Theo lương y Vũ Quốc Trung, trong quá trình làm gà, bên trong mề gà có một lớp vỏ màu vàng phải lột ra, chính cái lớp này lại là “báu vật”..
Ông chia sẻ cách giữ màng mề gà khi mổ để làm thuốc như sau: Sau khi mổ gà lấy mề, lập tức bóc lấy màng rồi rửa sạch phơi khô, rửa nhẹ tay để thức ăn sót lại trôi hết, màu càng vàng đậm càng tốt, trên mắt có nhiều nhăn.
Màng mề gà có tác dụng tiêu thực tương đối mạnh nên đầy bụng khó tiêu do ăn quá nhiều thịt hay quá nhiều chất bột, nhiều kẹo bánh sữa thì sử dụng màng mề gà.
Lương y Trung cho biết, có thể sử dụng màng mề gà để làm các bài thuốc thêm nếu không uống trực tiếp vì nhiều người sợ bộ phận này bẩn. Khi đó có thể uống cùng các loại thuốc khác nâng cao hiệu quả.
Cũng theo lương y Vũ Quốc Trung, người bình thường cũng có thể thi thoảng ăn một chút màng mề gà, có tác dụng tăng cường sức khỏe, tốt cho lá lách, dạ dày, điều hòa gan, còn có thể phòng ngừa sỏi thận.
Lương y Võ Hoàng Yên chia sẻ bài thuốc với màng mề gà như sau:
Bài thuốc 1:
Màng mề gà, bạch truật sao, liều lượng bằng nhau 200g, nghiền thành bột. Mỗi lần 8g, ngày uống 2 lần, chiêu với nước đun sôi, uống trước bữa ăn. Trị viêm ruột mạn tính, tiêu chảy, ruột dạ dày trướng đầy khó chịu.
Bài thuốc 2:
Màng mề gà, bạch truật, gừng khô, mỗi thứ 125g. Đại táo nhục 250g, hấp chín. Ba vị trên sao, nghiền thành bột, thêm táo nhục, giã nát làm bánh, sấy khô. Mỗi lần uống 12g, ngày uống 2 lần, uống khi đói. Trị tỳ hư tiêu chảy, tiêu hoá khó. Dùng trị sỏi bàng quang.
Bài thuốc 3:
Màng mề gà 16g, kim tiền thảo 20g, uất kim 12g, hồ tào 20g, hải kim sa 20g. Sắc uống có tác dụng trị sỏi mật, sỏi thận. Ngoài ra, có thể dùng màng mề gà nghiền thành bột mịn. Dùng ngoài trị viêm xoang miệng, viêm lợi, viêm hạnh nhân. Có thể trộn với mật ong thành thuốc cao bôi, trị cước mùa đông.