Ba con số đầu tiên của mã vạch UPC là những con số dùng để xác định nhà máy và quốc gia xuất khẩu sản phẩm. Ví dụ, nếu ba chữ số đầu tiên trên mã vạch của một sản phẩm nằm trong khoảng từ 690 tới 695 thì mặt hàng này có xuất xứ từ Trung Quốc..
440 GS1 Đức (Germany)
450 – 45; 490 – 499 GS1 Nhật Bản (Japan)
000 – 019 GS1 Mỹ (United States) USA
030 – 039 GS1 Mỹ (United States)
060 – 139 GS1 Mỹ (United States)
300 – 379 GS1 Pháp (France)
460 – 469 GS1 Nga (Russia)
471 GS1 Đài Loan (Taiwan)
480 GS1 Philippines
489 GS1 Hong Kong
500 – 509 GS1 Anh Quốc (UK)
690 – 695 GS1 Trung Quốc (China)
867 GS1 Bắc Triều Tiên (North Korea)
880 GS1 Hàn Quốc (South Korea)
884 GS1 Cambodia
885 GS1 Thailand
888 GS1 Singapore
890 GS1 India
893 GS1 Việt Nam
899 GS1 Indonesia
900 – 919 GS1 Áo (Austria)
930 – 939 GS1 Úc (Australia)
940 – 949 GS1 New Zealand
955 GS1 Malaysia
958 GS1 Macau
Chi tiết:
Trên đây là ký hiệu mã số mã vạch hàng hóa các nước, để biết hàng hóa sản xuất tại nước nào như các quốc gia sản xuất: điện thoại như iphone, đồ điện tử, điện máy, thuốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm, thời trang, nội thất, đồ chơi, hàng tiêu dùng… hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu. Các bạn tham khảo để tránh mua phải hàng giả nhé!
6 loại quả không bao giờ nhập Trung Quốc, cứ yên tâm 100% mà ăn thả ga
Có những loại quả Việt Nam không bao giờ phải nhập khẩu nên bảo đảm là không phải hàng Trung Quốc, các mẹ tha hồ mua về ăn:
Theo lãnh đạo Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT), có những loại quả Việt Nam không bao giờ phải nhập khẩu.
Ông Hoàng Trung, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN-PTNT) cho biết, hoa quả Việt Nam tuy phong phú, đa dạng và hương vị rất thơm ngon, nhưng chúng ta cũng phải nhập khẩu từ nước ngoài về phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Có rất nhiều lý do phải nhập, như các loại hoa quả đó chúng ta không trồng được, hoặc trồng được rất ít do điều kiện tự nhiên (ví dụ các loại quả ôn đới như anh đào, việt quất, táo tây, kiwi, lê,… ); do chênh lệch mùa vụ, khi ở Việt Nam loại quả đó chưa đến vụ nhưng ở nước khác đã có (xoài, nhãn,…).
Song, có nhiều loại quả tươi mà Việt Nam trồng được với sản lượng cực lớn, đủ cung cấp cho thị trường trong nước, thậm chí xuất khẩu rất nhiều. Những loại quả này chúng ta cũng không phải nhập khẩu bao giờ.
Dưới đây là những loại quả Việt Nam không bao giờ phải nhập khẩu:
Vú sữa
Việt Nam hiện là nước duy nhất trên thế giới có vú sữa làm hàng hoá xuất khẩu. Mới đây, Bộ Nông nghiệp Mỹ cũng đã cho phép nhập khẩu quả vú sữa của Việt Nam vào thị trường này, dự kiến bắt đầu từ quý 4/2016.
Hiện có rất nhiều giống như vú sữa Lò Rèn, vú sữa nâu tím, vú sữa vàng,… Trong đó, giống vú sữa Lò Rèn đặc biệt được trồng nhiều nhất, bởi trái vỏ mỏng, sáng bóng rất đẹp, thịt trái nhiều, hương vị thơm ngọt, nhiều chất dinh dưỡng, được nhiều người ưa chuộng.
Các quốc gia trên thế giới đánh giá rất cao chất lượng của trái vú sữa Lò Rèn ở Việt Nam. Những năm gần đây, để xuất khẩu ra nước ngoài, vú sữa Việt Nam phải đạt tiêu chuẩn Global Gap. Điều này đã được Hợp tác xã Vú sữa Lò Rèn Vĩnh Kim (Tiền Giang) thực hiện thành công nhiều năm qua trên 55 ha trồng vú sữa, cho năng suất 400 tấn/năm.
Dưa hấu
Không phải loại quả độc quyền giống như quả vú sữa, song Việt Nam lại là nước trồng dưa hấu nổi tiếng, với khá nhiều loại giống như Hắc Mỹ Nhân, Thanh Mỹ Nhân… Dưa hấu được trồng ở khắp các địa phương, trải dài từ Bắc đến Nam. Tuy nhiên, trồng tập trung nhất vẫn là ở vùng Hải Dương, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Cần Thơ, Tiền Giang, Trà Vinh,…
Theo thống kê của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), sản lượng dưa hấu dự kiến năm 2016 vào khoảng 1,5 triệu tấn. Trong đó, tiêu thụ dưa hấu tại thị trường trong nước chiếm khoảng 80%, 20% còn lại là xuất khẩu. Với xuất khẩu, Trung Quốc là thị trường lớn nhất chiếm 85-90%.
Hiện trên thị trường, dưa hấu được bày bán khắp các sạp chợ, người dân có thể mua ăn dưa hấu quanh năm với giá tiền chỉ từ 10.000-35.000 đồng/kg tuỳ loại và tuỳ vào thời điểm.
Thanh long
Sau dưa hấu, thanh long cũng là loại quả Việt Nam không bao giờ phải nhập khẩu, vì sản lượng thanh long của Việt Nam không những cung cấp đủ cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu đi một số nước trên thế giới với khối lượng lên đến 1,1 triệu tấn mỗi năm.
Hiện có giống thanh long ruột đỏ, thanh long ruột trắng được trồng phổ biến ở các tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang, Long An,…
Vào mùa, giá thanh long tại vườn chỉ dao động từ khoảng 5.000-10.000 đồng/kg hoặc cao điểm thì khoảng 15.000 đồng/kg. Còn ở chợ, giá thanh long thường được bán ở mức 15.000 – 45.000 đồng/kg tuỳ loại. Thời điểm dội chợ, giá bán lẻ chỉ còn ở mức 10.000 đồng/kg.
Bưởi
Bưởi cũng là loại quả mà Việt Nam chỉ xuất khẩu, không bao giờ phải nhập khẩu khẩu.
Không chỉ trồng 1-2 giống bưởi, Việt Nam có rất nhiều các giống bưởi nổi tiếng. Ví như: bưởi Năm Roi, bưởi da xanh được trồng rất nhiều ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Bưởi Diễn ở Hà Nội rất nổi tiếng thường xuất hiện vào dịp Tết Nguyên đán, bưởi đỏ Văn Luận ở Thanh Hoá, bưởi Đoan Hùng ở Phú Thọ,…
Hiện trên thị trường tràn ngập các loại bưởi. Giá cả cũng phụ thuộc tuỳ loại, tuỳ vào chất lượng.
Đơn cử, tại chợ Hà Nội, loại bưởi quê có giá 20.000 – 30.000 đồng/quả, bưởi năm roi giá 40.000 – 50.000 đồng/kg, bưởi da xanh giá 100.000 – 120.000 đồng/kg,…
Vải thiều
Vải thiều là loại quả không chỉ nổi tiếng khắp Việt Nam, loại quả ngọt thơm này còn được nhiều nước trên thế giới biết đến. Thế nên, ở Việt Nam, chúng ta không bao giờ phải nhập khẩu vải thiều, dân có thể ăn thoải mái.
Thủ phủ vải thiều Bắc Giang hiện có tới 30.000 ha, sản lượng ước đạt khoảng 130.000 – 200.000 tấn mỗi năm. Còn Hải Dương cũng có khoảng 11.000 ha đất trồng vải thiều cung cấp gần 40.000 tấn mỗi năm.
Vào mùa hè, trên khắp cả nước, từ đồng bằng đến thành thị, vải được bày bán khắp các sạp chợ với giá bán 60.000 – 80.000 đồng/kg thời điểm đầu hoặc cuối vụ. Còn thời điểm chính vụ giá vải chỉ ở mức 15.000 – 35.000 đồng/kg.
Ngoài phục vụ nhu cầu trong nước, năm 2016, Việt Nam còn xuất khẩu 77.000 tấn vải thiều sang các nước như: Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản,…
Chuối
Dù không có thế mạnh những dưa hấu, vú sữa, thanh long, bưởi và vải thiều, nhưng chuối cũng là loại quả Việt Nam trồng rất nhiều, tập trung chủ yếu tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long, Hưng Yên, Vĩnh Phúc,… với các giống nổi tiếng như: chuối tiêu hồng, chuối sứ, chuối sáp, chuối ngự.
Số liệu từ Cục Bảo vệ thực vật cho thấy, chưa tính lượng chuối tiêu thụ trong nước, riêng lượng chuối xuất khẩu mỗi năm ước đạt 40.000 tấn.
Giá của loai quả này thuộc diện siêu rẻ. Thường một nải chuối tiêu hồng ở mức 20.000 – 30.000 đồng/nải, chuối sứ 30.000 – 40.000 đồng/nải, chuối ngự loại đắt nhất cũng chỉ 60.000 – 70.000 đồng/nải.