Khỏi huyết áp cao đầy bất ngờ nhờ lá xương sông và ngải cứu
Bà Đinh Thị Minh (76 tuổi, thôn Bằng Sở, xã Ninh Sở, huyện Thường Tín, Hà Nội) bị chứng huyết áp caohành hạ trong nhiều năm liền. Mỗi khi huyết áp tăng cao, bà thường thấy chóng mặt, đau đầu dữ dội và khó thở.
Đặc biệt, bà thường xuyên thấy nhịp tim mình tăng cao, nặng ở ngực, chân tay thì bị tê liên tục. Có những lúc huyết áp cao tăng đột ngột khiến bà xây xẩm mặt mày, các mạch máu như muốn nổ tung ra. Nhiều lần con cháu lo sợ… bà về với tiên tổ.
Bà Minh tâm sự: “Năm 1970, tôi thấy cơ thể mệt mỏi mất sức, không làm được gì. Tôi đi khám thì được chẩn đoán huyết áp cao. Lúc đó huyết áp của tôi đã gần 200mmHg, nhiều lúc còn vượt ngưỡng đó cơ. Khi ấy nhà nghèo, cơm còn không có mà ăn, lấy đâu ra tiền đi chữa bệnh.
Trong vườn nhà chỉ có rau ngải cứu với lá xương sông, nhiều bữa cả nhà còn phải ăn thay cơm. Sau một thời gian ăn lá ngải cứu trừ bữa và đặc biệt là uống nước xương sông đun lên, tôi thấy người khỏe ra nhiều, không thấy mệt mỏi, hay khó thở nữa”.
Sau một thời gian, huyết áp của bà Minh đã trở về ổn định. Nhưng vài năm trở lại đây, chứng huyết áp cao của bà lại tái phát. Bà Minh cho hay: “Tôi cứ cố nhớ lại ngày xưa mình cũng bị huyết áp cao rồi và mình có ăn và uống mấy thứ lá gì đó rồi không bị huyết áp cao nữa.
Nghĩ mãi không ra, tôi đành lên Bệnh viện Đa khoa Ngọc Hồi khám và mua thuốc, mất tổng cộng 3 triệu đồng tiền thuốc mà bệnh không thuyên giảm. Huyết áp cao hành hạ khiến tôi không làm ăn được gì, nhiều lúc cao trên 200 mmHg.
Một ngày tôi ra vườn tưới cây thì chợt thấy có cây ngải cứu và lá xương sông. Khi đó tôi nhớ ra ngày trước mình đã được cứu sống nhờ những loại cây này. Tôi gọi đây là vị thuốc thiêng liêng”.
Lá xương sông đã trở thành người bạn đồng hành không thể thiếu, cho sức khỏe của bà Minh. Trong vườn nhà bà có một góc lớn để trồng xương sông và ngải cứu. Mỗi lần đi chợ, hay đi nhà thờ mà gặp người quen, bà lại hỏi thăm nhà họ có lá xương sông không, rồi xin về dự trữ trong tủ lạnh.
Hàng ngày bà cứ rửa sạch lá xương sông, cho vào nồi nước đun sôi, rồi chắt nước uống. Cách làm của bà giống như luộc rau thông thường.
Bà Minh vui vẻ cho biết: “Tôi mách cho nhiều người trong làng bị huyết áp cao uống. Nhưng họ còn cho cả trứng rồi cá thịt vào nấu lên như canh để ăn, nghe thì bổ béo thật nhưng không có tác dụng gì đâu.
Muốn chữa huyết áp cao bằng xương sông, chỉ cần rửa sạch và đun lên với nước lọc thôi, sôi một lúc thì bắc ra, để ngội và cứ thế chắt lấy nước uống thôi, đừng cho mắm muối gì cả”.
Trong vườn không thể thiếu xương sông, ngải cứu và gừng tươi
Theo bà Minh, trong vườn nhà bà luôn có một luống lớn trồng xương sông và ngải cứu, tủ lạnh luôn dự trữ sẵn gừng tươi. Bởi ba vị thuốc trên rất quan trọng với sức khỏe của bà.
Bà cho hay: “Tôi không chỉ bị huyết áp cao, mà thi thoảng huyết áp cũng xuống thấp.Lúc ấy tôi lại làm nắm ngải cứu đun lên uống, huyết áp lại tăng lên. Bây giờ tôi sắc chung, cả xương sông và ngải cứu vào với nhau, uống thay nước lọc. Vậy là huyết áp ổn định, luôn dưới 150mmHg.
Còn gừng, tôi dùng cho những lúc hệ tiêu hóa có vấn đề, lạnh trong người, hay mỗi khi cảm nhẹ… Nói chung tôi luôn dự trữ ba vị thuốc Nam nói trên, nên lâu nay tôi không phải uống thuốc gì nữa”.
Bà Minh tâm niệm: “Người Việt dẫm lên cây thuốc Nam mà… sống”. Mỗi khi có ai tới hỏi thăm bà cách chữa huyết áp cao, bà lại nhiệt tình chia sẻ về bài thuốc lá xương sông vừa rẻ vừa dễ kiếm.
Con cháu biếu bà nhân sâm hay thuốc bổ đắt tiền, bà cũng bỏ một góc và chỉ chung thành với ba vị thuốc Nam trên. Thậm chí bà còn lo nhà hết gừng tươi, nên lại cẩn thận thái ra, phơi khô để dự trữ mỗi khi cần đến.
Hiện bà Đinh Thị Minh đã ở độ tuổi xưa nay hiếm, nhưng sức khỏe vẫn rất tốt và minh mẫn. Hàng ngày bà vẫn giúp con cháu chăm sóc vườn tược, nấu cơm, tính toán chính xác tiền bán hàng tạp hóa của gia đình. Năm 2015, bà còn được nhận danh hiệu “Tuổi cao Gương sáng” của huyện Thường Tín, Hà Nội.
Cụ Nguyễn Thị Bấc (83 tuổi, hàng xóm của bà Minh) chia sẻ: “Tôi cũng mắc huyết áp cao mấy năm gần đây. Tôi uống rất nhiều thuốc ở viện, rồi con cháu đi làm cứ nghe ai mách ở đâu có thuốc hữu hiệu là đi mua về cho tôi, không quản vấn đề đắt hay rẻ, nhưng mãi cũng chưa khỏi bệnh.
May được bà Minh chỉ cho cách uống lá xương sông để hạ huyết áp, tôi kiên chì làm theo lời bà ấy. Sau một thời gian ngắn, huyết áp của tôi đã duy chì mức ổn định vì nhà có máy đo huyết áp nên con cháu thường xuyên đo cho tôi”.
Bà Đặng Thị Minh vui vẻ tâm sự: “Tôi già rồi, người cũng đầy bệnh tật. Chúa thương cho tôi tìm được những vị thuốc lá lẻo dễ kiếm mà lại hiệu quả. Cách đây 2 năm, tôi bị tụt huyết áp, ngã ở sân giếng gãy cả tay. Tôi được hàng xóm mách đi bó gan cóc và gạo nếp của ông lang bên huyện Thanh Oai, may cũng khỏi nhanh. Từ đó, tôi luôn duy trì uống lá xương sông cùng ngải cứu hàng ngày, vậy là huyết áp luôn ổn định, cơ thể khỏe mạnh”.
Xương sông (tên khoa học là Blumea lanceolaria Druce) từ lâu đã được biết đến là một loại rau, vị thuốc trong mỗi gia đình Việt. Lá cây hình thuôn dài, mép có răng cưa.
Theo Dược học cổ truyền, xương sông có vị đắng cay, tính ấm, có công dụng trừ tanh hôi, khu phong trừ thấp, tiêu thũng chỉ thống, thông kinh hoạt lạc, tiêu đàm thấp, kích thích tiêu hóa, thường dùng để chữa cảm sốt, trúng phong hàn, ho suyễn, mẩn ngứa, nôn mửa…
Một số nước trong khu vực Đông Nam Á như Malaysia hay Trung Quốc, cũng sử dụng xương sông như một loại thuốc chữa các bệnh rất hữu hiệu như: sao khô lá xương sông và chườm lên nơi đau nhức do thấp khớp, uống xương sông khi sản hậu đau khớp xương, đau đầu phong và đòn ngã, trị viêm phế quản, lở loét, viêm miệng và dùng làm thuốc ra mồ hôi…