Thậm chí, con em họ em mỗi ngày đều pha vài viên vào chai nước mang đi học như một loại nước uống giải khát.
Rất nhiều lần em ngăn nó đừng làm như vậy nữa vì dùng viên sủi quá liều có thể gây loét dạ dày và bị sỏi thận nhưng nó không nghe lời còn cãi lại chị thì biết gì, chị không thấy em uống cả năm nay rồi mà có sao đâu, chẳng những thế da dẻ còn đẹp hơn, người khỏe hơn, thon thả hơn. Chị không biết chứ từ ngày em uống thuốc này, ai cũng khen em xinh đẹp hơn trước.
Nghe nó nói mà em bực mình, đúng là điếc không sợ súng.
Đùng một cái một hôm em đang làm việc thì bạn học nó báo nó phải vào viện cấp cứu vì bị suy thận cấp. Ba chân bốn cẳng em chạy vào viện sau khi đã báo tin cho cậu mợ em (là bố mẹ con em họ).
Vào viện thấy nó mà em xót. Đủ thứ dây lùng bùng trên người, nó nằm thiêm thiếp, mặt tái nhợt. Nó đang phải chạy thận..
Khi bác sĩ điều trị yêu cầu gặp người nhà, em bàng hoàng khi nghe bác sĩ nói nó sẽ phải chạy thận, nhưng thời gian bao lâu thì chưa nói trước được. Nghĩ tới cậu mợ ở quê cày mửa mật trên thửa ruộng, chắt chiu từng đồng lo cho nó ăn học, bây giờ thế này, đã vậy ai cũng biết chạy thận tốn kém thế nào, không biết cậu mợ sống sao đây? Rồi tương lai của nó, mọi thứ gần như chấm hết…
Bởi vậy, thuốc thang là không được dùng tràn lan đâu các mẹ. Người ta bán tràn lan thì kệ người ta, mình phải biết tự bảo vệ sức khỏe của mình. Đâu phải cứ thuốc bổ là uống kiểu gì cũng bổ. Không nghe PGS Nguyễn Tiến Dũng – Nguyên trưởng Khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai nói à, nghiện C sủi sẽ dẫn đến tình trạng thừa vitamin C, tăng hấp thu canxi từ đường ruột vào, dẫn đến trong máu cao gây sỏi thận. Và từ sỏi thận, nếu không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến suy thận cấp.
Tất cả các loại C sủi đều chứa hàm lượng vitamin C cao, vì vậy có thể làm tăng hàm lượng axit trong dạ dày, ăn mòn dạ dày. Về lâu dài có thể gây viêm loét dạ dày và làm tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn ở những người có tiền sử bệnh.
Những đối tượng tuyệt đối không được uống C sủi
Người bị huyết áp cao: Do trong các loại thuốc viên dạng sủi, trong đó có C sủi đều chứa natri (muối), mà người bị huyết áp cao phải kiêng muối – tác nhân khiến huyết áp tăng.
Người bị bệnh thận: natri là một trong những thành phần của sỏi thận, nếu natri tăng thì sẽ tăng nguy cơ hình thành sỏi thận. Mặt khác, với người bị bệnh thận, các chức năng của thận suy giảm, khi nồng độ natri tăng sẽ tăng áp lực cho thận, làm bệnh thêm trầm trọng và có thể biến chứng nguy hiểm.
Ngoài ra, vitamin C liều cao có thể cản trở quá trình làm loãng máu của aspirin, của các loại thuốc chống đông máu như warfarin hoặc heparin, và các loại thuốc kháng tiểu cầu như clopidogrel.
Vitamin C cũng có thể ảnh hưởng đến lượng đường huyết. Những người đạng dùng insulin hoặc các loại thuốc của bệnh nhân tiểu đường đường uống nên được các bác sỹ theo dõi chặt chẽ khi sử dụng vitamin C.
Lưu ý
Khi sử dụng vitamin C không nên uống gần thời gian uống thuốc tránh thai vì nó làm giảm tác dụng của thuốc tránh thai.
Về liều lượng, chuyên gia khuyến cáo, với người lớn, mỗi ngày dùng dưới 2g trong thời gian ngắn khoảng tháng trở lại thì không gây nguy hiểm. Với trẻ con dưới từ 5 tuổi trở lên ngưỡng an toàn là 1g/ngày, trẻ dưới 5 tuổi chỉ được dưới 500 mg/ngày.
Nếu người dùng bổ sung ngắn hạn dưới 3 tháng có thể không cần tư vấn nhưng từ 3 tháng trở lên nhất thiết phải có chỉ định từ bác sĩ.
PGS Dũng cho rằng, nếu người sức khỏe bình thường không cần thiết bổ sung. Trường hợp bệnh nhân thiếu máu, suy dinh dưỡng, ung thư, ngộ độc mãn, ăn kém thì mới bổ sung vitamin C. Khi bổ sung cần cân nhắc khối lượng vì trong nhiều thực phẩm chức năng có vitamin tổng hợp và khối lượng có thể dao động sai số rất cao không như dược phẩm nên cẩn trọng tránh bị thừa. Người bổ sung vitamin C không uống lúc đói.