Trẻ uống bia, dù chỉ là 1 ngụm nhỏ, sức khỏe cũng có thể bị tàn phá khủng khiếp, cha mẹ chú ý kẻo làm hại con

Cho trẻ thường xuyên uống bia rượu dù chỉ là một ngụm nhỏ cũng có thể ảnh hưởng tới sự phát triển não bộ, chức năng gan và thận…

Trẻ tử vong, mất trí vì được người lớn tập cho uống bia, rượu

Hình ảnh trẻ con uống bia, rượu không quá hiếm gặp. Trong một số gia đình, khi bố uống bia rượu cũng hay cho con nhấm nháp thử một chút. Trẻ con vốn tính tò mò nên chúng sẵn sàng thử bất cứ thứ gì. Và khi thấy trẻ hào hứng uống, có người lớn còn cổ vũ để trẻ uống tiếp. Công nghệ quan sát cho thấy hành động cho trẻ làm quen với rượu bia sớm, số lượng dù chỉ là một ngụm cũng có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và thể chất của trẻ sau này.

Trên thực tế, đã có trường hợp trẻ nhỏ nguy kịch chỉ vì thử một vài ngụm bia rượu. Cách đây vài năm, một bé trai 1 tuổi ở Trung Quốc đã được bố là ông Tang thử nhúng đầu đũa vào cốc bia rồi cho con trai nhấm. Sau đó, ông tiếp tục cho con tập uống rượu vang. Sau vài lần tập, bé trai nhìn thấy lon bia của bố và chộp lấy uống. Nửa lon bia của người cha đã trở thành nạn nhân cướp đi mạng sống của em.

Đã có trường hợp trẻ tử vong chỉ vì bị người lớn “chuốc” uống bia, rượu (Ảnh minh họa).

Năm 2015, bé trai 2 tuổi ở thành phố Panzhihua (Tứ Xuyên, Trung Quốc) đã bị mất ý thức và tử vong sau khi uống vài ly rượu mạnh có hàm lượng cồn khoảng 40-60%, do sự thúc ép từ bạn của bố tại một bữa nhậu. Sau khi uống khoảng 100ml, chân tay cậu bé rất nóng và ngủ luôn không thức dậy được. Các bác sĩ cho biết em đã tử vong do não bị thiếu máu và thiếu ô xi, hậu quả của ngộ độc rượu cấp.

Nhấp 1 ngụm bia cũng gây tác hại khôn lường cho trẻ

BS Lý Trần Tình (Nguyên Giám đốc bệnh viện tâm thần Hà Nội) cho hay, một ngụm nhỏ bia, rượu chưa thể gây tác hại ngay lập tức với trẻ. Nhưng một tuần uống 3-4 ngụm tạo thành thói quen sẽ gây ra tác hại khôn lường nhất là tới não. Trong bia vẫn tồn tại một lượng cồn công nghiệp nhất định. Cồn là chất có thể gây kích thích thần kinh gây hại cho não của trẻ nhỏ. Cơ quan não bộ của trẻ chưa phát triển hoàn thiện không thể chịu đựng được những tác động xấu khi dung nạp rượu bia.

Dù chỉ là 1 ngụm cũng để lại tác hại khôn lường (Ảnh minh họa).

“Ở tại các vùng quê bố uống rượu bia buồn thường rủ con cầm chén cụng. Trong nhưng cuộc nhậu bố mẹ thấy con thích thú uống bia lại cho uống vài ngụm. Hành động vô tình đó có thể gây ảnh hưởng tới não, quá trình học tập tiếp thu của trẻ, khiến trẻ có những hành động bất thường…“, bác sĩ Lý Trần Tình nói.

Trẻ nhỏ dùng rượu bia sớm có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới cơ quan tiêu hóa, chức năng của gan và thận. Methanol (cồn công nghiệp) là một chất độc tính thấp, nhưng khi đi vào cơ thể nó sẽ chuyển hóa thành formaldehyde. Chất này sẽ tiếp tục được oxy hóa thành axit fomic tấn công não bộ, mắt, dây thần kinh thị giác và các bộ phận bằng mô mềm như thận và gan.

Một ngụm bia ngay tức thì không để lại hậu quả nhưng nếu ngày nào cũng uống, từ một ngụm tăng lên 2 ngụm, 3 ngụm dẫn dần sẽ trở thành nghiện. Khi trẻ bị nghiện rượu bia sẽ có biểu hiện không có không chịu được, cảm thấy bứt rứt khó chịu. Từ đó, trẻ có thể từ bỏ những thú vui khác.

Bác sĩ Lý Trần Tình khuyến cáo, 3 thứ tuyệt đối không nên cho trẻ tiếp xúc sớm đó là, rượu bia, thuốc lá và game.

Quan điểm của PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Sinh học và thực phẩm (Đại học Bách khoa Hà Nội): “Cho trẻ tiếp xúc với rượu bia sớm là sai lầm rất nguy hiểm cho đứa trẻ. Rượu bia là thứ nước uống tuyệt đối không nên cho trẻ uống. Một ông bố, bà mẹ thông minh sẽ tự nhận thấy những tác hại của rượu bia và cảnh báo con tránh xa“.

Chức năng gan, thận của trẻ cũng bị ảnh hưởng khi say bia, rượu (Ảnh minh họa)

Động tác cho con uống một ngụm bia, rượu sẽ tập nhiễm cho trẻ thói quen xấu về nhậu nhẹt, khiến cho trẻ ngay từ bé sẽ có tâm lý đua tranh uống với bạn bè. Trong trường hợp không có người lớn, trẻ sẽ tự lấy uống. Đặc biệt ở những gia đình luôn có bia sẵn trong tủ lạnh trẻ có thể mở ra uống không kiểm soát. Nguy cơ trẻ bị say có thể xảy ra. Say rượu bia là một trạng thái bị ngộ độc. Khi đó sẽ ảnh hưởng rất lớn tới chức năng gan, thận của đứa trẻ.

“Bản thân cồn là chất kích thích thần kinh. Trẻ con uống 1 ngụm cũng bị kích thích khiến mặt đỏ gay, choáng váng. Một ngụm bia nhỏ thì không tác hại ngay nhưng khi nâng cấp lên số lượng uống ngày nhiều sẽ gây hại cho não, mắt, gan, thận của trẻ“, PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh nói.

PGS. TS Nguyễn Duy Thịnh lưu ý thêm: “Trẻ nhỏ cần dinh dưỡng đầy đủ để phát triển về thể chất và tinh thần. Thay vì tập nhiễm thói quen xấu hãy xây dựng cho trẻ những thói quen tốt. Và bố mẹ chính là tấm gương phản chiếu của con cái, không nên nhậu nhẹt say xỉn suốt ngày…”

***

Khi vắt chanh vào mà nước rau muống có màu này thì dứt khoát không được ăn vì rau đã bị nhiễm hóa chất cực độc
Một chuyên gia hóa học vừa tiết lộ cách phát hiện rau muống nhiễm hóa chất cực thú vị cho các bà nội trợ. Điều đặc biệt là nó không làm tốn kém thời gian và công sức của chị em chút nào, tất cả chỉ cần 1 giây (sau khi vắt chanh vào nước rau muống luộc) là các mẹ đã biết chính xác rau này có an toàn hay không!

Ảnh Internet

Phương pháp này hoàn toàn khoa học nhé các mẹ! Các chuyên gia cho biết, thông thường, khi vắt chanh vào nước rau muống luộc, nước rau sẽ chuyển từ màu xanh sang màu đỏ hoặc màu vàng. Lí do trong nước rau muống có chứa một lượng kiềm Ca(OH)2, chất diệp lục phản ứng như chất chỉ thị màu. Trong khi nước chanh chứa lượng axit hữu cơ yếu là axit citric khá cao lên đến 8% khối lượng khô trong quả, nên khi vắt chanh sẽ làm thay đổi độ axit của nước rau. Điều này khiến cho màu của nước rau muống chuyển từ xanh sang vàng hoặc đỏ, tùy theo nồng độ axit. Hiện tượng này là hoàn toàn bình thường.

Ngược trở lại, các mẹ lưu ý, với rau muống bị phun thuốc trừ sâu hoặc tăng trưởng, những hóa chất độc hại tồn dư trong thân, lá rau sẽ làm cho nước rau không chuyển màu như trên (nếu có cũng không đáng kể) khi vắt chanh vào. Đây là một trong những dấu hiệu quan trọng nhận biết rau có sạch hay không nhé các mẹ!

Ngoài bí quyết này ra, các chị em cũng cần lưu ý khi chọn rau để hạn chế tối đa nguy cơ mua phải rau muống nhiễm hóa chất nhé!

– Rau muống nhiễm hóa chất thường giòn hơn và lá thường có màu xanh đen (do hấp thụ nhiều kim loại và chủ yếu là chì). Thân rau muống thường to hơn so với mức bình thường. Khi luộc rau, bạn sẽ thấy nước rau còn nóng có màu xanh nhạt, khi để nguội thì thành màu xanh đen, có vẩy đen kết tủa. Rau bị nhiễm độc chì thường có vị chát chứ không ngọt thơm như rau muống sạch.

Rau muống ngon nhất khi vào đúng vụ tầm tháng 4 đến tháng 6. Theo lời khuyên từ các chuyên gia, người tiêu dùng nên lựa chọn các loại rau quả theo mùa vì chúng dễ phát triển mà không cần nhiều phân bón, hóa chất bảo vệ thực vật hay chất bảo quản nên sẽ an toàn hơn, nhiều dưỡng chất hơn và giá cả cũng rẻ hơn nữa.

Muốn chọn rau muống ngon, an toàn bạn cần dựa vào một số đặc điểm: Rau ngọn nhỏ, nhìn hơi cứng cứng, khi ngắt, cuống rau có vết nhựa loãng. Nếu rau có hiện tượng héo, lá quắt, bạc màu rất có thể đã là rau của ngày hôm qua hoặc rau để lâu chưa bán được thì cũng không nên mua các mẹ nhé!

Để đảm bảo an toàn, các mẹ nên mua ở cửa hàng rau sạch, siêu thị uy tín để lựa chọn được sản phẩm an toàn với sức khỏe của bản thân cũng như là các thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, trước khi nấu, bạn nên rửa nhiều lần bằng nước sạch để loại bỏ phần nào hóa chất còn sót lại trên rau.

Theo WTT

Comments (0)
Add Comment