Cây thuốc cứu mạng hàng triệu người mà tổ tiên đã tìm ra từ lâu nhưng rất ít biết mà dùng
Hôm qua khi ngồi dọn dẹp lại máy tính thấy bài này hay quá, em nghĩ hay là mình chia sẻ lên mạng biết đâu nó giúp ích được cho nhiều người. Hoặc đơn giản chỉ hiểu thêm chút kiến thức về con người vĩ đại của dân tộc ta đã từng trãi qua những cơn thập tử nhất sinh như thế nào nha.
Theo tài liệu ghi chép của Giáo sư Đỗ Tất Lợi khi nghiên cứu về cây thuốc đã từng chữa khỏi bệnh cho Bác có ghi chép lại rằng: Lần ấy Bác sốt li bì mấy ngày liền chỉ còn mấy viên ký ninh Bác uống không đỡ. Những cơn sốt cứ triền miên như vậy, hình như Bác cảm thấy không thể qua khỏi và có lúc tưởng chừng những lời dặn dò của Bác với đồng chí Võ Nguyên Giáp là những lời trăn trối… Nghe tin Bác ốm, bà con địa phương rất lo lắng và tìm tới một ông lang giỏi.
Ông thầy được đón về xem mạch và ông nói rằng: “Bệnh của Bác chín phần xấu chỉ có một phần tốt thôi. Tôi biết trên tận đỉnh núi Hồng phía xa kia có một thứ củ chữa được bệnh này. Nhưng tôi e rằng khi lấy được củ đó về thì đã quá muộn”. Rồi ông đã trèo lên tận đỉnh núi Hồng tìm được củ thuốc quý về đốt cháy hoà vào cháo loãng đưa lên Bác uống. Nhờ thứ biệt dược ấy mà Bác cắt cơn sốt và ăn được cháo. Bác gượng dậy tiếp tục làm việc. Sức khoẻ của Bác hồi phục dần và con thuyền cách mạng Việt Nam trước bão tố dữ dội vẫn băng băng lướt tới nhờ sự chỉ đạo thiên tài của Bác…”.
Từ đó Bác Hồ thường căn dặn các cán bộ gần gũi Bác hễ đi đường trông thấy cây mã lìn ón thì phải hái cả lá, cắt cả dây, đào cả củ, phơi khô, mang theo trong ba-lô. Bác nói, đó là một vị thuốc Nam cực hay, từng cứu sống Bác trong những ngày tiền khởi nghĩa, khi Bác bị sốt cao, nằm mê man bất tỉnh trong gian lán nứa Nà Lừa giữa rừng xanh Tân Trào, bên cạnh chỉ có đồng chí Võ Nguyên Giáp.
Sau này khi tìm hiểu về cây thuốc quý đó giáo sư Đỗ Tất Lợi băn khoăn: Cái tên mã lìn ón nghe lạ tai quá! Chẳng biết có nghĩa lý gì không? Thế rồi một đêm ngồi uống rượu với ông ké người Tày, vị dược sĩ Tây học bèn đem điều băn khoăn kia ra hỏi ông. Ông giải thích: Mã lìn ón đọc theo âm Hán-Việt là mã liên an. Vừa nói ông vừa viết ba chữ Hán đơn giản kia ra gỗ lát nhà sàn.
Chuyện kể rằng ngày xửa ngày xưa có một vị tướng quân dũng mãnh ruổi ngựa qua rừng chẳng may lăn ra cảm sốt thập tử nhất sinh. Một ông lang miền ngược bèn lấy lá và củ một thứ cây gì đó ở giữa rừng sâu chữa cho vị tướng kia khỏi bệnh. Cảm ơn cứu mạng, vị tướng bèn đem biếu ông lang cả ngựa lẫn yên, tự mình hạ mã, cuốc bộ đi tiếp qua vùng rừng thẳm. Từ đấy cây thuốc “vô danh” nọ bỗng nhiên mang cái tên nghe rất “văn chương”: mã liên an (có nghĩa ngựa liền yên). Bà con miền núi đọc chệch đi theo giọng điạ phương thành ra… mã lìn ón!
Chẳng bao lâu sau, trên đường qua châu Tự Do (huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang ngày nay), giáo sư Đỗ Tất Lợi được bà con vùng cao chỉ cho thấy tận mắt cây mã lìn ón. Khi nhìn thấy cây vị giáo sư không khỏi ngạc nhiên, thì ra vị thuốc quý bấy lâu nay ông tìm kiếm đó chính là cây hà thủ ô nam, hay còn gọi là hà thủ ô trắng – một loại cây leo, thân và cành phớt đỏ, có nhiều lông; càng non càng lắm lông, già thì trở nên nhẵn thín. Trên khắp cả cây, ta bấm vào bất cứ đâu – thân, lá hay quả non – thì cũng thấy ứa ra một thứ nhựa trắng như sữa, nên cây còn có tên là dây sữa bò. Nào ngờ nó lại có tác dụng chữa cảm sốt hiệu nghiệm đến thế!
Sau này, trở về Hà Nội, có đủ sách báo và phòng thí nghiệm, ông xác định tên khoa học của loại cây nói trên là Streptocaulon juventas Lour. Cũng là thứ cây hà thủ ô trắng đó thôi, thế mà người Tày gọi là khâu cần cà, người Lào gọi khua mak tang ning, còn người Thái-lan thì lại gọi chừa ma sìn!
Ngoài công dụng chữa bệnh sốt của Bác ra, sau này đôngy còn nghiên cứu và phát hiện Hà Thủ ô trắng có công dụng chữa được nhiều bệnh nặng khác nữa:
Tim mạch:
Kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi. Cây Hà thủ ô trắng toàn cây có nhựa mủ màu trắng như sữa
Đau khớp:
Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ
Đường ruột:
Hà thủ ô trắng ức chế sự co thắt cơ trơn ruột cô lập, gây ra bở histamin và acétylcholin. Hà thủ ô trắng nâng cao tỷ lệ sống hoặc kéo dài thời gian cầm cự với súc vật đã tiêm liều độc nọc rắn Hổ mang.
Tăng thị lực:
Dây và lá Hà thủ ô trắng phối hợp với lá Bồ cu vẽ điều trị viêm hắc võng mạc trung tâm thanh dịch (chorioritinite centrale séreuse). Kết quả là 87% số bệnh nhân tăng thị lực, những bệnh nhân hết ám điểm là bệnh nhân tăng thị lực từ 6/10 trở lên và một số tăng thị lực dưới 5/10. Một số bệnh nhân tăng thị lực dưới 5/10 giảm ám điểm.
Lá và rễ Hà thủ ô trắng tươi chữa rắn cắn:
Khi bị rắn cắn, cho nạn nhân nhai rễ, lá Hà thủ ô trắng tươi nuốt nước, bã đắp vào chỗ rắn cắn đã hút máu và nọc độc. Bên cạnh đó cây thuốc còn kích thích nhẹ sự co bóp tim, co mạch ngoại vi. Kích thích hô hấp nhưng không làm thay đổi huyết áp. Kích thích nhẹ nhu động ruột, lợi tiểu, an thần nhẹ, hạ nhiệt cơ thể, tăng sức lực, tăng cân. Đem chế với Đậu đen vị đắng giảm nhưng tác dụng dược lý không thay đổi. Cho bệnh nhân đau khớp dạng thấp uống Hà thủ ô trắng với liều 15g/ ngày liên tục 30 ngày, bệnh nhân giảm đau rõ rệt, không có phản ứng phụ.
Ngoài ra tác dụng và liều dùng của hà thủ ô trắng được các thầy thuốc Việt Nam coi vị thuốc giúp kéo dài tuổi thọ, giao hợp được bền lâu, tóc bạc hóa đen. Trong các đơn thuốc, người ta vẫn thường dùng một nửa hà thủ ô đỏ, một nửa hà thủ ô trắng. Có khi để nguyên không chế biến, hoặc cũng có khi chế biến như đối với hà thủ ô đỏ. Liều và cách dùng giống như hà thủ ô đỏ. Trong kháng chiến tại các vùng dân tộc, người dân dùng củ và thân lá cây này chữa cảm sốt, cảm nắng, sốt rét. Có nơi người ta sắc cây này với nước cho phụ nữ không có sữa uống để giúp ra sữa.
***
Mỗi năm tiết kiệm được đến VÀI TRIỆU đồng tiền thuốc là ít nếu như trong nhà có loại cây này
Có cây mã đề bạn tiết kiệm được vài triệu tiền thuốc mỗi năm – hãy tìm hiểu ngay để cả nhà luôn khỏe mạnh mà không cần thuốc tây!
Có cây mã đề bạn tiết kiệm được vài triệu tiền thuốc mỗi nămMã đề là cỏ sống lâu năm, thân rất ngắn. Lá mọc ở gốc thành hoa thị, có cuống dài và rộng. Hoa mọc thành bông có cán dài, hướng thẳng đứng. Hoa đều luỡng tính, 4 lá đài xếp chéo hơi dính nhau ở gốc. Tràng màu nâu, khô xác, tồn tại, 4 thùy xen kẽ với các lá đài. Quả hộp, có 8 – 13 hạt.
Mã đề giàu dược tính nên còn được lấy lá, thân cây, hạt là bộ phận dùng làm thuốc toàn cây. Có công năng như lá thanh nhiệt, lợi tiểu, khử đàm, lương huyết, lợi phế, tiêu thũng, thông lâm. Hạt lợi thủy, thông lâm, thanh nhiệt, làm sáng mắt.
Rau Mã đề vị ngọt, tính lạnh, có tác dụng mát máu, khử nhiệt, ngưng chảy máu cam, tiểu tắc nghẽn, sáng mắt, thông mồ hôi, làm sạch phong nhiệt tại gan, phổi, chữa chứng thấp nhiệt ở bàng quang, lợi tiểu tiện mà không chạy khí, khiến cường âm tích tinh.
Hạt Mã đề lợi tiểu tiện, ngưng ỉa tả, thông đái gắt, trừ tê thấp, ích tinh khí và giúp dễ sinh.
Các thử nghiệm cho thấy, mã đề (đặc biệt là phần lá) có tác dụng lợi tiểu, tăng thải trừ urê, axit uric và muối trong nước tiểu. Do đó, có thể dùng nó để hỗ trợ điều trị chứng tăng huyết áp bên cạnh các thuốc đặc hiệu. Hạt mã đề được sử dụng trong một số bài thuốc hiệu quả chữa sỏi đường tiết niệu.
Những bài thuốc chữa bệnh từ cây mã đề
Chữa bí tiểu cho người cao tuổi
Toàn cây mã đề tước bỏ rễ, rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước khoảng 1 chén. Hòa với một ít mật ong, uống vào là đi tiểu thông ngay.
Chữa ho do viêm họng
Lá trạch tả 30g, lá húng chanh 30g, gừng tươi 5g. Sắc khoảng 300ml nước còn 50ml. Uống trong ngày, nên uống khi thuốc còn ấm. Uống trong 5 ngày.
Giúp mát gan
Trạch tả, bạch phục linh, mẫu đơn bì, sơn thù du, mỗi vị 10g, thục địa và hoài sơn mỗi vị 12g. Tất cả sao vàng, tán bột chế thành viên bằng hạt đỗ xanh. Ngày uống 8-10 viên. Uống trong 10 ngày.
Chữa viêm cầu thận cấp tính
Mã đề 16g, thạch cao 20g, ma hoàng, bạch truật, đại táo, mỗi vị 12g; mộc thông 8g, gừng, cam thảo, quế chi, mỗi vị 6g. Sắc uống hàng ngày một thang.
Chữa viêm bàng quang cấp tính
Mã đề 16g, hoàng bá, hoàng liên, phục linh, rễ cỏ tranh, mỗi vị 12g; trư linh, mộc thông, hoạt thạch, bán hạ chế, mỗi vị 8g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa sỏi đường tiết niệu
Mã đề 20g, Kim tiền thảo 30g, rễ cỏ Tranh 20g. Ba thứ trên sắc uống ngày một thang hoặc hãm chè uống nhiều lần trong ngày.
Hay hạt mã đề 12 – 40g, kim tiền thảo 40g, thạch vĩ 20 – 40g, hoạt thạch 20 – 40g, tam lăng, ý dĩ, ngưu tất, nga truật, mỗi vị 20g; chỉ xác, hậu phác, gai bồ kết, hạ khô thảo, bạch chỉ, mỗi vị 12g. Sắc uống ngày một thang.
Chữa đi tiểu ra máu
Mã đề tươi 100g, cỏ mực (cỏ nhọ nồi) tươi 100g. Hai thứ rửa thật sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt (khoảng 1 chén), uống vào lúc đói bụng.