Y học cổ truyền nước ta có lưu giữ rất nhiều cây thuốc nam chữa bệnh đau dạ dày hiệu quả. Sau đây là một số cây thuốc nổi bật:
1. Cây khôi tía chữa bệnh đau dạ dày
Bài thuốc từ lá cây khôi tía chữa viêm loét dạ dày đã nổi tiếng hàng trăm năm nay. Dùng 1 nắm lá khôi tía tươi hoặc 20g lá khôi tía khô, cho vào nồi sắc lấy nước để uống hàng ngày.
Nước lá khôi tía hạn chế sự phát triển của vi khuẩn HP trong dạ dày và tình trạng viêm loét dạ dày rất hiệu quả. Ngoài ra, nước sắc lá khôi tía còn có tác dụng giảm đau, giảm dịch vị dạ dày xuống mức bình thường và giúp người bệnh ăn ngon, ngủ tốt hơn.
2. Cây dạ cẩm chữa bệnh đau dạ dày
Năm 1962, lần đầu tiên Bệnh viện Lạng Sơn đưa cây dạ cẩm vào điều trị bệnh đau dạ dày, xuất phát từ kinh nghiệm nhân dân dùng cây này chống loét rất tốt.
Qua nghiên cứu, cây dạ cẩm có tác dụng giảm đau, trung hòa axit trong dạ dày, giảm ợ chua, giúp vết loét se lại. Tác dụng chữa bệnh đau dạ dày của cây dạ cẩm rõ rệt đến nỗi năm 1960, Bệnh viện Lạng Sơn đã đưa loại cây này vào nghiên cứu và ứng dụng chữa bệnh đau dạ dày cho bệnh nhân.
Ngày nay, những bài thuốc này đã vượt khỏi phạm vi tỉnh Lạng Sơn và lan ra nhiều địa phương trong toàn quốc. Dưới đây là các bài thuốc đã qua nghiên cứu và ứng dụng tại Bệnh viện Lạng Sơn.
– Thuốc sắc từ cây dạ cẩm: Dùng 10 – 25g là và ngọn khô cây dạ cẩm, thêm nước vào sắc, thêm đường cho đủ ngọt, chia 2 – 3 lần uống trong ngày. Uống trước khi ăn hay vào lúc đau.
– Cao cây dạ cẩm: Lá dạ cẩm khô 7kg, đường kính 2kg, mật ong 1kg. Nấu lá dạ cẩm với nước thành cao, cho 2kg đường vào đánh tan, cô lại. Cuối cùng cho nốt 1kg mật ong, đóng thành chai. Ngày uống 2 – 3 lần, mỗi lần 10 – 15g (1 thìa to), uống trước khi ăn hoặc khi đau.
– Cốm cây dạ cẩm: Bột cây dạ cẩm 7kg, cam thảo 1kg, đường kính 2kg, tá dược vừa đủ dính (hồ, nếp) thêm đường và sacarin vừa đủ ngọt. Ngày uống 2 lần trước khi ăn hoặc khi đang đau, mỗi lần dùng 10 – 15g, trẻ em dưới 18 tuổi 5 – 10g.
3. Chè dây chữa bệnh đau dạ dày
Cây chè dây phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi phía Bắc đặc biệt là ở Cao Bằng. Chữa viêm loét dạ dày bằng cây chè dây là bài thuốc nổi tiếng của người dân tộc Nùng.
Kinh nghiệm của người dân cho thấy cây chè dây có tác dụng giảm cơn đau dạ dày rất hiệu quả. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam cũng cho thấy cho thấy chè dây có tác dụng chung hòa axit trong dạ dày, giúp liền vết loét dạ dày, tiêu diệt vi khuẩn HP trong dạ dày.
GS.TS Phạm Thanh Kỳ, Nguyên hiệu trưởng Đại học Dược Hà Nội cho biết: “Năm 1990, chúng tôi đã nghiên cứu cây chè dây. và xác định thành phần chính trong cây chè dây là flavonoid giúp giảm đau, liền vết loét và diệt xoắn khuẩn HP gây ra bệnh viêm loét dạ dày, hành tá tràng.
Một đặc tính hơn hẳn nhóm thuốc hóa dược điều trị dạ dày hành tá tràng là thành phần flavonoid trong chè dây còn có tác dụng giải độc gan và an thần. Do vậy, người bệnh khi uống thuốc không gặp phải phản ứng phụ gây khó chịu hay mệt mỏi kéo dài như một số loại thuốc tân dược điều trị bệnh dạ dày khác.
Bài thuốc từ cây chè dây chữa bệnh đau dạ dày, viêm loét dạ dày như sau: Hàng ngày dùng 10 – 20g chè dây khô, sắc nước uống thay nước trong ngày, liên tục 10 – 15 ngày, nghỉ 5 – 7 ngày lại tiếp tục đợt khác.
4. Cây xăng sê chữa bệnh đau dạ dày
Dịch từ cây xăng sê có công dụng diệt khuẩn HP chữa viêm loét dạ dày tá tràng và viêm đại tràng hiệu quả.
Cách chữa đau dạ dày bằng cây xăng sê rất đơn giản. Nguyên liệu cũng linh hoạt, có thể sử dụng lá khô hay lá tươi đều được. Thực hiện chữa đau dạ dày bằng câu xăng sê như sau:
– Lá khô: Dùng mỗi lần khoảng 40- 60g lá xăng sê khô, rửa sạch, sắc thay nước trà uống hàng ngày.
– Lá tươi: Chỉ cần khoảng 5 – 6 lá hái rửa sạch và nhai sống cùng với một chút muối. Thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để có kết quả chữa bệnh tốt nhất.
Tuy nhiên nhược điểm là mùi của lá cây xăng sê khi dùng khô hay dùng nước đều khá khó chịu nên không phải ai cũng thực hiện cách chữa đau dạ dày này.
5. Lá cây vú sữa chữa bệnh đau dạ dày
Theo Tự điển Cây Thuốc Việt Nam của tác giả Võ Văn Chi, lá vú sữa có tác dụng tan máu ứ, hoạt huyết, tiêu sưng và giảm đau, dùng rễ và lá để chữa các chứng đau nhức sưng tấy, lá còn dùng để chữa đau dạ dày…
Bạn chuẩn bị khoảng 10 -12g lượng lá cây vú sữa khô cho vào ấm và đổ khoảng 1 lít nước vào sắc âm ỉ trong thời gian 20 phút là được. Sau đó để nguội và chia làm 2 lần uống trong ngày uống đến khi khỏi bệnh dạ dày.
Đối với trẻ em chỉ nên dùng 1/4 chén thuốc, từ 7-12 thì có thể dùng 1/2 chén thuốc, người lớn có thể dùng cả chén. Thường thì sau 1 tuần tình trạng bệnh sẽ giảm hẳn và 1 tháng thì khỏi.
6. Lá ổi non chữa bệnh đau dạ dày
Lá ổi là vị thuốc đông y của y học cổ truyền Việt Nam, người ta thường dùng lá ổi nấu nước với sả, lá chanh, vỏ bưởi nhằm giải cảm, lá ổi còn có công dụng thần kỳ trong việc điu trị đau bụng, đau thắt ruột, ợ chua….Lá ổi cũng được dùng để chữa viêm đại tràng hữu hiệu.
Dân gian đã chỉ mẹo chữa bệnh đau dạ dày bằng búp ổi non rất đơn giản. Lấy khoảng 30g búp ổi non, rửa sạch để ráo nước, rồi cắt nhỏ. Lấy khoảng một nắm gạo lứt, cùng với búp ổi đã thái nhỏ rồi cho vào nồi sao vàng. Sau đó, cho 500ml nước vào đun sôi còn khoảng 200ml.
Đem lọc bỏ bã lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, nên uống khi bụng đói sẽ có hiệu quả chữa bệnh. Dùng khoảng 2 tuần sẽ thấy lui bệnh đau dạ dày.
7. Cây bao tử chữa bệnh đau dạ dày
Cây bao tử hay còn gọi là cỏ linh chi là loại cây có rất nhiều tác dụng với những cơn đau dạ dày. Cây bao tử được thầy Huỳnh Sáu (63 tuổi, ngụ phố Hàn Mặc Tử, phường Vĩ Dạ, TP. Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế) phát hiện và chữa cho cho nhiều bệnh nhân dạ dày rất hiệu quả.
Thầy Huỳnh Sáu chia sẻ cách chữa bệnh dạ dày bằng cây bao tử rất đơn giản: Người bệnh chỉ cần ngắt lá “cây bao tử” rửa sạch rồi nhai sống vào mỗi buổi sáng. Đối với người bệnh là nam giới, mỗi lần cần nhai đủ bảy lá, nữ giới mỗi lần nhai chín lá.
Kiên trì nhai lá này thường xuyên khoảng 1 -2 tuần bệnh sẽ thuyên giảm.
>> Xem ngay: Top 10 đại lý sâm Hàn Quốc uy tín giá tốt nhất thị trường hiện nay, giá luôn rẻ hơn 1 nửa
>> Bạn nên xem ngay: Top 10 công ty in bao bì, in túi giấy giá rẻ tại TPHCM uy tín và thiết kế đẹp nhất hiện nay.