Chữa mề đay trong tầm tay với 3 bài thuốc dân gian từ 3 loại lá cực rẻ

Chị em nào thường xuyên bị mề đay viếng thăm sẽ biết bệnh này gây khó chịu và mệt mỏi vô cùng. Tuy nhiên, chỉ với 3 bài thuốc từ 3 loại lá sau, mọi người có thể chữa bệnh mề đay trong tầm tay đó ạ..
Chữa mề đay trong tầm tay với 3 bài thuốc dân gian từ 3 loại lá cực rẻ (Hình ảnh minh họa)

Em bị chứng mề đay đã nhiều năm nay. Cứ mỗi lần nắng nóng là da dẻ lại ngứa rát, rất khó chịu, nhưng không biết cách nào để khắc phục cả. Tuy em có dùng thuốc Tây nhưng do dị ứng với kháng sinh nên cũng chẳng thấy hiệu quả gì. Tình trạng này kéo dài nhiều năm và em đành chấp nhận “sống chung với lũ” ..

Tình cờ, nhân một lần về quê, sau khi em “dốc bầu tâm sự” cùng ngoại thì bị bà la cho một trận cái tội giấu bệnh không kể với bà. Rồi bà mách cho em cách chữa bệnh mề đay bằng 3 loại lá mà nhà nào ở quê cũng có. Em liền thực hành ngay và tình trạng mề đay giảm hẳn, các chị cũng nên thử xem nhé.

1. Ba loại lá vừa rẻ lại còn giúp chữa mề đay.

Lá khế

Em được biết theo Đông Y, các bệnh như dị ứng, mẩn ngứa, mề đay khởi phát là do cơ thể tích tụ nhiều nhiệt nóng, chức năng thải độc của gan lại kém dẫn đến uất kết dưới da gây ngứa.

Trong khi đó, lá khế vị chát tính lạnh có tác dụng tán nhiệt độc, lợi tiểu tiện, nên rất thích hợp dùng chữa các chứng lở ngứa, ung nhọt do huyết nhiệt, điển hình là lá khế rất được ưa dùng để chữa bệnh mẩn ngứa, mề đay.

Lá khế vị chát tính lạnh ,dùng để chữa bệnh mẩn ngứa, mề đay. (Hình ảnh minh họa)

Bài thuốc: Với những trường hợp nổi mẩn ngứa, mẩn đỏ, sưng tấy, chị em có thể dùng lá khế để chữa bệnh theo các cách sau:

Cách 1: Rang héo lá khế tươi ở nhiệt độ vừa phải (tránh nóng quá sẽ gây bỏng da) rồi chà xát lên những vùng da bị dị ứng. Lặp lại vài lần cho đến khi khỏi hẳn thì dừng lại.

Cách 2: Dùng khoảng 200g lá khế chua, sau đó rửa sạch rồi vò hoặc xay nát, cho vào nồi cùng 2 lít nước, đun sôi. Dùng nước đã nguội lau lên người và tắm lại bằng nước sạch.

Cách 3: Dùng lá khế cùng vỏ rễ sắc lấy nước uống mỗi ngày giúp hỗ trợ điều trị mẩn ngứa, dị ứng, mề đay từ bên trong cực hiệu quả.

Tía tô

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm, có tác dụng trị cảm lạnh, đầy bụng, nôn mửa. Cành tía tô có vị cay ngọt, có tác dụng an thai, giảm đau, hen suyễn. Ngoài ra, lá tía tô còn có giá trị dinh dưỡng cao, giàu vitamin A, C, giàu hàm lượng Ca, Fe, và P…

Theo Đông y, tía tô có vị cay, tính ấm (Hình ảnh minh họa)

Bài thuốc: Chị em nào bị mề đay mẩn ngứa do tiếp xúc ánh nắng mặt trời thì lấy khoảng 50g lá tía tô tươi đem rửa sạch và cắt nhỏ; sau đó cho vào cối giã, vắt nước cốt uống và dùng phần bã để xát vào chỗ da bị nổi mẩn sẽ đỡ rất nhiều, ngứa ngáy cũng giảm đáng kể.

Lá hẹ

Trong điều trị bệnh mề đay, lá hẹ tác dụng giúp giải độc tố từ bên trong cơ thể, làm giảm tác nhân gây bệnh đồng thời nhờ tính dịu mát thanh nhiệt giúp giảm các triệu chứng nổi mề đay như: ngứa, nổi mẩn, phù ngoài da. Từ đó loại bỏ hạn chế tình trạng tổn thương ngoài da do nổi mề đay một cách nhanh nhất.

Cách chữa bệnh mề đay bằng hẹ chị em nên làm cho đúng và cẩn trọng khi sắc thuốc nha.

Bài thuốc: Chị em chuẩn bị khoảng 100g lá hẹ tươi, nhặt và rửa sạch sau đó đem ngâm nước muối pha loãng khoảng 5 phút, nhằm loại bỏ sạch vi khuẩn gây bệnh rồi vớt ra để ráo.

Lá hẹ giúp giải độc tố từ bên trong cơ thể, làm dịu mát thanh nhiệt. (Hình ảnh minh họa)

Tiếp đến, chị em cắt lá hẹ thành từng khúc dài tầm 2-3 cm, sau đó cho vào nồi và chế thêm nước khoảng 500ml nước vào và đun sôi. Đun khoảng 8-10 phút thì tắt bếp để nguội lấy nước uống, phần bã chà xát lên vùng da bị nổi mề đay, rồi dùng khăn lau sạch lại sẽ thấy giảm ngứa, giảm khô da rất hay.

Chị em lưu ý, vì lá hẹ có tính ấm nên những người bị bốc hỏa tuyệt đối không nên dùng lá hẹ, và cũng không nên dùng lá hẹ với mật ong, thịt bò vì sẽ gây phản ứng trái ngược.

2. Chữa phải kết hợp phòng tránh thì bệnh mề đay mới thuyên giảm.

Cách chữa bệnh mề đay bằng dân gian nói trên chỉ áp dụng cho những ai biết yêu thương và bảo vệ mình thôi ạ. Chứ áp dụng xong mà các chị cứ ăn uống những chất kích thích, hay ra ngoài trời gió, trời nắng mà không che chắn thì thuốc tiên cũng vô dụng.

Chữa phải kết hợp phòng tránh thì bệnh mề đay mới thuyên giảm. (Hình ảnh minh họa)

Chị em cần tránh để cơ thể rơi vào tình trạng bị lạnh đột ngột, nhất là lúc chuyển mùa, mưa nhiều,

  • Chị em bị bệnh mề đay nên kiêng các loại thức ăn dễ gây bệnh mề đay như tôm, cua, ốc…
  • Chị em không nên uống rượu bia, bởi vì các thức uống có cồn là các yếu tố thuận lợi cho bệnh mề đay xuất hiện hoặc tái phát.
  • Chị em luôn nhớ để vệ sinh sạch sẽ họng, miệng, răng bằng cách đánh răng, súc nước muối sinh lý hàng ngày để tránh mắc các bệnh do vi sinh vật gây ra.
Comments (0)
Add Comment