Nếu là người mẹ thông minh cần nhận biết sữa bột thật và giả kẻo rước họa cho con

Một số cách phần biệt sữa bột thật và sữa bột giả

1. Màu

– Sữa bột thật: có màu vàng nhạt

Ảnh internet

– Sữa bột giả: màu lạ, màu vàng cháy, màu xam xám, vón cục

Sữa bột thật: có màu vàng nhạt.
2. Ngửi

– Sữa bột thật: mùi thơm mát, dịu.

– Sữa bột giả: mùi ngai ngái, chua, tanh.

3. Dùng tay kiểm tra

– Sữa bột thật: sờ vào thấy mềm mịn, nếu bị ẩm sẽ vón cục, ấn tay vào tan ra ngay là sắp hết hạnsử dụng.

– Sữa bột giả: sờ vào thấy có sạn, không mịn.

4. Hoà tan

Với nước nóng:

– Sữa bột thật: khi mới thả sữa vào, sữa bột thật sẽ nổi lơ lửng và kết hạt ngậm nước, phải khuấy lên mới tan ra. Sau khi khuấy sữa tan hết, để lắng 5 phút không thấy bị lắng cặn.

– Sữa bột giả: khi thả sữa vào, chưa cần khuấy sữa đã tan rất nhanh. Dùng thìa khuấy cho tan hết rồi để 5 phút, sữa giả sẽ bị lắng cặn, sữa và nước không hoà tan nhau.

Ảnh internet

Sữa bột thật khi mới thả sữa vào nước nóng, sữa bột thật sẽ nổi lơ lửng và kết hạt ngậm nước, phải khuấy lên mới tan ra. Sau khi khuấy sữa tan hết, để lắng 5 phút không thấy bị lắng cặn.
Với nước nguội:

– Sữa bột thật: khi thả sữa bột thật vào, sữa sẽ không tan ngay mà nổi lơ lửng, cần phải khuấy mới tan.

– Sữa bột giả: vừa thả sữa vào sữa sẽ tan rất nhanh hoặc lắng ngay xuống khi chưa khuấy.

5. Nếm thử: Bỏ một ít sữa bột vào miệng nếm thử, nếu là:

– Sữa bột thật: sẽ cảm thấy mịn, dinh dính nơi đầu lưỡi và vòm ngạc, tan rất chậm.

– Sữa bột giả: hạt to, thô, nhiều chua, chóng tan.

6. Dựa vào mã vạch

Các bạn hãy kiểm tra mã vạch để xem nguồn gốc xuất xứ của sữa thông qua 3 chữ số đầu trên dãy mã vạch. Một số mã vạch phổ biến như:

00-13: USA & Canada

49: Nhật Bản (JAN-13)

45: Nhật Bản (also 49)

50: Vương Quốc Anh

30-37: Pháp

40-44: Đức

471: Đài Loan

489: Hồng Kông

690-692: Trung Quốc

888: Singapo

880: Hàn Quốc

94: New Zealand

885: Thái Lan

893: Việt Nam

93: Úc

7. Dựa vào hạn sử dụng

Hạn sử dụng ở sữa thật thường được dập nổi ở bề mặt của lon sữa, không có dấu hiệu bị tẩy xóa, in đè hoặc làm mờ. Sữa có hạn sử dụng giả thường là hàng đã cận hoặc quá hạn dùng đã bị cách tẩy xóa sửa chữa, hạn sử dụng được cố tình kéo dài làm giảm chất lượng dinh dưỡng và cảm quan sản phẩm. Việc kiểm tra hạn sử dụng không chỉ giúp các bạn mua được các sản phẩm mới mà còn giúp phát hiện sữa làm hạn sử dụng giả.

***

Nếu biết những mẹo này, cả đời bạn sẽ không bao giờ ăn nhầm mít ngâm hóa chất nữa
Mít được thúc chín bằng hóa chất được bày bán tràn lan khiến nhiều người lo sợ dù rất thích loại quả này. Tuy nhiên, bạn vẫn có thể tìm mua được mít sạch, giá rẻ nếu tinh ý.

Mít là loại trái cây mùa hè được nhiều người ưa thích vì có hương vị ngon ngọt, thơm phức và rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, vì lợi nhuận nên nhiều thương lái đã sử dụng hóa chất tiêm vào quả mít để thúc chín. Dù là loại quả bổ dưỡng nhưng khi bị tác động bởi hóa chất thì dĩ nhiên nó sẽ trở thành chất độc đưa vào cơ thể thông qua đường ăn uống.

Hóa chất Trung Quốc làm mít non chín siêu tốc.

Loại hóa chất dùng để thúc mít chín là ethrel, có nguồn gốc từ Trung Quốc, thường dùng để kích thích mủ cây cao su, vô cùng độc hại với sức khỏe con người. Thông thường, để làm chín mít, các thương lái mang lọ hóa chất này ra pha loãng, rồi ngâm cuống hoặc phun vào vỏ quả mít, chỉ sau 2 – 3 ngày là mít chín. Tuy nhiên, nhiều thương lái vì muốn rút ngắn thời gian, họ đã tiêm thẳng thuốc cô đặc vào trong quả mít hoặc nhỏ trực tiếp lên cuống mít.

Bằng cách này, chỉ sau 1 đêm, tất cả các múi mít đều chín đều, kể cả những quả chưa già. Ăn những quả mít này không khác gì đưa chất độc vào cơ thể mỗi ngày, dần dần chúng sẽ phá hủy gan thận và nội tạng. Nếu lượng hóa chất được tiêm vào quá nhiều có thể gây ngộ độc tức thì đối với người ăn. Vì vậy, để lựa được mít ngon, an toàn cho gia đình, chị em nên lưu ý những mẹo chọn mít sau đây.

Ảnh internet

Nếm thử

Cắn thử một miếng, nếu thấy múi mít vàng, mà ăn thấy sường sượng mùi vị lờ lợ, thì đừng nuốt nữa và tất nhiên là đừng mua về. Mít chín mùi thơm lại có vị ngọt bùi, đã tốt lại còn ngon.

Quan sát mủ của quả mít

Mít chín tự nhiên khi bổ ra ít mủ và không có mủ trắng. Mít tiêm thuốc có những dòng mủ trắng chảy ra từ trong ruột mít, do tác động của thuốc.

Ảnh internet

Hình dáng quả mít

Đây được xem là một cách khá dễ mà bạn có thể quan sát và nhận biết được. Với mít bạn nên chọn những quả đều, không có những chỗ eo hay lõm. Bởi những chỗ eo, lõm, mít dễ bị sâu, quả cứng hoặc nhiều xơ.

Gai và mắt mít

Tránh mua những quả mít chưa đủ tuổi già qua những dấu hiệu như: màu vỏ còn xanh, gai mít nhọn, khoảng cách giữa các gai mít gần nhau, vỗ vào nghe tiếng chắc nịch.

Mít chín tự nhiên thì thân quả thường rất mềm. Mắt mít nở to, gai không nhọn và thưa hơn so với lúc mít còn xanh. Còn mít chín ép có gai nhọn, mắt không nở to, gai cứng và dày do bị chín ép bên trong, còn bên ngoài vẫn còn độ xanh của quả.

Ảnh internet

Độ mềm của vỏ mít

Nếu nhấn vào vỏ thấy mềm thì đó là mít chín, mít vỏ cứng, gai rắn chắc là mít xanh.

Vỗ vào quả mít

Khi nhấc những quả mít lên và thấy mít nặng trái. Dùng tay vỗ nhẹ hoặc búng vào vỏ quả thấy phát ra những tiếng kêu bình bịch thì đó là mít chín và ngon.

Mùi thơm

Mít chín thường có mùi thơm đặc trưng, đi từ xa đã có thể cảm nhận được mùi thơm của mít. Mít tiêm thuốc thì không có mùi thơm lừng như mít chín cây thậm chí là không có mùi gì.

Ảnh internet

Múi mít

Đối với mít chín cây, múi mít có màu vàng óng, cùi dày, vị ngọt bùi. Xơ mít màu vàng nhạt hoặc màu trắng, ăn rất ngọt và thơm. Trong khi đó, mít chín ép vẫn có múi màu vàng nhưng ăn cảm giác bị sượng, xơ mít màu vàng đậm như múi mít.

Một lưu ý nho nhỏ nữa là nếu bạn lựa mít đã được bóc múi sẵn, nên chọn những túi mít có màu vàng ươm nhé.

Comments (0)
Add Comment