Qủa ổi có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa ít chất béo bão hoà, cholesterol và natri nhưng chứa nhiều chất xơ, vitamin C, A, kẽm, kali và mangan… Ăn ổi thường xuyên và đúng cách có tác dụng tăng cường hệ thống miễn dịch, làm đẹp, giảm cân và một số tác dụng chữa bệnh khác.
Dưới đây là 8 công dụng chữa bệnh ‘thần kì’ từ quả ổi mà mọi người nên biết.
Ngăn ngừa cao huyết áp
Những nghiên cứu y học cho thấy nếu cơ thể chúng ta tiêu thụ những loại thực phẩm không có chất xơ thì dễ bị “dính” chứng cao huyết áp, thực phẩm được tiêu thụ sẽ mau chóng chuyển thành đường.
Do ổi có nhiều chất xơ, có chỉ số đường huyết (glycemic index) thấp nên cũng có tác dụng hạ huyết áp.
Ổi giúp làm giảm cholesterol trong máu, ngăn ngừa quá trình làm máu trở nên đặc, vì vậy làm tăng tính linh động của máu, giúp máu thoát khỏi họa “kẹt xe” và lưu thông trong cơ thể một cách dễ dàng hơn.
Ngăn ngừa ung thư
Các nghiên cứu y học đã cho thấy rằng thành phần chiết xuất từ lá ổi có thể giúp ngăn ngừa bệnh ung thư. Hơn nữa, ruột quả ổi cũng chứa chất lypocene cao, tác dụng chống ung thư. Đặc biệt folate trong ổi cũng giúp ngăn ngừa ung thư dạ dày.
Phòng tránh các bệnh từ đường tiêu hóa
Đừng bao giờ cho rằng ăn nhiều ổi sẽ gây ra chứng khó tiêu như nhiều người vẫn nghĩ nhé bởi đây là thực phẩm rất tốt cho hệ tiêu hóa mà không phải ai cũng biết. Trong ổi có chứa chất potassium, chất carotenoids và vitamin C có tác dụng làm lành các chứng viêm trong dạ dày, giúp hệ tiêu hóa hoạt động hiệu quả, phòng ngừa và điều trị chứng tiêu chảy rất tốt.
Bên cạnh đó đây còn là thực phẩm có khả năng nhuận tràng, phòng ngừa tiêu hóa nhờ lượng chất xơ rất dồi dào, do đó người ta vẫn khuyên bạn nên ăn ổi đều đặn mỗi ngày để hệ tiêu hóa có thể hoạt động trơn tru, nhẹ nhàng và hiệu quả hơn đấy. Đây chính là tác dụng của trái ổi đối với sức khỏe mà bất kỳ ai ăn ổi thường xuyên đều có thể kiểm chứng và khẳng định.
Ngăn ngừa vi trùng
Trong quả ổi có chứa hàm lượng lớn chất chống oxy hóa, chất chống độc tố như Vitamin C, Vitamin E, iso- flavanoids, carotenoid, polyphenol…
Những dưỡng chất này sẽ giúp cơ thể chống lại vi trùng, vi khuẩn xâm nhập, đồng thời giúp mẹ bầu tránh xa bệnh tật.
Ngừa béo phì
Ổi chứa ít chất béo nên ăn ổi có thể giảm béo, giúp cơ thể thon gọn hơn.
Đặc biệt trong trái ổi ruột đỏ (ổi đào) còn có chất lycopen nhiều hơn trong cà chua, không chỉ có tác dụng hạn chế những bệnh liên quan tới béo phì mà còn có tác dụng ngăn ngừa những bệnh khác như bệnh tiểu đường cấp 1, giảm bớt nguy cơ bệnh tim mạch.
Giảm nguy cơ thiếu máu rất hiệu quả
Ít ai biết rằng ổi có tác dụng làm giảm nguy cơ thiếu máu rất hiệu quả. Đối với những bệnh nhân mắc bệnh thiếu máu, bên cạnh việc ăn uống đủ chất, bổ sung sắt đều đặn thì ăn ổi, uống nước ép ổi mỗi ngày cũng là phương pháp điều trị bệnh thiếu máu rất hiệu quả vì ổi có nhiều dưỡng chất quý có tác dụng làm tăng nồng độ hemoglobin trong máu, từ đó làm giảm nguy cơ thiếu máu trong cơ thể.
Trị ho
Nước ép trái ổi hoặc nước sắc lá ổi rất có lợi trong việc làm giảm ho, trị cảm, đồng thời có tác dụng “dọn dẹp” hệ hô hấp. Thịt quả ổi chứa rất nhiều vitamin và sắt, nhờ đó có tác dụng ngăn ngừa bệnh cảm và các trường hợp bị nhiễm siêu vi.
Xử lý các vấn đề của da
Một quả ổi cung cấp vitamin C nhiều gấp hai lần so với lượng được các chuyên gia khuyến cáo. Điều này góp phần tạo ra các collagen, tăng độ săn chắc cho da. Bên cạnh đó, ổi còn cung cấp khoảng 1,4 mg vitamin K. Vitamin này cải thiện đông máu, giảm thiểu các hiện tượng mẩn đỏ và kích ứng của da. Đồng thời còn giúp điều trị quầng thâm, mụn trứng cá và các vấn đề khác của da.
Đau lưng dai dẳng hoài không hết – Làm ngay phương pháp này sẽ khỏi ngay tức khắc
Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Đông y gọi đậu đen là ô đậu hay hắc đại đậu… những vị thuốc chế với đậu đen có tác dụng bổ thận thủy. Theo Đông y, đậu đen có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạt huyết giải độc, khứ phong lợi thủy, điều trung hạ khí, thanh nhiệt giải biểu, kiện tỳ chỉ hãn, dưỡng can, làm sáng mắt…
Một số cách trị bệnh bằng đậu đen:
Trị đau lưng: đậu đen 100g, giã giập, cho vào ít giấm xào cho nóng lên để âm ấm, đắp vào vùng lung đau, có thể để qua đêm. Hay đậu đen 50g, đuôi heo hoặc đuôi bò 1 cái. Hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái.
Mỗi tuần ăn 2 – 3 lần, kết quả khá tốt.
Trị phụ nữ sau khi sinh bị suy yếu, chóng mặt, hoa mắt do mất máu: đậu đen 50g, gà ác 1 con, hầm thật nhừ, ăn cả nước lẫn cái. Mỗi tuần ăn 2 lần, rất mau lại sức.
Trị mắt mờ ở người cao tuổi, nhìn không rõ, hay bị hoa mắt, chóng mặt: đậu đen 100g, mè đen 100g. Sao khô, tán bột, trộn đều. Mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 thìa cà phê (8g). Uống lâu ngày, mắt dễ chịu hoặc đỡ mờ hơn.
Trị âm hư hỏa vượng (biểu hiện sốt về chiều, đau đầu, mặt bừng nóng, mắt đỏ, dễ tức giận): đậu đen 50g, lá dâu tằm ăn 20g. Đổ vào 1 lít nước, nấu cho sôi kỹ, lọc lấy nước uống dần trong ngày.
Đậu đen chế hà thủ ô chữa di tinh, liệt dương, tay chân mỏi yếu, râu tóc bạc sớm: 50g đậu đen nấu nước rồi lấy nước đậu chưng cách thủy với 300g hà thủ ô đỏ trong 2 – 3 giờ, vớt ra để ráo phơi khô để dành dùng lâu, dùng dạng nước sắc mỗi ngày 15 – 20g hoặc đem tán bột, mỗi lần uống 5g.
Trị phù thũng do thận hư yếu: đậu đen 100g, rễ cỏ tranh 15g. Nấu với 1 lít nước, uống dần trong ngày. Có thể uống lâu dài cho đến khi khỏi bệnh.
Trị chứng viêm gan mạn: Ngoài những thuốc đặc trị, nên dùng 100g đậu đen nấu lấy nước uống thường xuyên có tác dụng giải được độc tố trong gan ra ngoài.
Ra mồ hôi nhiều do thể trạng suy nhược: đậu đen 30g, phù tiểu mạch 30g, đại táo 15g, sắc uống trong ngày. Hoặc đậu đen 60g, hoàng kỳ 30g, sắc uống.
Viêm da lở loét do nhiệt độc hoặc ngộ độc thuốc và thực phẩm: đậu đen 30g, cam thảo sống 9g, sắc uống. Tiểu ra máu: đậu đen 30g, đậu xanh 30g, rễ cỏ tranh 30g, sắc uống.
Rối loạn tiền đình (hay bị chóng mặt): đậu đen 30g, ngải cứu 45g, trứng gà 1 quả. Luộc 3 vị cho tới khi trứng chín. Ăn trứng, uống nước sắc.
Làm giải rượu: uống nước sắc đậu đen càng nhiều càng tốt.
Giải khát, làm hết khô miệng ban đêm: đậu đen 80g, lê 1 quả, đường phèn 30g, sắc lấy nước uống hằng ngày.
Chữa phong thấp, gân co gối nhức, trong bụng nóng, đại tiện bón: đậu đen ngâm nước, ủ cho mộng dài từ 2 – 3cm rồi phơi khô, dùng 1 thăng rồi cho nửa lạng giấm vào trộn đều, sao vàng tán nhỏ. Mỗi lần uống 1 muỗng nhỏ với rượu trước khi ăn, ngày uống 2 – 3 lần, tác dụng rất hay.
Chữa dị ứng, lở ngứa, mụn nhọt: đậu đen sao nhỏ lửa đến khi ruột bên trong có màu vàng đậm, lấy 50 – 100g nấu uống trong ngày.