tình trạng động thai, ra huyết âm đạo, đau tức bụng dưới nguy hiểm có thể tổn thương thai khí, gây ra sảy thai.

4. Táo mèo

Đây là loại trái cây phổ biến ở vùng Tây Bắc, có vị chua, chát thường dùng để làm thuốc, ngâm rượu nhưng lại là thực phẩm gây sảy thai. Theo nhiều nghiên cứu, táo mèo có tác dụng tạo ra hưng phấn, kích thích các cơn co thắt tử cung, rất dễ gây sảy thai và sinh non.

Ảnh Internet

5. Mướp đắng

Mướp đắng là loại quả có nhiều tác dụng tốt đối với sức khỏe con người nhưng bà bầu nên cân nhắc khi sử dụng mướp đắng trong thai kỳ. Bởi vị đắng của mướp đắng dễ gây kích thích dạ dày, co bóp tử cung, xuất huyết, sảy thai. Nhiều chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến cáo rằng những phụ nữ cho con bú cũng không nên dùng mướp đắng vì một số thành phần không tốt cho sức khỏe của trẻ sẽ được truyền qua sữa mẹ.

Ảnh Internet

6. Rau ngải cứu

Ngải cứu là một loại rau có tác dụng lưu thông khí huyết, giảm đau, giảm nhức mỏi. Ngải cứu kết hợp với một số vị thuốc khác được sử dụng cho những người bị động thai, sảy thai liên tiếp.

Tuy nhiên, vì có tác dụng lưu thông khí huyết nên nếu bà bầu ăn quá nhiều ngải cứu trong 3 tháng đầu thai kỳ thì dễ phải đối mặt với nguy cơ co thắt tử cung, chảy máu, dẫn đến sảy thai hoặc sinh non.

7. Rau ngót

Trong Dược thư quốc gia có ghi “không dùng papaverin cho người có thai” mà trong rau ngót lại chứa chất papaverin – có tác dụng làm giãn cơ trơn.

Ảnh Internet

Vì thế, nếu sử dụng quá 30g lá rau ngót tươi sẽ có hiện tượng giãn cơ trơn tử cung, nguy cơ sảy thai khá cao.

Do đó, những bà bầu đã có tiền sử sảy thai, sinh non, hiếm muộn nên hạn chế ăn rau ngót, đặc biệt là rau ngót sống.

8. Rau răm

Rau răm có vị cay nồng, thơm hắc, tính ấm nên thường được dùng chung với những món mang tính hàn để giúp tán hàn, tiêu thực, ấm bụng.

Tuy nhiên với bà bầu trong 3 tháng đầu thai kỳ nếu thường xuyên sử dụng rau răm dễ dẫn đến mất máu, co thắt tử cung dẫn đến sảy thai.

9. Rau sam

Rau sam vị chua, tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết giải độc, giàu vitamin và khoáng chất.

Ảnh Internet

Tuy nhiên, nước ép rau sam đã được chứng minh có tác dụng kích thích tử cung, làm tăng mức độ co bóp tử cung, rất dễ dẫn đến lưu thai, sảy thai, sinh non.

10. Cà phê

Một lượng caffein vừa phải sẽ không gây ảnh hưởng quá nhiều khi mang thai nhưng nếu tỉ lệ này quá cao thì sẽ làm tăng nguy cơ sảy thai. Các bác sĩ sản khoa khuyến cáo rằng, phụ nữ có thai hoặc đang mong muốn có thai nên dùng tối đa 200mg caffein mỗi ngày.

Ảnh Internet

Bạn nên nhớ rằng, caffein không chỉ có trong mỗi cà phê mà còn tồn tại trong cả soda, sô cô la, trà và nhiều đồ uống khác nữa.

11. Mộc nhĩ

Mộc nhĩ có tác dụng tuần hoàn và chống đông máu không tốt cho bà bầu có thai vị không ổn định. Bên cạnh đó nếu không biết cách chế biến mộc nhĩ có thể bị ngộ độc ảnh hưởng tới sức khỏe cả mẹ và thai nhi.

Nguồn: khoahoc

Comments (0)
Add Comment