1. Giúp trẻ không sốt khi mọc răng
Với hầu hết mọi trẻ em, khi chiếc răng đầu tiên nhú lên sẽ gây sốt. Theo kinh nghiệm dân gian, khi trẻ đủ 3 tháng 10 ngày mẹ giã nhuyễn lá hẹ, vắt lấy nước cốt và thoa lên lợi trẻ sẽ giúp trẻ không bị sốt khi mọc chiếc răng đầu tiên và cả những lần sau.
2. Trị tiêu chảy
Dùng cà rốt nấu nước cho trẻ uống cũng có tác dụng cầm tiêu chảy hiệu quả. Hoặc không, mẹ rang gạo thật vàng sau đó nấu nước cho trẻ uống thay nước cũng rất hiệu nghiệm, vừa bù mất nước vừa có tác dụng trị tiêu chảy.
3. Giảm đau khi mọc răng
Trước khi răng mọc lên trẻ sẽ bị sốt, sau khi chiếc răng nhú lên trẻ sẽ phải đối diện với những cơn đau ở phần răng mới nhú. Việc nên làm là mẹ cho 1 chiếc thìa inox vào tủ mát vài phút rồi dùng chiếc thìa này áp vào chỗ răng đau của trẻ, hơi lạnh sẽ giúp bé giảm đau, dễ chịu hơn.
4. Chữa đầy hơi cho trẻ
Trẻ ăn no chướng bụng, đầy hơi khó chịu thường hay quấy khóc, mẹ hãy massage nhẹ nhàng vùng bụng cho trẻ theo theo chiều kim đồng hồ, từ trong ra ngoài trong khoảng 5 – 10 phút. Cách này vừa giúp bé dễ chịu, giảm đau vừa chữa đầy hơi hiệu quả.
5. Cho trẻ ăn trái cây chứa nhiều vitamin C giúp tăng sức đề kháng
Các loại trái cây chứa nhiều vitamin C nhất là cam, quýt… Mỗi ngày cho trẻ uống một cốc nhỏ nước cam sẽ rất tốt cho sức khỏe trẻ đấy!
6. Chữa táo bón cho trẻ sơ sinh
Trẻ sơ sinh nếu ăn uống bình thường và quá 5 ngày vẫn chưa đi “nặng” được là trẻ bị táo bón. Mẹ hãy dùng một chiếc tăm bông thấm mật ong đã pha loãng với ít nước và ngoáy nhẹ vào hậu môn trẻ từ 3 – 5 phút (nhớ là đưa hết phần bông gòn trên đầu tăm vào thôi nhé, không ngoáy sâu vào bên trong) trẻ sẽ đi “nặng” ngay sau đó.
Để tránh tình trạng bón ở trẻ, mẹ nên massage bụng thường xuyên cho trẻ, đồng thời mẹ nên hạn chế ăn những thực phẩm thiếu chất xơ, khô khan để tránh ảnh hưởng đến sữa cho bé bú.
7. Trị tật đái dầm
Mẹo hay trị bệnh cho trẻ là: dùng lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát cho thêm ít nước vào nấu sôi, lọc lấy nước cho trẻ uống ngày hai lần, mỗi lần cách nhau 10 phút. Ngoài áp dụng bài thuốc rau ngót trên, mẹ cũng nên lưu ý trước khi đi ngủ khoảng 1 tiếng mẹ không nên cho trẻ uống nước, uống sữa đồng thời nhắc trẻ đi tè trước khi ngủ.
8. Chữa tưa lưỡi cho trẻ
Mẹ rửa tay sạch sẽ bằng xà bông diệt khuẩn sau đó dùng tay út quấn miếng gạt nhỏ, thấm nước muối sinh lý lau nhẹ khoang miệng trẻ từ trong ra ngoài. Hoặc không có thể dùng rau bù ngót rửa sạch, giã nhuyễn và làm sạch lưỡi cho bé từ trong ra ngoài. Mỗi ngày làm cho trẻ 2 – 3 lần vào buổi sáng và trước khi đi ngủ.
9. Đắp chanh tươi hạ sốt
Cách này được dùng khi trẻ sốt khoảng 37,5 – 38 độ chưa đến mức phải dùng thuốc hạ sốt. Sau khi lau trán, nách, bẹn cho trẻ bằng khăn ấm, mẹ cắt chanh thành những lát mỏng đắp lên trán, chà tay chân, sống lưng cho trẻ để nhanh hạ sốt. Lưu ý mẹ không đắp chanh lên vùng da bị xước, tổn thương khiến trẻ khó chịu nhé!
10. Khi trẻ bị co giật vì sốt cao
Sốt cao rất dễ gây co giật, bé cắn lưỡi rất nguy hiểm. Mẹ hãy dùng một cái khăn sạch, mềm và đưa vào miệng trẻ sau đó cho trẻ nhập viện lập tức.
11. Khi trẻ bị bỏng
Trẻ bị bỏng nước sôi bạn cần làm dịu vết bỏng của trẻ ngay lập tức bằng cách ngâm vùng bị bỏng của trẻ bằng nước lạnh, sau đó tùy mức độ nặng nhẹ của trẻ mà quyết định xem có nên cho trẻ đi bệnh viện không. Tuyệt đối không dùng nước mắm, kem đánh răng thoa lên vết bỏng của bé nhé, có thể khiến vết bỏng nhiễm trùng nặng hơn đấy!
12. Bé bị hóc xương cá
Bạn cần dùng đèn pin kiểm tra xem bé bị hóc xương ở mức độ nặng hay nhẹ. Nếu nhẹ bạn có thể dùng mẹo sau: dùng tép tỏi, hoặc tiêu đưa gần sát lỗ mũi trẻ, nghe những mùi này trẻ sẽ hắt hơi lập tức và khạc xương cá ra ngoài. Trường hợp nặng cần cho bé nhập viện để bác sĩ dùng dụng cụ chuyên môn gắp xương ra.
13. Giảm ho cho trẻ
Với những trẻ mới chớm ho mẹ có thể áp dụng các bài thuốc trị ho theo dân gian như dùng tắc chưng mật ong, gừng mật ong, chanh đào mật ong… thay vì dùng kháng sinh. Tuy nhiên để cắt cơn ho nhanh chóng, trước khi ngủ mẹ nên bôi dầu tràm hoặc dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân trẻ và massage nhẹ nhàng, sau đó đeo vớ chân để giữ ấm cho trẻ.
14: Trị hăm tã
Mẹ rửa sạch vùng da bị hăm tã sau đó lau khô bằng khăn mềm, sạch. Trải dưới mông bé một tấm giấy thấm, mẹ rửa sạch tay và đổ ít dầu dừa ra lòng bàn tay rồi xoa nhẹ lên vết hăm của trẻ chừng 10 – 15 phút, hôm sau bé sẽ đỡ ngay.
15. Trị tật mút tay
Khi bàn tay ở không trẻ sẽ ngứa ngáy và đưa lên mút. Theo đó, hãy làm cho bàn tay trẻ luôn bận rộn với các món đồ chơi. Đồng thời khi thấy bé mút tay mẹ nên kéo tay trẻ ra ngay lập tức rồi nhẹ nhàng đánh yêu vào tay trẻ, trẻ sẽ biết đó là hành động sai và bỏ hẳn tật xấu này.
16. Bé bị chảy máu cam
Theo kinh nghiệm dân gian, nếu bé bị chảy máu cam lập tức phải ngửa mặt lên trời. Đây là cách xử lý phản khoa học vì có thể khiến máu chảy ngược xuống thực quản gây ngạt. Cách xử lý đúng mẹ nên để bé cúi đầu và bịt mũi trẻ lại, yêu cầu trẻ thở bằng miệng. Nếu chảy máu cam thông thường sau 10 phút bé sẽ hết.
17. Trẻ hóc dị vật
Khi trẻ bị hóc dị vật, mẹ nên đặt bé nằm sấp trên đùi, đầu chúc xuống và hướng về phía trước. Mẹ khum bàn tay lại và vỗ dứt khoát từ 7 – 10 cái ở phần giữa xương bả vai để bé nôn, khạc dị vật ra ngoài.
18. Mắt hay đổ ghèn
Mắt trẻ sơ sinh hay đổ ghèn ngoài việc dùng nước muối sinh lý rửa mắt hàng ngày cho trẻ, mẹ nên kết hợp massage để thông tuyến lệ cho trẻ như sau: massage bắt đầu từ góc trong của mí mắt rồi di chuyển (vuốt xuôi) xuống phía mũi. Nên thực hiện massage từ 5 – 10 lần/ngày, mỗi lần massage từ 5 – 10 phút.
19. Trị vết thâm do muỗi đốt
Mật ong nổi tiếng lành tính và có chất kháng khuẩn, làm dịu da do đó mẹ có thể dùng mật ong làm dịu vết muỗi đốt của trẻ rất hiệu quả.
20. Trẻ bị rắn cắn
Khi trẻ bị rắn cắn sử dụng ngay khăn hoặc ga-rô buộc chặt phía trên vết thương khoảng 3 – 5cm để ngăn không cho độc tố lan khắp cơ thể và nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện cấp cứu kịp thời.
Chúc các mẹ chăm con thật khỏe mạnh!
Cảm ơn bạn đã đọc hết bài viết khá dài này. Nếu thấy ý nghĩa, hãy chia sẻ cho nhiều người được xem nhé!
Theo Sức khỏe plus