5 Loại Lá Tắm Vừa Mát Vừa Lành Giúp Bé Sơ Sinh Khỏi Hăm Tã, Da Trắng Hồng

Trẻ sơ sinh có hệ thông miễn dịch chưa hoàn chỉnh và làn da rất dễ bị kích ứng. Do đó mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng các loại nước dưới đây để con trắng hồng

Trẻ sơ sinh có hệ thông miễn dịch chưa hoàn chỉnh và làn da rất dễ bị kích ứng. Do đó mẹ nên tắm cho trẻ sơ sinh bằng các loại nước dưới đây để con trắng hồng, không bị rôm sảy, bị hăm, lở loét…

Con em mới sinh được 8 tuần mà mẹ chồng đã giục nấu nước lá tắm cho em bé rồi các chị ạ. Lúc đầu chẳng thích đâu, thậm chí hơi lo vì trên mạng đầy rẫy ra đó mấy bài viết cảnh báo tắm lá cho trẻ sơ sinh này nọ. Nhưng hôm trước bà lỡ đun rồi nên em để bà tắm cho cháu. Thật không ngờ các mẹ ạ, mới tắm được mấy hôm mà em thấy da dẻ con trắng sáng, da mát, mịn sờ thích lắm í! Mẹ em thấy thế vui lắm, còn bảo mục đích của các bà khi tắm lá cho cháu là để sau này da bé không bị ghẻ lở, thâm sẹo mỗi khi có kiến, muỗi hoặc bất cứ con gì cắn. Đồng thời, cách tắm nước lá còn giúp cho làn da bé trắng hồng, mịn màng, sạch rôm và không bị hăm da nữa. Chị nào chuẩn bị sinh con hay đang chăm bé sơ sinh thì thử tắm cho con bằng các loại lá đơn giản, dễ kiếm như nhà em đang dùng nha!

1. Lá chè xanh

Cách làm:

– Mẹ dùng khoảng 300 gram lá chè tươi, vò nát rồi cho vào nối nước (vừa đủ để tắm).

– Sau đó đun sôi vài phút để cho lá ra hết chất.

– Mẹ đổ nước đun chè xanh ra chậu lớn cùng vài hạt muối, để nguội bớt rồi tắm cho con. Mẹ lưu ý không nên pha loãng nước sau khi nấu.

– Tắm mỗi tuần 2 lần giúp bảo vệ da bé trước các tác nhân gây bệnh.

Trong lá chè xanh có tinh sát khuẩn và kháng viêm cao cho nên có thể trị được các bệnh ngoài da viêm nhiễm cho bé rất hiệu quả như hăm tã, lở loét da, mẩn ngứa mề đay.

2. Lá trầu không

Cách làm:

– Mẹ mang 10 lá trầu không tươi rửa sạch, sau đó thái mỏng và cho vào nồi đun sôi cho đến khi nào nước trầu tiết ra hết là được.

– Sau đó, mẹ dùng nước này pha với nước ấm để tắm cho bé mỗi tuần 2- 3 lần để đạt hiệu quả cao.

Lá trầu không cũng giống như lá chè xanh đều có công dụng phòng ngừa được nhiều bệnh ngoài da, viêm nhiễm, theo y học cổ truyền lá trầu không có vị cay nồng, tính ấm và có mùi thơm hắc cho nên có công dụng trừ phòng, tiêu viêm, sát khuẩn, rất thích hợp điều trị bệnh tổ đỉa, viêm da cơ đia, rôm sảy cho trẻ…

Ảnh internet
Ảnh internet

3. Ngải cứu

Cách làm:

– Một ít lá ngải cứu đem rửa sạch, thái nhỏ ra cho vào nồi, đun sôi cho đến khi lá ngải cưu tiết ra nước là được.

– Mẹ đổ ra chậy và pha với nước ấm cùng vài hạt muối, để nước nguội đến tầm 38 độ C là có thể tắm cho bé.

Tắm cho trẻ sơ sinh bằng nước lá ngải cứu rất tốt vì nó có công dụng gúp giải cảm, làm lành vết thương bị viêm nhiễm hiệu quả và giúp ấm cho cơ thể của bé. Đặc biệt tắm lá ngải cứu không những giúp trẻ trị mẩn ngứa, ghẻ lở, chống hăm mà còn giúp da con trắng mịn nữa đấy!

4. Lá kinh giới

Cách làm:

– Mẹ dùng một nắm lá kinh giới rửa sạch, giã nát, rồi chắt lấy nước cốt pha với nước ấm để tắm cho con.

– Còn một cách khác đó là mẹ phơi cho lá kinh giới khô, rồi cho vào nồi đun sôi với nước. Sau đó đem pha với nước ấm để tắm cho trẻ.

– Mùa hè bé rất dễ bị rôm sảy do đó mẹ đun là kinh giời rồi dùng khăn lau nhẹ vào vị trí rôm sảy mụn nhỏ của con. Thực hiện mỗi ngày một lần con sẽ nhanh chóng hết sạch rôm.

Theo Y học cổ truyền thì lá kinh giới có mùi thơm dễ chịu, vị cay, tính ấm, thành phần có chứa tinh dầu và nhiều hoạt chất kháng sinh có tác dụng chữa bệnh và sát khuẩn, làm sạch da khá tốt. Do đó, nó giúp rôm sảy “bay” nhanh chóng và da bé sẽ mịn màng trở lại.

5. Mướp đắng

Cách làm:

– Dùng 2 quả mướp đắng cỡ vừa, đem rửa sạch và giã nát , lọc lấy nước cốt.

– Lấy cốt trên pha với nước ấm để tắm cho trẻ.

Nhờ trong mướp đăng có tính mát có thể giúp làm da của bé mát lạnh và giúp kháng khuẩn, diệt virus và ngăn ngừa các bệnh về da như: rôm sẩy, ngứa, nổi đốm đỏ li ti. Giúp da bé trắng hồng, mịn màng cho tới khi lớn.

Ngoải ra, mẹ cần phải lưu ý những điều này khi tắm cho trẻ sơ sinh:

– Phải đảm bảo lá tắm phải thật sạch trước khi sử dụng, tốt nhất là mẹ nên ngâm và rửa kĩ quả nước muối phá loãng, điều này giúp loại bỏ vi khuẩn, sâu ngứa, lông tơ trên lá.. Vì nếu không có thể gây kích cho làn da của bé và có thể gây tác dụng ngược lại khiến da của bé bị tổn thương nghiêm trọng hơn.

– Nếu như da của bé bị trầy xước, sương mủ… thì không nên tắm nước lá. Vì khi này lớp da của bé đã mất đi lớp bảo vệ và khi dùng nước lá để tắm có thể còn xót lại một vài tác nhân gây hại có thể xâm nhập và gây viêm nhiễm nặng hơn ban đầu.

– Tốt nhất nên tắm cho bé qua nước ấm trước để loại bỏ chất nhờ và bụi bẩn trên da, rồi sau đó mới tắm bằng nước lá, cuối cùng là tắm sơ qua bằng nước sạch là được.

– Sau khi tắm, các mẹ nên dùng khăn vải mềm lau khô cho bé, mặc quần áo thoáng mát làm từ chất liệu cotton, giúp nhiệt độ trong phòng lúc nào cũng mát mẻ, hạn chế cho bé ra ngoài nắng.

– Nếu trong trường hợp con bị bệnh da mà tắm nước lá không hết còn khiến cho da bị viêm nhiễm trầm trọng hơn thì nên đưa trẻ để gặp bác sĩ để được chuẩn đoán và điều trị bệnh kịp thời.

Theo WTT

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời