Trên thế giới, mỗi năm ước tính có khoảng 4.200 trường hợp trẻ em dưới 19 tuổi mắc ung thư. Trong số này có khoảng 2.000 trẻ bị ung thư máu, 900 trẻ bị u não, còn lại là u nguyên bào thần kinh, u thận, u xương, u phần mềm…
Tại Việt Nam, tỷ lệ trẻ em mắc bệnh ung thư khá cao, trong đó ung thư máu chiếm 30% trong các thể ung thư. Ung thư gây tử vong rất lớn nhưng có tới 40% trường hợp mắc ung thư có thể phòng ngừa được và chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
Theo bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương thì bệnh ung thư ở trẻ em có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm. Tuy nhiên, rất nhiều bà mẹ do thiếu hiểu biết, hoặc do chủ quan nên khi trẻ nhập viện thì đã ở vào giai đoạn muộn không thể cứu chữa.
Ung thư ở trẻ sẽ chữa trị được nếu phát hiện sớm, bác sĩ Phạm Thị Việt Hương, Khoa Nhi, Bệnh viện K Trung ương chia sẻ
Mặc dù các triệu chứng và biểu hiện của bệnh ung thư tùy thuộc vào dạng bệnh, vị trí trong cơ thể nhưng 85% trẻ ung thư có dấu hiệu sau:
– Khối u hoặc sưng nề bất thường ở ổ bụng.
– Sốt kéo dài không lý giải được.
– Mệt mỏi, xanh xao, sút cân nhanh.
– Dễ xuất hiện vết bầm tím và chảy máu không lý giải được.
– Đau kéo dài không lý giải được, đau đầu kèm theo nôn.
– Thay đổi đột ngột khả năng thăng bằng hoặc thay đổi đột ngột hành vi.
– Đầu bị sưng nề.
– Xuất hiện vệt sáng trắng ở mắt.
Khi trẻ bị ung thư thường phải chịu những cơn đau nặng nề hơn người lớn, hơn nữa một số trẻ còn quá nhỏ không thể nói cho cha mẹ biết về những bất thường trong cơ thể mình. Chính vì vậy cha mẹ và ngay cả bác sĩ rất khó phát hiện để có sự can thiệp kịp thời.
Bên cạnh đó ung thư trẻ em thường xuất hiện từ những tế bào non, tăng sinh mạnh và diễn biến nhanh. Chính vì vậy, nếu không được kịp thời chữa trị, bệnh tiến triển nhanh khiến người bệnh “không kịp trở tay”.
Tuy nhiên, cũng vì ung thư phát triển trên nền tế bào non, nên thuốc sẽ có tác động nhanh, tỷ lệ sống thêm ở trẻ rất cao lên đến 70% trong tất cả các bệnh ung thư. Điều này có nghĩa nếu trẻ mắc ung thư được phát hiện và điều trị kịp thời, cơ hội được chữa khỏi bệnh của trẻ rất cao.
Cũng theo bác sĩ Hương thì khi thấy con có chịu trong người, cha mẹ tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc điều trị cho con. Hãy đưa con đến ngay cơ sở y tế gần nhất. Trong trường hợp bé bị bệnh tái đi tái lại mà điều trị tại tuyến cơ sở không khỏi thì cha mẹ cần đưa ngay đến Bệnh viện tuyến trên để được phát hiện bệnh kịp thời.
Thói quen của mẹ khiến con bị ung thư
Bật đèn ngủ quá sáng
Thói quen bật đèn ngủ quá sáng cho trẻ không chỉ khiến hệ miễn dịch của con yếu hơn so với những trẻ ngủ hoàn toàn trong bóng đêm mà còn khiến con gặp nhiều tác hại khó ngờ khác.
Theo tiến sĩ Joyce Walsleben, phó giáo sư ĐH Y khoa New York, ngủ dưới ánh sáng đèn quá sáng, cơ thể sẽ bị lẫn lộn giữa ban ngày và ban đêm và không sản sinh ra chất gây buồn ngủ tự nhiên. Điều này khiến cơ thể bé không được thư giãn hoàn toàn và dễ dàng dẫn tới trầm cảm hoặc nguy cơ bị ung thư cao.
Trong môi trường ánh sáng, cơ thể trẻ không tiết chế ra được melatonin – một chất tự nhiên gây buồn ngủ. Đó lý do trẻ thường xuyên bị mất ngủ hoặc khó ngủ nếu mẹ bật đèn suốt đêm. Đặc biệt, với trẻ sơ sinh, giấc ngủ rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ.
Ru con bằng cách rung lắc
Rất nhiều nghiên cứu khoa học về trẻ em đã kết luận từ nhiều năm nay rằng trẻ em dưới 2 tuổi tuyệt đối không được rung lắc. Điều này đặc biệt nguy hiểm với bộ não của bé.
Thời điểm này, cổ của bé rất yếu, não bộ chưa hoàn thiện và còn mềm, nếu mẹ rung lắc bé nhiều sẽ dẫn đến chấn thương não do các mạch máu nhỏ bị rách,chảy máu và gây thương não nghiêm trọng, chưa kể kéo theo bệnh khác như lồng ruột, nguy hiểm vô cùng mẹ nhé.
Ủ ấm và chườm lạnh con khi bị sốt
Khi thân nhiệt của bé đang tăng cao, nhiều mẹ lại mắc sai lầm khi ủ ấm cơ thể con thay vì mặc quần áo thoáng mát cho dễ hạ nhiệt. Ủ ấm khiến thân nhiệt trẻ càng tăng, dễ gay sốt cao hơn dẫn đến co giật.
Ngược lại lại có mẹ chườm lạnh, chườm đá cho con. Thực chất việc này không giúp cơ thể bé hạ nhiệt mà có thể gây co mạch khiến nhiệt càng thoát ra khó hơn.
Không vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
Nên vệ sinh răng miệng hàng ngày cho trẻ
Nhiều bác sỹ nhi khoa khuyên rằng ngay từ khi mới sinh mẹ nên tập một thói quen đánh tưa lưỡi cho con. Đây là một thói quen tốt nhưng nhiều mẹ lại bỏ qua vì có thể bé thuộc diện biếng ăn, dễ nôn trớ nên mẹ sợ đánh lưỡi sẽ không tốt cho trẻ.
Nhưng đánh lưỡi buổi sáng sau khi ngủ dậy bằng nước muối nhạt là cách tốt để loại bỏ các chất cặn bẩn đọng lại trên lưỡi con từ sữa và thực phẩm, đồng thời hình thành dần thói quen đánh răng sau này cho bé.
Có nhiều trường hợp lưỡi của bé quá trắng, vùng trắng vùng đỏ mà các mẹ hay gọi là lưỡi bản đồ, phải dùng đến thuốc đánh lưỡi trị nấm, khuẩn cũng là do mẹ không đánh lưỡi thường xuyên cho con.
Theo chuyendanba