Chị gái em là một người bận rộn nên cực kỳ ưa chuộng phong cách tiện lợi. Vì muốn tiết kiệm thời gian đến mức tối đa, chị ấy luôn đi siêu thị mỗi tháng 2 lần, có khi lười quá thì chỉ đi 1 lần thôi. Thế nên, có những thực phẩm rất lâu sau kể từ khi đi chợ mới được dùng đến.
Có những lúc rau đã héo, củ đã úa mà chị gái em vẫn gắng sức ăn cho hết bởi tiếc công, tiếc của. Mỗi lần khuyên can là chị em lại gạt đi, cho rằng đồ ăn đã để trong ngăn đá thì bảo quản được vài năm là ít, không nhất thiết phải làm quá lên. thấy Chính thói quen bất cẩn trong ăn uống và sự thiếu hiểu biết về thời hạn sử dụng của những thực phẩm quen thuộc, chị em đã phải nhập viện vì ngộ độc thực phẩm.
Bị ám ảnh từ trường hợp của bà chị gái nên lần nào lục thức ăn trong tủ lạnh là em đều ngại dùng vì hoang mang nó còn an toàn không. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, giờ em đã nắm được một số thông tin rất hay, em xin chia sẻ luôn cho các chị em nè.
1. Danh sách ‘vàng’ về thời gian bảo quản đồ ăn trong ngăn đá tủ lạnh, chị em nên biết.
Theo các chuyên gia, ăn nhiều thực phẩm chứa trong ngăn đá tủ lạnh thực sự không hề tốt. Nhất là thịt, nếu để quá lâu ngày dễ gây ngộ độc, hoặc bị đau bụng, tiêu chảy, chóng mặt, buồn nôn, thậm chí là sốt cao… Vì vậy, chị em cần biết thời gian bảo quản tối đa của từng loại thức ăn nhé.
Các loại thịt
Sườn lợn hay thịt lợn dính sườn: 4 – 6 tháng., Thịt lợn nướng: 4 – 12 tháng, Thăn bò: 6 – 12 tháng. Sườn bò: 4 – 6 tháng. Thịt bò nướng: 12 tháng. Gà nguyên con: 12 tháng. Gà chia phần: 9 tháng. Gà nướng: 4 tháng. Gà tẩm bột chiên: 1 – 3 tháng. Thịt lợn xay: 3 – 4 tháng.
Lòng phèo, tim gan: 3 – 4 tháng. Thịt hươu, thịt nai: 3 – 4 tháng. Thịt lợn muối xông khói: 1 tháng. Thịt giăm bông: 2 tháng. Xúc xích: 1 – 2 tháng. Các món thịt nướng ướp gia vị: 4 – 6 tháng.
Hải sản
Thịt cá lọc xương: 6 tháng. Cá béo (các loại cá có chứa dầu như cá hồi): 2 – 3 tháng. Cá đã nấu chín: 4 – 6 tháng. Cá xông khói: 2 tháng. Hải sản có vỏ (ngêu, sò, ốc): 2 – 3 tháng. Mực: 3 – 6 tháng.
Tôm hùm: 12 tháng.
Cua: 10 tháng.
Tôm tươi, sò điệp: 3 – 6 tháng.
Hàu tươi: 2 – 3 tháng.
Đồ hộp đã mở: 2 tháng.
Hoa quả và rau củ
Các loại quả mọng nước (cam, quýt): 3 tháng.
Các loại quả khác: 9 – 12 tháng. Các loại hạt: 3 tháng.
Các loại rau: 8 – 12 tháng.
Đồ uống
Sữa: 3 – 6 tháng.
Nước hoa quả (tự làm): 6 tháng.
Nước hoa quả (nhà máy sản xuất): 12 tháng.
Sữa chua: 1 – 2 tháng.
Tinh bột
Cơm: 3 tháng.
Mỳ ý đã nấu: 3 tháng.
Pizza: 1 – 2 tháng.
Bơ: 6 – 9 tháng.
Bánh mì: 2 – 3 tháng.
Bánh quy: 6 – 8 tháng.
2. Những đồ ăn không nên bảo quản trong ngăn đá.
Các loại thịt chín đã thái nhỏ dùng trong thức ăn nhanh, Trứng đã luộc chín, Cà phê Mayonnaise (sốt làm từ lòng đỏ trứng gà), Bánh pudding, Salad Gạo Mì ý (chưa nấu), Ngũ cốc, Các loại đồ uống có ga như bia.
Táo, Dưa hấu, Hoa atiso, Cà pháo, cà tím, Xà lách, Khoai tây, Củ cải, Giá đỗ
3. Một số lưu ý để bảo quản thực phẩm đúng cách trong ngăn đá.
Theo Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), các bạn nên để nhiệt độ tủ lạnh ở mức bằng hoặc dưới 4 độ C và nhiệt độ ngăn đá là khoảng -18 độ C. 1 là hợp lý. Hầu hết các thực phẩm trước khi được bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh phải được xử lý qua.
Thực tế, các thực phẩm đông lạnh nên được sử dụng hết trong vòng 6 tháng để giữ hương vị và chất lượng tốt nhất. Chị em khi bảo quản thức ăn trong ngăn đá thì cố gắng tránh những lớp băng hình thành. Nếu thực phẩm bị mất nước ví dụ như tình trạng héo úa của rau củ, thì có thể nó đã bị “cháy đông” do mất đi chất dinh dưỡng. Lúc này, chị em cần vứt bỏ chứ đừng luyến tiếc mà ráng ăn cho hết nhé. Nguy hiểm lắm đó ạ.