Chị em nào bị VIÊM NHIỄM, NẤM NGỨA chỉ cần rửa thứ nước này sau 1 lần ĐỠ HẲN LUÔN, sau 3 lần thì KHỎI HẲN, THƠM THO, SẠCH SẼ

Ai đã từng bị viêm nhiễm phụ khoa mới thấu hiểu hết cái cảm giác ngứa ngáy khó chịu, rấm rứt mãi không thôi ở vùng nhạy cảm. Đặc biệt là những chị em đã có gia đình, sinh con và thường xuyên gần gũi chồng sẽ dễ bị viêm nhiễm nhiều hơn ấy ạ. Nguyên nhân gây ra triệu chứng này thường là do chúng ta vệ sinh không sạch sẽ hoặc chưa đúng cách, cũng có thể do hormone trong cơ thể bị thay đổi, thói quen “yêu” không an toàn…

Em cũng đã từng trải qua cảm giác ngứa ngáy “như điên như dại” ở vùng ấy sau khi sinh bé đầu tiên bằng phương pháp đẻ thường nhưng sau đó nhờ mẹ mách cho bài thuốc dân gian đơn giản từ lá ổi mà khỏi tiệt luôn từ hồi ấy đến bây giờ.

Em nghĩ trong diễn đàn cũng rất nhiều chị đang phải chịu nhiều khó chịu vì bệnh phụ khoa nên tiện đây em chia sẻ cho các mẹ cùng tham khảo nè!

Ảnh internet

Bài thuốc chữa bệnh phụ khoa từ lá ổi

Chuẩn bị:

5 – 7 lá ổi bánh tẻ (không quá non cũng không quá già), 1 lít nước sạch và 1 chút muối

Thực hiện:

– Đem lá ổi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi với 1 lít nước khoảng 15-20 phút thì cho 1 chút muối vào khuấy đều, để nguội bớt.
– Dùng nước này khi còn ấm để ngâm rửa vùng nhạy cảm khoảng 10 phút, không nên ngâm quá lâu.
– Mỗi ngày, các chị em có thể ngâm rửa bằng nước lá ổi từ 1-2 lần đến khi cảm thấy không còn các triệu chứng ngứa ngáy, bỏng và nóng rát thì ngưng dùng.

Một lưu ý khi dùng phương pháp này là các chị chỉ nên vệ sinh bên ngoài vùng nhạy cảm, không nên thụt rửa sâu vào bên trong và không ngâm quá lâu để tránh vi khuẩn từ bên ngoài tấn công ngược vào bên trong gây viêm nhiễm nặng nề hơn.

Em có tham khảo ý kiến của một người bạn làm bác sĩ thì được trả lời rằng phương pháp này hoàn toàn có căn cứ khoa học. Bởi trong lá ổi có các hoạt chất kháng viêm, kháng khuẩn giúp ức chế sự hoạt động của vi khuẩn, cải thiện các triệu chứng viêm nhiễm hiệu quả.

Vì thế nếu chị nào đang đau đầu vì bị viêm nhiễm vùng nhạy cảm thì áp dụng thử cách này nhé!

Khi tìm hiểu thêm về lá ổi thì em biết được chúng còn có rất nhiều công dụng thần kỳ khác cực tốt cho sức khỏe nữa các mẹ nhé! Bởi trong Trong lá ổi có chứa nhiều thành phần tinh dầu, beta-sitosterol, axit guajavalic, cóalpha-limonen, axit maslinic.

Theo Đông y, lá ổi có tính ấm, vị đắng sáp nhưng lại có công tiêu thũng, giải độc và cầm máu rất tốt. Vì vậy, có rất nhiều bài thuốc cực hay từ lá ổi như sau đây ạ:

Lá ổi chữa hôi miệng

Các chất chống khuẩn, chống viêm và đặc biệt là chất tanin có trong lá ổi có tác dụng cực tốt trong việc chữa hôi miệng. Cách chữa bệnh rất đơn giản như sau: Các chị có thể dùng lá ổi xanh để nhai sau đó nhỗ bã, cách này sẽ giúp sát khuẩn hiệu quả. Hoặc có thể dùng lá ổi đem đi đun sôi và nấu, sau đó dùng xúc miệng mỗi ngày, cách này cũng rất hiệu quả cho việc chữa hôi miệng.

Chữa bệnh tiêu chảy từ lá ổi

Đây là một bài thuốc dân gian khá thông dụng và hiệu quả. Cách làm như sau: dùng búp ổi , củ sả , củ riềng, sau đó thái nhỏ, sao qua, sắc lấy nước đặc dùng để uống. Hoặc dùng ngọn lá ổi cùng với vài hạt muối trắng giã nhuyễn và cho thêm tí nước sôi để nguội hòa tan, chắt lấy phần nước để uống.

Chữa đau răng, nướu răng, viêm họng

Lá ổi tươi là một phương thuốc chữa đau răng lợi rất hiệu quả. Người bị các chứng bệnh về răng lợi chỉ cần giã nát lá ổi rồi đắp trực tiếp vào vết đau hoặc xay lá ổi lấy nước để súc miệng sẽ giúp giảm đau, sưng lợi rất hiệu quả. Bởi các chất kháng khuẩn trong lá ổi có tác dụng bảo vệ răng và nướu nên được sử dụng như một thành phần trong kem đánh răng và làm mát miệng

Ngăn ngừa rụng tóc

Dùng lá ổi đun sôi với nước, sau đó lấy nước thoa lên tóc từ da đầu ra tới ngọn tóc, có thể ngăn ngừa được bệnh rụng tóc.

Điều trị mụn trứng cá và các vết thâm

Các vết thâm, mụn trứng cá thường khiến bạn cảm thấy khó chịu và làm mất đi vẻ đẹp của bạn. Để có cách cải thiện tình trạng này, bạn chỉ cần dùng lá ổi giã nhuyễn, sau đó đắp lên vùng da mặt có mụn, các chất khử trùng sẽ giúp tiêu diệt vi khuẩn gây mụn.

Phương thuốc tự nhiên chữa bệnh sốt xuất huyết

Lá ổi chiết xuất có thể làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu và không độc hại nên có tác dụng tốt đối với người bị sốt xuất huyết. Để thực hiện điều này, đun sôi 9 lá ổi trong 5 chén nước cho đến khi còn lại 3 chén nước. Sau khi lọc lấy nước và làm mát, chia uống ba lần một ngày.

Theo Khoe&dep

Xem thêm: Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi: “Mẹ bầu có nên dọn dẹp “vùng kín” trước khi lên BÀN ĐẺ hay không?”

Có cần dọn dẹp “vùng kín” trước khi sinh không là thắc mắc khó nói của không ít mẹ bầu.

Trước thời điểm lâm bồn, các mẹ bầu luôn có nhiều vấn đề cần bận tâm. Một trong số đó chính là chuyện có cần “dọn dẹp vùng kín” không và xử lý thế nào cho đúng.

Mẹ có nên “dọn dẹp vùng kín” trước khi sinh?

Tại các bệnh viện, vệ sinh “chỗ ấy” cho các mẹ bầu trước thời điểm lâm bồn là một điều khá phổ biến. Dưới đây là những lý do vì sao thực hiện công đoạn này là một việc cần thiết:

+ Giúp giữ vệ sinh cho bé.

+ Loại bỏ các nguy cơ nhiễm trùng nếu mẹ bị cắt tầng sinh môn.

+ Giúp cho việc rạch và khâu tầng sinh môn dễ dàng hơn.

+ Tạo thuận lợi cho quá trình mổ đẻ.

Đôi khi, y tá hay bác sĩ phụ sản sẽ làm thay các mẹ nhưng nhiều mẹ sẽ cảm thấy ngại khi để người lạ “dọn dẹp” giúp mình nên thường chọn cách tự “xử lý” ở nhà từ trước khi sinh.

Các chuyên gia cho rằng các mẹ đừng nên tự cạo hoặc waxing trước thời điểm sinh 7 ngày – bất kể là đẻ thường hay đẻ mổ. Điều này cơ bản là để phòng tránh nhiễm trùng từ những vết cắt nhỏ trên da, thứ có thể thu hút vi khuẩn.

“Dọn dẹp” lông vùng kín sẽ giúp quá trình sinh diễn ra thuận lợi hơn. (Ảnh minh họa)

“Dọn dẹp lông vùng kín” từng là một chủ đề gây tranh cãi. Trong khi một số bệnh viện khuyên các mẹ nên đi cạo, các nhà nghiên cứu lại phản đối điều này. Vì thế, các mẹ cần phải cân nhắc những mặt lợi và hại của việc này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Lợi ích và nguy cơ của việc cạo lông “vùng kín” trong thai kỳ

Lợi ích

– Khu vực “rậm rạp” ở “cô bé” là môi trường lý tưởng cho sự phát triển của vi khuẩn. Việc giữ cho vùng này sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn là rất cần thiết. Nó ngăn các bệnh truyền nhiễm tiếp xúc với bé. Khi vi khuẩn có điều kiện sinh sôi trong vùng kín, chúng sẽ có thể di chuyển đến vùng thai nhi để gây các bệnh truyền nhiễm.

– Một “vùng kín” được cạo rửa sạch sẽ giúp bác sĩ phụ khoa có góc nhìn tốt hơn nếu muốn thực hiện bất kỳ sự can thiệp nào, như kẹp đầu thai nhi khi đỡ đẻ.

– Cắt tỉa hoặc cạo lông “vùng kín” sẽ giảm việc tiết mồ hôi và giữ khu vực này khô thoáng.

– Tạo điều kiện thuận tiện hơn cho việc lau khô vết máu bị dây vào vùng kín sau khi sinh.

Nguy cơ

– Không giữ vệ sinh khi “dọn dẹp vùng kín” có thể dẫn đến nhiễm trùng. Các mẹ chỉ nên dùng những dụng cụ đã tiệt trùng hoặc chỉ dùng một lần.

– Lông mọc lại sẽ gây khó chịu do chúng tạo cảm giác ngứa ngáy.

– Cạo không đúng phương pháp sẽ dẫn đến hiện tượng lông mọc ngược vào trong da gây đau đớn.

– Một vấn đề thực tiễn hơn là các mẹ cần có sự trợ giúp của người khác bởi bụng bầu sẽ cản tầm nhìn đến vùng kín.

Nếu các mẹ chưa thể quyết định nên giải quyết lông “vùng kín” như thế nào, hãy tìm sự giúp để gỡ rối nỗi lo trên. Còn băn khoăn về vấn đề trên? Hãy làm theo các điều dưới đây:

– Nhờ bác sĩ tư vấn. Việc này sẽ giúp các mẹ sớm đưa ra quyết định đúng đắn.

– Nói chuyện với bạn bè, người thân đã từng phải cạo hoặc chưa phải “dọn dẹp chỗ ấy” khi lâm bồn. Nó sẽ giúp các mẹ thay đổi quan điểm về quá trình này.

– Nếu các mẹ quyết định sẽ đi cạo, đừng do dự nhờ các bố giúp đỡ. Nhưng hãy đảm bảo các mẹ đã lựa chọn phương pháp an toàn.

Mẹ có thể tự “dọn dẹp” ở nhà nếu cảm thấy không thoải mái khi để người khác làm giúp. (Ảnh minh họa)

Loại bỏ phần lông mu khi mang thai bằng cách nào?

– Waxing hoặc Sugaring: Đây là cách thức bôi dung dịch được đun nóng lên da và bóc chúng để loại bỏ phần lông. Với bụng bầu ngày càng to, việc thực hiện cách này với các mẹ sẽ khá khó khăn. Vì thế, phương pháp này chỉ nên được thực hiện tại salon, nơi các nhân viên chuyên nghiệp có thể làm giúp các mẹ.

– Kem triệt lông: Các mẹ cũng có thể dùng kem triệt lông miễn là da không bị dị ứng với loại mĩ phẩm trên, và phải dùng sớm nhất có thể. Thành phần hóa học của loại kem này có thể thẩm thấu vào tận phần nang lông để triệt tiêu chúng hoàn toàn, tạo điều kiện loại bỏ lông dễ dàng hơn.

– Dao cạo: Hoặc các mẹ có thể dùng dao cạo điện nếu muốn cạo nhanh phần lông mu. Chúng cũng có thể được sử dụng trong thai kỳ.

Nếu cảm thấy khó khăn khi phải tự “dọn dẹp” tại nhà thì mẹ cũng đừng mắc cỡ khi để bác sĩ hoặc nữ hộ sinh thực hiện việc này. Đây là quá trình diễn ra thường xuyên trong bệnh viện và các nữ hộ sinh đã quá quen với công việc này. Tuy nhiên, mẹ cần đảm bảo người cạo lông sử dụng một gói dao cạo mới. Gói dao cạo này nên được để trước mặt mẹ. Nếu các mẹ cảm thấy đau, hãy nói cho bác sĩ biết. Điều này cực kỳ quan trọng bởi một vết cắt nhỏ cũng có thể gây nhiễm trùng. Ngoài ra, đừng hoảng loạn nếu quá trình này được diễn ra cả khi mổ đẻ và đỡ đẻ.

Muốn “dọn dẹp” hay không là hoàn toàn tùy thuộc vào mong muốn của người mẹ. (Ảnh minh họa)

Nếu các mẹ không muốn phải cạo lông “chỗ ấy”, hãy cho bác sĩ được biết lý do và lắng nghe những gì họ nói. Việc “dọn dẹp chỗ ấy” trước khi sinh chỉ là lựa chọn mang tính cá nhân và phụ thuộc vào thói quen vệ sinh của các mẹ. Khi có cả những nghiên cứu đồng tình hoặc bác bỏ cách thức trên, thì tốt nhất các mẹ trước tiên nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ.

Theo bau.vn

Comments (0)
Add Comment