Dù ở nhà chật hẹp tới cỡ nào bạn nhất định cũng cần phải trồng cây này trong nhà

Dù ở nhà đất hay chung cư bạn cũng cần phải trồng cây này – nguyên nhân vì sao thì hãy tìm hiểu trong bài dưới đây.

Cây sung cảnh

Dù là một loại cây cảnh có kích thước khá lớn nhưng nếu không gian gia đình cho phép thì bạn nên trồng một cây sung cảnh trong nhà, vừa để làm đẹp, vừa để khử độc mà cây lại rất dễ trồng, dễ chăm sóc đấy nhé.

Ảnh minh họa: internet

Lợi ích từ quả sung

1. Quả sung rất giàu canxi và là một sự thay thế tuyệt vời cho các liệu pháp điều trị dị ứng với các sản phẩm từ sữa.

2. Quả sung giàu chất xơ rất hiệu quả cho kế hoạch giảm cân. Chất xơ này cũng rất tuyệt vời cho hệ tiêu hóa và giúp làm giảm hội chứng ruột kích thích (IBS).

3. Kali, Omega-3 và Omega-6 của quả sung giúp duy trì huyết áp và tốt cho bệnh tim mạch vành.

4. Quả sung khô chứa chất chống ôxy hóa fenola tốt cho sức khỏe mắt, còn cao hơn so với chất chống ôxy hóa thực vật ở cà rốt, và giúp ngừa bệnh thoái hóa điểm vàng liên quan tuổi tác.

5. Quả sung sản xuất kiềm, giúp cơ thể đạt được và duy trì nồng độ pH trong cơ thể ở mức 7,0 – 7,4 giúp cơ thể khỏe mạnh không bệnh tật.

6. Thoa quả sung nướng lên da có thể chữa viêm như áp xe và loét.

7. Do hàm lượng nước cao, quả sung được nghiền đóng vai trò như một chất tẩy rửa da tuyệt vời và giúp ngăn ngừa, chữa trị mụn trứng cá

8. Giàu canxi và kali nên quả sung giúp ngăn chặn loãng xương và giúp tăng mật độ xương.

9. Chất tryptophan trong quả sung giúp ngủ ngon và loại bỏ các rối loạn giấc ngủ như mất ngủ.

10. Đặc biệt, hiện nay quả sung còn có thêm công dụng điều trị suy yếu tình dục.

11. Quả sung rất nhiều chất sắt, các khoáng chất giúp tạo ra hồng cầu ngăn ngừa bệnh thiếu máu. Phụ nữ mang thai được khuyến khích duy trì lượng hồng cầu cao.

Lợi ích từ lá sung

– Khi bị xây xát, đắp nhựa lá sung lên trên chỗ sưng đỏ hoặc tím.

– Nếu mụn có ngòi muốn lấy ngòi ra, giã 1 củ hành với nhựa và lá sung đắp lên trên, để hở miệng.

– Chữa nhức đầu: Phết nhựa sung lên giấy bản dán vào hai thái dương, kết hợp uống 5 ml nhựa hòa nước trước khi đi ngủ.

– Chữa ho, hen: Hòa nhựa sung với mật ong uống trước khi đi ngủ.

– Phụ nữ ít sữa hay tắc tia sữa: Dùng quả sung, quả mít non nấu cháo gạo nếp hay nấu canh với chân giò lợn ăn.

– Trên mặt nổi cục sưng đỏ: Dùng lá sung tật (có u) nấu nước nóng xông rửa mặt hàng ngày.

– Trẻ em ghẻ lở: Lá sung non giã nhỏ xát vào, bong vẩy là được.

****

8 đối tượng này tuyệt đối không ăn đậu phụ, càng ăn THÌ chết càng nhanh
Đậu phụ rất tốt cho cơ thể, tuy nhiên 8 đối tượng này tuyệt đối không nên ăn nếu không muốn rước họa vào thân.

1. Người lớn tuổi và người mắc bệnh thận

Đậu phụ là món đặc biệt tốt bởi chúng mềm, dễ ăn và dễ tiêu hóa lại có vi chất chống lão hóa, giúp xương chắc khỏe.

Tuy nhiên đến lúc tuổi già khi quá trình tiêu hóa và bài tiết không còn hoạt động tốt, thì việc dùng quá nhiều đậu phụ không những có lợi mà còn có thể gây ra tác dụng ngược như: hàm lượng a-xít uric quá cao khiến xương bị lão hóa gây nhức mỏi, hay chất thải chứa ni tơ dư trong qua trình tiêu hóa các protein thực vật sẽ khiến cho thận làm việc quá tải, chức năng thận suy giảm, gây đau lưng, tiểu tiện nhiều.

Nguyên nhân bởi, sự trao đổi chất protein của thực vật trong cơ thể khi ăn đậu phụ và cuối cùng thận sẽ bài tiết ra đạm.

Người già hoặc người mắc bệnh thận khả năng bài tiết của thận bị suy giảm, nên nếu ăn nhiều đậu phụ, ăn quá nhiều protein thực vật, sẽ làm cho cơ thể sản xuất nhiều chất đạm hơn, làm tăng gánh nặng cho thận, chức năng thận suy giảm hơn nữa, không có lợi cho sức khỏe.

2. Người thiếu máu, người mắc bệnh tiêu hóa

Đậu phụ rất giàu protein, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài không chỉ cản trở sự hấp thụ sắt của cơ thể mà còn dễ dẫn đến chứng khó tiêu, chướng bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Chúng cũng khiến cho quá trình phân giải protein trở nên quá tải từ đó ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ dinh dưỡng, không thích hợp cho người bị thiếu máu.

Ảnh internet

3. Người thiếu I-ốt

Đậu phụ có chứa một chất gọi là saponin thúc đẩy bài tiết i-ốt trong cơ thể người. Do vậy, ăn quá nhiều đậu phụ trong thời gian dài có thể dẫn đến thiếu hụt i-ốt, gây bệnh thêm trầm trọng hơn

4. Người bị bệnh gút

Với những bệnh nhân có nồng độ a-xít uric trong huyết thanh cao nếu ăn nhiều đậu phụ sẽ bị bệnh gút tấn công và phải đối mặt với những cơn đau dữ dội. sưng và viêm các khớp xương.

Lý do là lý chất putine có trong đậu phụ làm tăng hàm lượng a-xít uric có trong máu, từ đó kích ứng các niêm mạc của bệnh nhân mắc gút. Do đó, những người có nguy cơ bị gút nên hạn chế ăn loại thực phẩm này.

Ảnh internet

5. Người bị các về huyết áp và tim mạch, xơ vữa động mạch

Theo chuyên gia y tế Hoa Kỳ, trong các sản phậm đậu nành chứa rất nhiều methionine, methionine dưới tác động của enzyme có thể được chuyển đổi sang cysteine.

Homocysteine có thể gây hại các tế bào nội mô ở thành động mạch, dễ làm cho cholesterol và chất béo trung tính lắng đọng trong thành động mạch gây ra xơ vữa động mạch.

Ngoài ra, đậu phụ giàu a-xít béo omega-3 sẽ làm giảm cholesterol xấu và nguy cơ máu đóng cục. Thế nhưng hàm lượng này chẳng đáng là bao khi mà lượng chất isoflavone có trong nó và thành phần methionine sau khi bị enzym biến đổi sẽ khiến cho các tiểu cầu vón cục, xơ vữa các động mạch vành làm nghiêm trọng hơn các bệnh như huyết áp, tim mạch, đột quỵ.

6. Người đang giảm béo

Nhiều người lầm tưởng, hàm lượng carbohydrate thấp khiến cho đậu phụ là thức ăn được lựa chọn phổ biến trong các thực đơn giảm cân, thậm chí ăn đến no. Điều này là hoàn toàn sai lầm.

Thực tế, lượng carbohydrate nạp vào cơ thể khi sử dụng nhiều đậu phụ cũng tăng theo. Lượng carbohydrate quá cao khiến bạn bị tăng cân. Do đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kiêng tuyệt đối đậu phụ 2 tuần đầu nếu muốn giảm cân.

7. Người bị suy tuyến giáp

Đậu phụ có thành phần chất isoflavone một hợp chất chống ung thư tuyến tiền liệt, ung thư vú. Thế nhưng cũng chính hoạt chất này nếu hấp thụ quá nhiều sẽ dẫn đến ngăn chặn các emzyme peroxidase, loại emzyme hỗ trợ iốt trong quá trình tổng hợp sản xuất ra hoóc-môn tuyến giáp, gây ra tình trạng suy tuyến giáp.

8. Nam giới không nên ăn đậu phụ

Đàn ông nên cẩn thận khi ăn đậu phụ và các sản phẩm đậu nành khác. Bởi theo nhiều nghiên cứu từ trước đến nay thì mức tiêu thụ các sản phẩm từ đậu tương hàng ngày sẽ làm cho số lượng tinh trùng của nam giới giảm đi đáng kể.

Lý do, ăn đậu phụ nhiều hàm lượng chất thải dư nitơ sẽ khiến cho thận yếu. Ngoài ra, các chất có trong đậu như isoflevone sẽ khiến cho lượng tinh trùng giảm, rối loạn chức năng cương cứng.

Đặc biệt, hoạt chất isoflevone kể trên chứa các nội tiết tố thực vật, các nội tiết tố này khi vào cơ thể lại kích thích sản sinh ra các nội tiết tố nữ vì vậy không hề tốt cho cánh mày râu.

Comments (0)
Add Comment