Cầm một điếu thuốc để đưa lên miệng hút có thể rất dễ dàng đối với một người nghiện thuốc. Tuy nhiên nếu hút thuốc ngay trước mặt một đứa trẻ thì đấy chính là tội ác. Tôi còn nhớ lúc mới sinh đứa con gái đầu tiên, cứ ngày nào chồng tôi đi làm về là anh ấy đều chạy đến để hôn má con bé. Chỉ sau đó một tuần, con phải nhập viện vì tình trạng ho kéo dài, không dứt. Mẹ chồng thì đổ tội cho rằng tôi không biết chăm con, để con bị cảm lạnh nên mới thành ra như vậy.
Ban đầu tôi cảm thấy rất hối hận với con gái mình vì đã để con dù còn rất nhỏ nhưng đã phải đối mặt với kim tiêm, bình truyền dịch. Tuy nhiên mãi đến sau này tôi mới nhận ra rằng, việc con gái yêu của tôi bị viêm phổi là do chồng tôi ngày nào cũng hút cả gói thuốc sau đó về ôm hôn con. Kể từ đó cho đến nay, tôi tuyệt đối không cho chồng mình hôn con nếu vẫn chưa bỏ được thuốc lá. Dù cho nhiều người nói tôi cẩn thận quá hay khó tính quá thì tôi cũng chịu, bởi họ đâu biết rằng trong khoảng 5-6 năm đầu đời, khi trẻ dành hầu hết thời gian ở bên bố mẹ, ông bà thì tác hại của khói thuốc thụ động đối với sức khỏe của trẻ thực sự tồi tệ và kinh khủng.
Cũng phải thôi, có thể những người làm chồng, làm cha ấy chưa thấy sợ bởi vì họ chưa rơi vào tình cảnh khi phải chứng kiến bé trai 1 tháng tuổi người Indonesia qua đời do viêm phổi nặng vì hít phải khói thuốc lá trong một buổi tiệc của gia đình. Phim chụp X-quang của cậu bé gần như trắng xóa, chỉ còn một phần nhỏ vẫn còn màu đen. Dù được điều trị bằng những phương pháp hiện đại nhất nhưng không có phép màu nào xuất hiện để giữ lại mạng sống cho cậu bé – người chỉ mới một vài ngày trước còn là một bé trai hoàn toàn khỏe mạnh và đáng yêu.
Tôi đã từng bắt gặp rất nhiều người chồng vừa bế con vừa hút thuốc ngang nhiên như một “người hùng”, mặc cho những làn thuốc trắng cứ thế phà phà vào mặt của những đứa trẻ tội nghiệp. Hoặc có không ít người vợ vì sót con nên một mực khuyên chồng mình bỏ thuốc lá đi thì câu trả lời được đáp lại vẫn sẽ là: “Người ta hút đầy ra đấy thôi, em thì biết gì mà nói” hoặc “Anh thà bỏ vợ còn hơn bỏ thuốc”…
Sau những lần khuyên nhủ ấy, người vợ cũng chẳng còn muốn nhắc lại, còn các ông chồng thì tiếp tục lấn tới và những đứa con là người chịu hậu quả. Theo tiến sĩ Annie Lintzenich Andrews – một chuyên gia nhi khoa của trường Đại học Y khoa South Carolina (Mỹ) cho biết: “Trẻ em đặc biệt dễ bị phơi nhiễm khói thuốc lá vì chúng không thể kiểm soát lượng khói chúng hít vào và thể chất trẻ đặc biệt nhạy cảm với những ảnh hưởng của khói thuốc lá. Ảnh hưởng của việc hút thuốc thụ động lên trẻ rất khó để bố mẹ nhận ra khi chúng còn nhỏ, những hậu quả tiêu cực con nhận được khi là người hút thuốc thụ động không xuất hiện ngay lập tức nên phụ huynh không hề đề cao nhận thức về vấn đề này”.
Nhiều ông bố “biết điều” hơn thì tranh thủ đi chỗ khác hút với suy nghĩ rằng hút như vậy con sẽ không bị ảnh hưởng đâu. Tuy nhiên, có một sự thật phũ phàng là việc tránh đi chỗ khác hút thuốc hay không hút thuốc trong nhà khi có trẻ em gần như không có tác dụng, bởi vì, theo một nghiên cứu mới đây tại Đại học bang San Diego (Mỹ), khói thuốc lá còn lưu lại trong phổi, trong hơi thở của bạn, thậm chí còn lưu lại trong nhà bạn đến tận 6 tháng. Ngay cả khi bạn bỏ thuốc lá, chất gây ung thư từ khói thuốc vẫn còn tồn tại trên ghế sofa, tường, thảm, rất lâu sau đó. “Người hút thuốc thụ động phải hít những chất độc hại đó trong môi trường gia đình và dù cho một người trong gia đình đã bỏ thuốc, những người còn lại vẫn phải chịu tác hại của chúng”.
Các ông bố ạ, đừng tưởng việc mình hút thuốc thì mình chịu trách nhiệm về hậu quả của nó gây ra là được đâu nhé, có một thực tế là nguy cơ mắc các bệnh nguy hiểm của người hít khói thuốc thụ động còn lớn hơn gấp nhiều lần so với người hút thuốc chủ động. Vậy nên trẻ em sống chung nhà với người hút thuốc lá sẽ có tỉ lệ nhiễm các loại bệnh hô hấp cao hơn các trẻ khác. Đặc biệt trong một gia đình, nếu có bố và ông nội hút thuốc thì triệu chứng bệnh của trẻ sẽ càng trầm trọng hơn. Khói thuốc thụ động đặc biệt nguy hiểm đối với những trẻ bị bệnh hen suyễn dẫn đến việc phải thường xuyên đối mặt với nguy. Không chỉ vậy đâu nhé, hậu quả của việc hít khói thuốc thụ động có thể gây ra với trẻ là bệnh nhiễm trùng tai, chảy dịch và tắc nghẽn tai trong, ho hoặc viêm phế quản, viêm bạch hầu thanh quản hoặc viêm thanh quản, thở khò khè hoặc viêm tiểu phế quản, lên cơn hen suyễn, viêm phổi, cúm, cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp trên, nhiễm trùng xoang, viêm họng, kích ứng mắt, nguy cơ mắc phải đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), thậm chí hút thuốc lá có thể gây ung thư phổi cho chính bản thân người hút.
Cùng với những nguy hiểm ở trên thì trẻ em hít phải khói thuốc lá thụ động còn gặp phải những nguy cơ sau:
Mắc các bệnh về đường hô hấp
Những triệu chứng điển hình thường gặp khi trẻ hít khói thuốc lá thụ động liên quan đến đường hô hấp như: Cảm lạnh, cúm, ho, có đờm, khó thở, thở khò khè và viêm phổi. Nặng hơn là trẻ còn có khả năng mắc bệnh hen suyễn nếu sống chung với những người hút thuốc lá.
Giảm trí thông minh
Theo nghiên cứu khoa học mới nhất, Cotinine là loại vật chất được sản sinh khi Nicotine phân giải, một khi hàm lượng Cotinine trong huyết dịch của trẻ tăng lên thì khả năng đọc hiểu, số học và suy lý của trẻ sẽ giảm xuống.
Khóc quấy
Theo các bác sĩ của Đức cho biết, việc bố mẹ hút thuốc lâu ngày trong phòng sẽ khiến trẻ quấy khóc nhiều hơn. Nghiên cứu này được chứng minh khi người bố hút khoảng 10 điếu thuốc lá mỗi ngày thì hiện tượng trẻ khóc quấy trong đêm chiếm đến 45%.
Dễ mắc viêm màng não và viêm não mô cầu
Bên cạnh đó, khi trẻ hút phải khó thuốc lá thụ động còn làm giảm khả năng miễn dịch của cơ thể và làm tăng nguy cơ bị các bệnh viêm nhiễm ở não.
Đột tử
Khói thuốc lá có thể dẫn đến các chứng đột tử ở trẻ nhỏ. Ngoài ra, nó còn làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác như: Hen cấp tính, phổi, bệnh tai giữa, trẻ sinh ra cân nặng thấp …
Kén ăn, lười ăn
Theo nghiên cứu của các học giả Mỹ, nếu bố mẹ hút thuốc trong khi trẻ đang ăn có thể khiến trẻ sinh ra tình trạng tức ngực, khó chịu. Cảm giác khó chịu này sẽ dẫn đến việc trẻ sẽ cự tuyệt một vài loại thức ăn nhất định.
Sâu răng
Theo một kết quả nghiên cứu được đăng trên Tạp chí Journal of the American Dental Association (JADA – Hiệp hội nha khoa Hoa Kỳ), trẻ tiếp xúc thụ động với khói thuốc lá làm tăng khả năng bị sâu răng hơn so với những đứa trẻ không có bố/mẹ hút thuốc lá.
Ảnh hưởng chiều cao
Các nhà khoa học đã tiến hành quan sát 9.273 đứa trẻ trong suốt 36 năm. Kết quả cho thấy, những đứa trẻ sống trong gia đình mà bố mẹ hút khoảng 10 điếu thuốc lá trở lên mỗi ngày sẽ thấp hơn những đứa trẻ khác bình quân đến 0,65 cm, con số này là 0,45 cm nếu bố mẹ hút dưới 10 điếu thuốc mỗi ngày.
Tỷ lệ mắc ung thư ở trẻ cao gấp 1,6 – 8 lần so với người lớn
Vì chức năng giải độc ở cơ thể của trẻ thấp hơn nhiều so với người trưởng thành nên các bé sẽ rất dễ bị nhiễm độc từ khói thuốc lá. Nên nếu tiếp xúc nhiều với khói thuốc lá trong những năm đầu đời, trẻ có thể bị ung thư bạch huyết, ung thư máu và ung thư não. Khi trẻ lớn lên, trẻ rất dễ bị ung thư phổi, ung thư vú hoặc các bộ phận khác của cơ thể.
Đọc đến đây rồi liệu có ông bố nào còn không tin về tác hại của việc hút thuốc lá đối với con cái nữa không nào? Hãy nhớ rằng, hậu quả hành động hút thuốc lá thường không xuất hiện ngay lập tức để mà các ông bố giật mình đề cao cảnh giác, nó cứ như làn khói, mờ mờ ảo ảo và âm thầm ngấm vào trẻ lúc nào không hay. Đừng bao giờ quên rằng, việc hút thuốc lá có hại cho sức khỏe của trẻ rất nhiều.
Vậy nên nếu thật sự thương con, muốn mang đến cho con những điều tốt đẹp nhất, ngay từ bây giờ các ông bố hãy hành động và nói không với hút thuốc lá để con có một môi trường sống trong lành nhất nhé.
Theo WTT
Chồng HÚT THUỐC LÁ, vợ và con cùng lúc mắc 3 BỆNH NAN Y vô phương cứu chữa, có thể ĐỘT TỬ bất cứ lúc nào!
Trước đây, sức khoẻ của chị hoàn toàn bình thường, 2 vợ chồng có 1 cô con gái và đang sống rất hạnh phúc. Gần đây, chị thấy mình bị ho dai dẳng và thường xuyên mệt mỏi. Đến khi đi kiểm tra, anh chị chết lặng khi bác sĩ chẩn đoán chị bị ung thư phổi giai đoạn 2. Khối u đã lan đến các hạch bạch huyết, thành ngực, cơ hoành, màng phổi, hoặc lớp màng ngoài bao quanh tim.
Dù không biết chính xác tại sao vợ mình lại bị căn bệnh nan y đó nhưng anh chồng này luôn tự trách mình vì bản thân anh đã mắc một thói quen cực kì độc hại, đó chính là hút thuốc lá. Anh đã nghiện thuốc từ lâu và khi có gia đình thì tình trạng lại càng trầm trọng. Anh “làm bạn” với thuốc lá mọi lúc mọi nơi, lúc đầu cưới nhau chị còn thúc giục anh bỏ nhưng về sau thì lại chấp nhận tật xấu ấy. Dù không biết chính xác tại sao vợ mình lại bị căn bệnh nan y đó nhưng anh chồng này luôn tự trách mình vì bản thân anh đã mắc một thói quen cực kì độc hại, đó chính là hút thuốc lá. Anh đã nghiện thuốc từ lâu và khi có gia đình thì tình trạng lại càng trầm trọng. Anh “làm bạn” với thuốc lá mọi lúc mọi nơi, lúc đầu cưới nhau chị còn thúc giục anh bỏ nhưng về sau thì lại chấp nhận tật xấu ấy.
Nhớ lại những lần phì phèo khói thuốc trong nhà khi có cả vợ ở đó, anh lại ân hận vô cùng. Giá như anh nghe lời vợ từ bỏ tật xấu đó thì có thể chị vẫn đang khỏe mạnh cùng anh kiếm tiền nuôi con chứ không phải quằn quai chống chọi với đau đớn bệnh tật như hiện nay.
Mình nghe câu chuyện mà xót xa vô cùng! Không biết phải có bao nhiêu những bài học như thế nữa mới đủ sức thuyết phục các anh từ bỏ thuốc lá. Tại sao lại nỡ bỏ tiền túi ra để mua lấy “cái chết” cho vợ con mình như vậy?
1. Ung thư phổi
Hít khói thuốc lá làm tăng nguy cơ ung thư phổi ở người không hút thuốc lên từ 20- 30%. Bên cạnh đó, nguy cơ sảy thai ở phụ nữ thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc cao gấp 3 lần so với phụ nữ sống trong môi trường khác. Hút thuốc thụ động còn là một nguyên nhân làm thai chết lưu và làm giảm cân nặng trẻ sơ sinh từ 200 – 400gram.
Hít khói thuốc đặc biệt nguy hiểm cho trẻ em vì phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và nhạy cảm hơn với các chất kích thích và chất độc. Trẻ có bố hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi, bắt đầu với các triệu chứng như viêm đường hô hấp, hen, viêm tai giữa,…
2. Ung thư vú
Thực ra, khói thuốc lá đã bị lên án là “kẻ thù” gây ung thư vú ở phụ nữ từ lâu nay rồi. Trên Tạp chí Y học Anh, các nhà khoa học cho biết họ đã tiến hành nghiên cứu gần 80.000 phụ nữ mắc ung thư vú. Kết quả là 1/3 trong số này đã trải qua nhiều năm phải sống trong môi trường có thuốc lá và hít phải khói thuốc (còn được gọi là hút thuốc lá thụ động). Lí do là vì khói thuốc lá chiếm 4% khối lượng điếu thuốc, trong đó chứa những chất nguồn gốc thực vật chưa cháy hết, các hydrocarbua thơm như benzopren là chất gây ung thư mạnh nhất (mỗi điếu thuốc lá có 40 – 50mg chất này).
3. Các bệnh tim mạch
Các nghiên cứu cho thấy, hít khói thuốc thụ động gây ra những ảnh hưởng tức thời tim mạch, cụ thể là các bệnh động mạch vành và đột quỵ Người không hút thuốc tiếp xúc với khói thuốc ở nhà hoặc tại công sở sẽ tăng nguy cơ bị bệnh tim lên 25-30%.
Đặc biệt, hút thuốc lá thụ động có thể gây tác hại tức thì đến máu và mạch máu, tăng nguy cơ bị đau tim. Những người đã có tiền sử bệnh tim đặc biệt có nguy cơ cao bị ảnh hưởng khi hít phải khói thuốc, cần phải có những biện pháp phòng ngừa đặc biệt để tránh những phơi nhiễm.
Các chuyên gia nhấn mạnh, tiếp xúc với khói thuốc có thể dẫn tới Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Lí dó là vì các hóa chất trong khói thuốc lá ảnh hưởng đến não và can thiệp trực tiếp vào quá trình hít thở của trẻ. Lời khuyên dành cho tất cả cha mẹ là không nên hút thuốc khi mang thai, không hút thuốc trong nhà hoặc quanh em bé và nhớ đặt bé ngủ tư thế nằm ngửa hoặc nghiêng.
Theo buonchuyen