Cùng tham khảo và áp dụng ngay nhé!
1. Cam hấp muối chữa bệnh ho, diệt khuẩn, chống viêm ho
Trong vỏ cam có hai thành phần hiệu quả trong việc trị ho và ho có đờm, một là phần giữa da quả cam, hai là lớp vỏ cam bên ngoài. Hai thành phần này, chỉ sau khi nấu từ vỏ cam mới có thể phát huy hết công dụng. Đặc biệt là khi trẻ bị ho dùng phương pháp này sẽ không mang lại tác dụng phụ.
Phương pháp hấp cam:
– Cam mua về rửa thật sạch, nếu kĩ hơn, bạn có thể ngâm với nước muối trong 20 phút (250ml nước pha với 1 muỗng cà phê muối).
– Cắt phần trên của cam (như ảnh), giữ lại làm nắp, cho vào phần còn lại khoảng 1/2 đến 1 muỗng cà phê muối vào. Để có kết quả tốt hơn, nhiều người dùng đũa hay nĩa giúp muối thấm sâu vào cam. Đậy nắp cam lại rồi cho cả quả vào bát. Đặt bát này vào trong nồi nước, hấp trong khoảng 15 phút.
Cách dùng:
Bạn hãy ăn cả quả cam này và uống lượng nước được tiết ra trong chén. Tuy nhiên, không ăn vỏ và phải dùng khi còn ấm.
Đối với các bé dưới 1 tuổi thì mẹ không nên dùng muối mà có thể thay bằng đường phèn, hoặc đơn giản là mẹ đem nướng cam rồi vắt cho bé uống, cam nướng cũng rất thơm ngon đấy nhé!
2. Bưởi hấp nóng thanh nhiệt, giảm đờm, giải khí ứ đọng trong dạ dày
Bưởi là loại trái chín vào mùa thu, được xem là ” vua các loại trái cây tự nhiên đóng hộp”. Trong bưởi chứa rất nhiều protein, axit hữu cơ, vitamin canxi, phốt pho, magiê, natri và các nguyên tố tự nhiên thiết yếu cho cơ thể người.
Uống nước bưởi tươi có tác dụng hạ đường trong máu. Bưởi cung cấp một lượng lớn chất xơ, có tác dụng chống lại bệnh táo bón, và được xem như một loại “thực phẩm chức năng”.
Bởi nó có thể ngăn ngừa bệnh lỵ , bệnh tiêu chảy, bệnh viêm ruột non, ăn bưởi giúp tiết nước bọt và dịch vị, vì thế có khả năng “hỗ trợ” hệ tiêu hoá. Do chứa nhiều vitamin C nên uống nước bưởi có tác dụng hạ sốt rất tốt. Uống nước bưởi ép cũng rất tốt trong việc điều trị bệnh sốt rét và chứng cảm lạnh.
Tại sao nên ăn bưởi hấp?
Trái bưởi sau khi hấp chứa lượng vitamin rất lớn đặc biệt chủ yếu là vitamin C dạng dễ hấp thu nhất. Vitamin C dạng đặc biệt này không chỉ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể mà còn là chất chống ô xi hóa mạnh làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp cơ thể có hệ miễn dịch khỏe mạnh và sức khỏe ổn định.
Hơn nữa trái bưởi sau khi hấp không làm giảm hấp thụ của kháng sinh vào nhu mô ruột đối với người dạ dày kém hoặc đang sử dụng thuốc.
Phương pháp hấp:
Bưởi tươi giữ lại vỏ bỏ nhân, sau khi hấp chưng thủy thêm mật ong vào là có thể dùng.
3. Táo hấp nguyên vỏ, chữa chứng tiêu chảy, giải độc, lợi tiêu hóa
Ăn táo hấp có thể làm gia tăng lượng pectin sau khi nấu, không chỉ có thể hấp thụ vi khuẩn và chất độc, mà còn có công dụng hội tụ, chống tiêu chảy hiệu quả, giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Phương pháp hấp:
Cắt táo thành miếng nhỏ, cho vào một bát nhỏ, hấp trong 5 phút có thể được, sau khi để nguội là có thể dùng được.
Táo tàu có chứa các chất flavonoid, saponin và alkaloids có tính chất kháng khuẩn, có thể chữa bệnh đau họng, táo tàu có chứa nhiều vitamin C và chất chống oxy hoá giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể phát triển.
Lợi ích dinh dưỡng của táo tàu cũng có tác dụng với tim mạch, chất saponin từ hạt của nó có thể bảo vệ hữu hiệu tim mạch. Chất chiết xuất từ táo tàu cũng có thể phòng ngừa ung thư, thành phần phenol trong loại quả này có thể tăng cường hoạt tính chống oxy hoá. Táo tàu thích hợp cho những người bị thiếu máu, thần kinh suy nhược, tâm bất an, hay quên, ngủ không ngon
Tại sao táo tàu nên ăn hấp?
Táo tàu vỏ khô rất cứng, vốn không thích hợp cho người dạ dày kém, táo tàu tươi cũng không nên ăn nhiều. Vì vậy, cách hiệu quả nhất là đem táo tàu khô hấp để ăn. Táo hấp lên dễ tiêu hóa hơn, rất thích hợp cho những người có lá lách và dạ vị yếu.
Phương pháp hấp:
Đối với những người thiếu máu, gan và thận yếu, có thể kết hợp táo tàu, kỷ tử và trứng hấp cùng nhau.
Món này có tác dụng bồi bổ khí huyết, thích hợp với người hay bị chóng mặt, ù tai, sắc mặt nhợt nhạt, hay hụt hơi, hay tê mỏi, thiếu sức lực do thiếu máu. Bạn cũng có thể hấp táo tàu cùng sơn được đun sôi và hầm trong 20 phút để có hiệu quả tương tự.
4. Quất hấp đường phèn trị viêm họng
Lấy khoảng 5-7 quả quất, đường phèn 3-4 muỗng.
Quất để nguyên vỏ rửa sạch, vớt ra rổ để ráo. Cắt đôi quả và bỏ hạt. Việc làm này nhằm tránh tình trạng đắng sau khi chưng xong và trẻ không nuốt hạt.
Trộn đường và quất đã cắt vào trong một chén sứ. Bạn có thể hấp trong cơm hoặc chưng cách thủy trong vòng 30 phút. Đối với trẻ nhỏ, bạn chắt lấy nước và cho bé uống từ 2-3 muỗng/lần và thực hiện đều đặn 3 lần trong ngày. Đối với người lớn có ăn cả vỏ để đạt được kết quả cao nhất.
Các bài thuốc từ dân gian thì vô cùng an toàn nhưng bạn cũng cần lưu ý không nên áp dụng cách này đối với những bị viêm loét dạ dày, ợ nóng,…Thực hiện kiên trì bạn sẽ đạt được kết quả nhanh chóng, những triệu chứng ho cũng như viêm họng sẽ biến mất trong khoảng 3, 4 ngày mà thôi.