Kiễng gót chân – động tác nhỏ mang lại lợi ích không hề nhỏ
Nhiều người thường xuyên đi mát xa chân, xoa bóp chân vì thấy làm như vậy rất thư giãn và dễ chịu. Lâu dần thành thói quen, không làm vậy là sẽ thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu.
Theo các chuyên gia Đông y, vùng bàn chân có rất nhiều huyệt vị, trung tâm thần kinh hoặc “cửa ngõ” đại diện cho một số bộ phận khác trong nội tạng.
Kiễng gót chân là một động tác có từ lâu bởi những tác dụng vô cùng lớn đối với sức khỏe, sau một thời gian dài không ai để ý, bỗng chốc nổi lên thành một phong trào rèn luyện sức khỏe.
Công nghệ quan sát cho thấy thực ra kiễng chân là động tác không có gì lạ, chúng ta vẫn làm chúng một cách vô thức hàng ngày.
Nhưng theo chuyên gia Đông y, nếu chúng ta làm điều đó một cách “có ý thức” thì tác dụng đối với sức khỏe là vô cùng tuyệt vời.
Cách thực hiện
Dùng lực kiễng chân cao hết sức có thể, sau đó thả lỏng và hạ xuống. Trọng lực cơ thể dồn vào ngón chân khi kiễng cao.
Thực hiện lặp lại khoảng 20-30 cái/lần tập. Mỗi ngày làm được 7 lần như vậy vào thời gian bất kỳ sẽ cảm nhận được tác dụng rất rõ.
Cách này từ lâu cũng được áp dụng trong nhiều bài tập thể dục ở trường học, cơ sở Đông y, vật lý trị liệu, các trung tâm thể dục thể thao nhưng nhiều người không để ý.
Tác dụng cụ thể của động tác kiễng chân đối với sức khỏe
1. Dưỡng thận, dưỡng tinh
Nam giới hường xuyên kiễng chân giúp bổ thận, bài tiết thuận lợi, kèm theo đó sẽ có tác dụng bổ tinh, dưỡng tinh khỏe mạnh.
Phụ nữ kiễng chân và nhảy nhẹ thường xuyên làm tăng khả năng dẻo dai của cơ thể, dưỡng thận, bài tiết thuận lợi.
2. Giảm táo bón, bệnh trĩ
Khi kiễng chân, làm tăng các hoạt động co bóp của hậu môn, giúp bệnh nhân táo bón cải thiện tình trạng bệnh, thông ruột, dạ dày.
Người bị bệnh trĩ nên tập thường xuyên để hậu môn làm việc có quy luật, làm giảm bệnh trĩ.
3. Giảm bệnh bí tiểu, tiểu không hết
Theo y học cổ truyền, bệnh liên quan đến tiết niệu, bàng quang và tuyến tiền liệt đa phần xuất phát từ việc khí huyết không lưu thông tốt.
Gót chân là điểm đại diện thần kinh điều khiển của bàng quang, khi mát xa hay kiễng chân có thể giúp cho người bị các bệnh về bài tiết giảm triệu chứng bệnh đáng kể.
4. Làm cho não khỏe mạnh hơn
Căn cứ vào phương pháp định vị ba chiều, vị trí gót chân sẽ tương đương với đại não của con người.
Việc kích thích gót chân có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu não, khí huyết lưu thông tốt hơn.
Trong Đông y, khi trẻ em mắc bệnh não, sẽ được khuyên dùng phương pháp mát xa chân thường xuyên và coi đó là một biện pháp trị liệu hiệu quả nhằm khôi phục chức năng não bộ.
5. Làm tỉnh não bộ
Người lớn làm việc quá áp lực, học sinh phải học hành nhiều sẽ có cảm giác “bất lực” trí óc giống như muốn làm việc tốt hơn nhưng não không đủ khả năng để đáp ứng.
Những lúc như vậy nếu đứng dậy và kiễng gót chân sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn, đánh thức thần kinh não, đầu óc sáng suốt và minh mẫn hơn.
6. Thư giãn, giúp thần kinh bớt căng thẳng
Khi cuộc sống và công việc có nhịp độ quá nhanh sẽ làm cho các dây thần kinh luôn trong trạng thái căng thẳng, áp lực.
Kiễng gót chân vào lúc này giúp bạn giải tỏa căng thẳng, giảm cường độ làm việc của hệ thần kinh.
Mát xa chân sẽ kích thích phản xạ não, tiết kiệm thời gian rất nhiều so với các phương pháp thư giãn khác.
7. Chống trầm cảm
Ngày nay, trầm cảm đã được xem là một loại bệnh nguy hiểm có tỉ lệ người mắc bệnh tăng lên nhanh chóng.
Mặc dù trầm cảm không phải là bệnh hiểm nghèo nhưng lại gây phiền toái tới tinh thần và giảm chất lượng sống của người bệnh.
Kiễng chân giúp bạn lấy lại tinh thần, bổ sung kịp thời khí huyết lên não, giải tỏa căng thẳng, chống trầm cảm.
8. Ngăn ngừa và điều trị đột quỵ, dưỡng tim
Đột quỵ là căn bệnh phổ biến ở người cao tuổi. Nguyên nhân chính cũng là do thiếu máu lên não, khí huyết lưu thông kém hoặc xuất huyết não.
Những người thường xuyên bị chóng mặt, đau đầu nên chú ý kiễng gót chân để tăng cường hiệu quả hồi phục bệnh.
9. Thon gọn cơ thể, làm nhỏ đôi chân
Kiễng chân để duy trì sự thăng bằng cho cơ thể, khi đẩy trọng lực về phía trước, bắp chân và đùi sẽ được kéo căng và đẩy lên cao, lâu dần sẽ làm cho chân thon gọn, săn chắc.
Kiễng chân còn giúp làm mềm các khớp, tăng sự dẻo dai cho hệ xương sống, tiêu hao mỡ giúp cơ thể thon gọn hơn.
10. Lưu thông máu, giảm sưng phù, tê chân
Khi chúng ta phải đứng hoặc ngồi quá lâu trong một tư thế sẽ gây ra chứng mỏi chân, sưng phù hoặc tê chân.
Nếu thực hành động tác kiễng chân có thể nhanh chóng lưu thông khí huyết và đánh thức hệ thần kinh.
Những người tập kiễng chân một thời gian cũng sẽ giảm được bệnh thiếu máu lên não, ngồi xuống đứng dậy đột ngột bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai.
Bệnh tiểu đường không còn “ghé thăm” nhờ một quả trứng luộc: Ai chưa bị cũng nên làm để phòng bệnh
Các nhà khoa học đã tìm ra một cách kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên và hiệu quả, từ đó ngăn chặn bệnh tiểu đường. Đó là bài thuốc từ một quả trứng luộc.
Thực phẩm mà chúng ta nạp vào cơ thể mỗi ngày tác động rất lớn đến sức khỏe. Tuy nhiên, đáng báo động là cơ thể hấp thụ không chỉ giới hạn trong đường ăn uống.
Chúng ta đang đang sống trong một môi trường độc hại và ô nhiễm. Vì thế, cơ thể vẫn có thể “nhiễm” các hóa chất và các chất ô nhiễm khác.
Sự hiện diện của các hóa chất, ô nhiễm, thực phẩm không lành mạnh đều có thể gây ra sự mất cân bằng trong cơ thể như giảm hoặc tăng lượng đường trong máu của cơ thể.
Trong khi đó, sự biến động của mức độ đường huyết lại tác động đáng kể đến toàn bộ sức khỏe con người. Đáng lo ngại là những thay đổi này có thể trở thành “sát thủ thầm lặng”, gây ra nhiều bệnh tật nguy hiểm, điển hình là bệnh tiểu đường.
Hầu hết chúng ta đều hiểu tiểu đường là một căn bệnh diễn biến âm thầm nhưng dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó phổ biến là biến chứng trên thận, tim mạch, mắt và mạch máu chi.
Nhưng các nhà khoa học đã nghiên cứu và tìm ra một cách kiểm soát lượng đường trong máu một cách tự nhiên và hiệu quả. Đó là bài thuốc từ quả trứng luộc và giấm.
Thức uống trứng giấm vốn nổi tiếng từ thời cổ Hy Lạp, được sử dụng như một bài thuốc vừa dễ làm vừa có nhiều lợi ích với sức khỏe.
Còn với các Samurai Nhật Bản, công thức lâu đời này được sử dụng giúp cơ thể hấp thụ được nhiều loại vitamin, protein và canxi để thoát khỏi mệt mỏi và tăng cường sức khỏe xương khớp.
Nguyên liệu: 01 quả trứng luộc, Giấm và nước.
Thực hiện:
Bước 1: Bạn luộc một quả trứng vào buổi chiều
Bước 2: Bóc vỏ và dùng kim chọc một vài lỗ trên quả trứng
Bước 3: Tiếp đến là đặt quả trứng vào một cái cốc giấm táo. Đảo trứng vài lần để giấm ngấm đều trong quả trứng thông qua các lỗ nhỏ và để qua một đêm.
Bước 4: Buổi sáng, sau khi ngủ dậy, bạn hãy ăn quả trứng đó cùng với một cốc nước ấm.
Liệu trình: Bạn nên thực hiện liệu trình trong 15-20 ngày, và luôn nhớ kiểm tra nồng độ đường huyết.
Tác dụng của giấm và trứng trong việc kiểm soát đường huyết
Theo trang Diabetes.co.uk của Anh, một nghiên cứu được đăng trên tạp chí chuyên về bệnh tiểu đường Diabetes Care kết luận giấm là gia vị có tác dụng giảm đường huyết và tăng insulin, cũng như tăng cảm giác no sau một bữa ăn quá nhiều tinh bột.
Phát hiện này đặc biệt hữu ích với những người bị tiểu đường tuýp 2 hoặc tiền tiểu đường. Theo đó, để kiểm soát chỉ số đường huyết, tốt nhất bạn nên uống một chút giấm và nước trước bữa ăn.
Còn năm 2015, các nhà khoa học thuộc trường đại học Đông Phần Lan đã kiểm tra thói quen ăn uống của 2.332 đàn ông từ 42 đến 60 tuổi.
Kết quả cho thấy rằng những người ăn 4 quả trứng mỗi tuần có nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường tuýp 2 thấp hơn 37% so với những đàn ông chỉ ăn 1 quả trứng mỗi tuần.
Nhóm nghiên cứu cho biết trứng chứa nhiều chất dinh dưỡng có thể cải thiện quá trình chuyển hóa glucoza và giảm viêm nhiễm.
Trước đó, một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Béo phì Quốc tế nhận định những người béo phì hàng ngày ăn 2 quả trứng cho bữa sáng đã giảm cân nhanh hơn 65% so với những người có bữa sáng tương tự nhưng không ăn trứng.
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng bởi vì ăn trứng ngăn ngừa những thay đổi lớn và không thể kiểm soát được trong nồng độ đường huyết, từ đó sẽ kiểm soát sự thèm ăn.