Có nồi cơm điện mà bạn không biết những mẹo này thì uổng phí quá

Ngoài công dụng nấu cơm ra, mọi người vẫn hay dùng nồi cơm để nấu xôi hay nấu cháo, nhưng đảm bảo những cách dùng dưới đây sẽ làm bạn phải bất ngờ vì chưa bao giờ nghĩ tới.

1. Ủ sữa chua

Nấu sữa chua không khó nhưng làm sao để ủ sữa chua để nó lên men thật ngon lại không hề dễ. Tuy nhiên, bạn có thể dùng nồi cơm để ủ sữa chua. Cách này đơn giản mà còn đảm bảo thành phẩm sẽ rất ngon.
Cách làm:

Ảnh internet

Chuẩn bị sẵn: 1 lít sữa tươi, 2 lon sữa đặc có đường và 2 hũ sữa chua để dùng làm men.

– Đun sữa tươi và sữa đặc cùng nhau, không được cho thêm nước, nhớ khuấy đều tay. Gần sôi thì tắt bếp.
– Đợi hỗn hợp nguội còn khoảng 35 độ C, cho thêm sữa chua vào, khuấy thêm 4 phút cho sữa chua tan đều.
– Cho sữa chua ra hủ nhỏ, sau đó cho vào nồi cơm điện. Cho thêm nước ấm khoảng 45 độ C vào nồi, ngập khoảng 2/3 hủ sữa chua. Đóng nắp nồi cơm lại để ủ, để trong vòng 4-6 tiếng. Sau 2 tiếng, nên bật chế độ Warm của nồi cơm khoảng 15 phút để nước trong nồi không bị nguội đi. Tuy nhiên không nên bật quá lâu vì nếu nước bị nóng quá cũng ảnh hưởng đến chất lượng của sữa chua đấy nhé!

2. Làm bánh pizza

Thường nhiều người nghĩ làm đế bánh pizza phải có lò nướng. Chỉ cần nồi cơm các bạn cũng đã làm được rồi nhé. Dưới đây là cách làm đế bánh bằng nồi cơm điện.

Chuẩn bị: 500g bột mì, 10g men nở, 3g muối, 280ml nước lọc và 2 muỗng cà phê dầu oliu. Đối với nguyên liệu phần nhân bánh thì các bạn có thể tùy chọn nhé.

Cách làm:

Ảnh internet

– Trộn đều bột, muối, và dầu oliu. Dùng nước ấm hòa tan men và từ từ cho vào nhào thật đều tay. Khi bột mịn, cho bột nghỉ nửa tiếng.
– Cán bột bánh dày khoảng 2cm.
– Bật cho nồi cơm nóng. Sau đó cho bánh đã cán vào nồi, bật chế độ cooking trong vòng 15 phút cho vàng mặt bánh. Sau đó mở nồi và trở mặt bánh. Lúc này cho nhân bánh, phết sốt cà chua và pho mát vào. Sau đó tiếp tục bật chế độ cooking trong vòng 10 phút nữa là xong. Đơn giản vậy thôi à

3. Làm bánh bông lan

Chuẩn bị: 50g bột mì, 150g đường, 30g bơ lạt, 5 quả trứng, 50g bột bắp, 50ml sữa tươi, 30ml dầu ăn, 3g muối, 1 ống vani.

Cách làm:

Ảnh internet

– Tách riêng lòng đỏ và lòng trắng

– Chọn tốc độ yếu đánh bông lòng trắng trứng. Khi bọt nổi lớn, cho thêm muối vào và đánh nhanh. Từ từ cho thêm đường vào, đánh đến khi lòng trắng nổi bông.

– Dùng sữa tươi và vani cho vào phần lòng đỏ, đánh đều tay bằng dụng cụ đánh trứng.

– Trộn bột bắp và bột mì lại với nhau. Sau đó rây vào phần lòng đỏ trứng và trộn đến khi có được hỗn hợp thật mịn nhuyễn.

– Chia lòng trắng trứng đã đánh thành 3 phần và cho từ từ vào phần lòng đỏ đã đánh. Cứ như vậy đánh cho hết số lòng trắng trứng trứng đến khi có được hỗn hợp mịn màu vàng nhạt.

– Lót dưới đáy nồi cơm điện một lớp giấy nướng hoặc một lớp bơ. Sau đó đổ hỗn hợp bột vào nồi, bật chế độ cooking. Nấu đến khi nồi chuyển sang chế độ warm, để thêm khoảng 20 phút. Để kiểm tra bánh chín hay chưa nên dùng tăm xiên qua bánh, nếu tăm ướt, bật chế độ cooking thêm lần nữa và tiếp tục nấu. Khi nào thấy bánh nở xốp là xong!

4. Bắp rang bơ

Cái này dễ làm ở nhà nhất vì chẳng đòi hỏi phải khéo léo hay sao cả.

Chuẩn bị: 150g hạt bắp, bơ, vani và dầu ăn.

Cách làm:

Ảnh internet

– Cho một lớp dầu ăn vào trong nồi, bật chế độ cook trong khoảng 1 phút, sau đó cho thêm bơ vào, chế độ cook thêm 3 phút nữa.
– Chuyển sang đế độ warm rồi cho thêm hạt bắp vào, đóng nắp và bật chế độ cook. Để khoảng 4 phút thì bắp bắt đầu nổ, mở nắp rồi dùng đũa đảo đều để tất cả các hạt bắp nổ đều. Đóng nắp lại thêm 1-2 phút là đã có ngay món bắp rang bơ.

Chiếc nồi cơm dùng hàng ngày tưởng chỉ có công dụng như vậy thôi nhưng không ngờ nó lại đa năng đến vậy đúng không các mẹ. Chúc mọi người thành công với mấy món này nhé!

***

Ăn cơm trắng quá lâu rồi cũng ngán, hãy thử ngay một trong những cách nấu cơm sau đảm bảo ngon hơn nhà hàng

Chỉ cần đổi chút nguyên liệu và cách nấu là bữa cơm hàng ngày sẽ trở nên hấp dẫn như khi bạn ăn cơm tại các nhà hàng rồi đấy, cùng khám phá nhé !

1. Ngâm gạo trước khi nấu

Ảnh internet

Sau khi vo gạo xong bạn nên đo lượng nước sao cho vừa đủ với loại gạo cần nấu rồi để ngâm ít nhất là 15 phút đến 30 phút, hoặc chẳng may bạn quên và ngâm lâu hơn thì cũng không sao nhé. Tác dụng của việc ngâm gạo sẽ giúp cơm nhanh chín và tơi xốp hơn.

2. Thêm đá vào nồi trước khi nấu

Ảnh internet

Sau khi vo gạo và đổ nước vào nồi, bạn bỏ thêm 2 đến 3 viên đá vào, để khoảng 15 phút rồi mới bắt đầu cắm điện, bấm nút nấu.

Đá có tác dụng trì hoãn thời gian hấp thu nước của gạo, làm tăng độ dẻo của gạo hơn. Bỏ đá vào gạo sẽ làm tăng lượng axit amin, ngăn chặn enzyme phân hủy độ ngọt trong hạt gạo, mang đến hương vị tuyệt vời hơn rất nhiều.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể cho thêm một ít mật ong để cơm có mùi vị thơm ngon hơn.

3. Thêm yến mạch vào cơm

Ảnh internet

Mặc dù là một loại lương thực phụ, nhưng yến mạch lại rất giàu protein và xenlulozo. Bởi vậy, việc thêm một chút yến mạch vào cơm không chỉ làm cơm thơm ngon hơn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.

4. Dùng nước trà nấu cơm

Ảnh internet

Cách làm này không chỉ khiến gạo thơm, cơm có màu sắc bắt mắt, mà còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa.

Cách thực hiện cũng hết sức đơn giản: Chuẩn bị 0,5 – 0,7g lá trà, ngâm vào 1kg nước sôi từ 5 – 8 phút, dùng vải thưa lọc hết bã, đổ nước trà đã lọc sạch bã vào gạo đã vo sạch và nấu như bình thường, đợi đến khi cơm chín là được.

5. Cho giấm vào cơm

Ảnh internet

Khi nấu cơm vào mùa hè, cứ 1,5kg gạo cho vào 2 – 3ml giấm ăn hoặc nước chanh. Giấm sẽ làm cho cơm trắng, không dễ bị thiu hay bị chua.

6. Thêm muối vào cơm

Ảnh internet

Khi nấu cơm, việc bỏ thêm một chút muối có thể giữ cho cơm lâu thiu hơn. Thậm chí ngay cả khi thời tiết nắng nóng, muối vẫn có thể bảo quản cơm mà không cần bỏ vào tủ lạnh.

Ngoài ra, khi hấp lại cơm nguội, cho thêm một ít nước muối có thể loại bỏ mùi vị khác lạ ở cơm nguội.

7. Thêm một ít bơ hoặc dầu ăn

Ảnh internet

Khi nấu nhỏ vài giọt dầu, bơ hoặc mỡ động vật vào cơm sẽ giúp cơm đẹp, có màu vàng óng, tơi mềm và còn đảm bảo cho nồi không bị cháy.

8. Nấu cơm bằng nước luộc gà

Ảnh internet

Món cơm gà có màu vàng óng cùng với hạt gạo mềm thơm chắc chắn là món nhiều người đã từng ăn và yêu thích. Vậy thì sao không tranh thủ làm món này những dịp gia đình thèm ăn gà nhỉ!

Bạn chỉ cần cho gà vào luộc khoảng 10 phút thì cho 1 thìa cà phê muối, 1/2 thì đường, 1 thìa bột nghệ vào rồi khuấy tan. Sau đó vo sạch gạo, cho và nồi nước luộc gà rồi nấu chín. Khi nấu bạn nhớ canh nước để cơm chín mềm, dẻo thơm không quá khô hay quá ướt.

9. Nấu cơm bằng nước dừa, là dứa

Cho vào nồi 3 chén nước dừa tươi + 1/2 muỗng cà phê muối + lá dứa, bắc lên bếp đậy lại nấu sôi. Khi thấy nước thật sôi trút gạo vào. Nhớ vớt bó lá dứa đế lên trên mặt gạo sau khi đã khỏa mặt gạo cho bằng phẳng. Đậy nắp nồi lại, gạo sẽ nở dần trong dung dịch nước. Khi gạo nỏ đều vớt lá dứa ra bỏ, bớt lửa dể dù hơi cơm chín.

Sau khi nấu xong cơm sẽ có mùi thơm và vị ngọt mát của dừa và lá dứa, hạt cơm mềm và chín đều, rất hấp dẫn. Bạn có thể dùng cơm với rau thịt bò, thịt gà, tôm hoặc các loại hải sản khác đều rất ngon.

10. Nấu cơm bằng nước sôi

Thông thường, bạn chỉ nấu cơm bằng nước sôi khi cần gấp, nhưng thực tế, đó lại là cách nấu khoa học nhất. Vì khi nấu bằng nước sôi, lượng vitamin B1 có trong gạo sẽ không bị mất đi, vừa đảm bảo chất lượng gạo, cơm lại ngon.

Comments (0)
Add Comment