Ôi trời, 12 sai lầm của mẹ khi nấu ăn khiến cả nhà bị ung thư, đến lúc biết thì đã quá muộn
Nấu ăn không đúng cách sẽ khiến cả nhà bị ung thư mà không hay biết.
Bên cạnh việc lo lắng mua phải thực phẩm bẩn, thói quen nấu nướng sai cách cũng ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe của các thành viên trong gia đình. Nếu bạn vẫn giữ những thói quen nấu nướng này thì hãy từ bỏ ngay trong hôm nay nhé.
1. Nướng thịt
PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, chuyên gia dinh dưỡng cho hay chúng ta không nên ăn nhiều thịt nướng. Bởi món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.
Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Phần thịt cháy đen tuyệt đối không được ăn.
Hơn nữa, đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, thịt nướng càng trở thành món ăn cần hạn chế.
Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, thịt nướng có trong món bún chả, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần rất nhiều thời gian để thải hết các chất độc bằng cách tăng cường uống nước, bổ sung chất xơ và luyện tập.
2. Rán bằng dầu ăn
Theo PGS Xuân Ninh, việc dùng dầu ăn để rán, quay thịt cũng có thể gây bệnh.
Nhiệt độ cao không những phá huỷ thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide gây ung thư và các chất gây hại cho sức khỏe.
Khi nhiệt độ vượt quá “điểm bốc khói” của dầu ăn, dầu sẽ bị cháy, bốc khói và có mùi khét.
Chuyên gia này khuyến nghị, gia đình nên sử dụng cả dầu ăn và mỡ động vật. Trong đó, mỡ động vật dùng để rán, quay các món cá, thịt, còn dầu ăn chỉ dùng để xào, trộn dầu dấm, salat, nấu canh, ướp thịt, cá.
Các loại dầu như hướng dương, đậu nành, hạt cải, ôliu… nên dùng để xào, ăn sống, ướp thực phẩm, giúp người sử dụng hấp thu tốt các vitamin A,D,E,K có sẵn trong thực phẩm, bổ sung các axit béo thiết yếu và tăng vị ngon cho thức ăn.
3. Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào
Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn.
Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C.
Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư.
4. Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp
Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác.
Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư.
Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.
5. Lạp xưởng, thịt muối, dăm bông làm chín bằng cách chiên, rán
Lạp xưởng, thịt muối, thịt dăm bông (jambon) thường chứa khá nhiều muối, cholesterol và các axít béo no không tốt cho tim mạch và các bệnh liên quan đến chuyển hoá lipit máu.
Không nên ăn rán các thức ăn vì chúng chứa Nitrorat ammoni, nếu chiên, rán sẽ sinh ra chất gây ung thư.
6. Rã đông thịt sai cách
Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.
Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.
Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.
Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.
7. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh
Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.
Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.
8. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn
Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh , bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí.
Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.
9. Nấu rau trong nồi đồng
Nhiều người thích luộc rau trong nồi đồng vì rau sẽ mềm và xanh hơn.
Nhưng đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng dễ gây ra các bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe.
Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn, tránh dùng nồi đồng.
10. Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác
Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại.
Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư.
Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.
11. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa
Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.
Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.
Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.
12. Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi
Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội.
Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa.
Chính lượng khí thải luẩn quần trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.
Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.