Ăn 1 quả TRỨNG VỊT LỘN vào thời điểm này trong ngày còn tốt hơn SÂM NHUNG, hấp thụ trọn vẹn trăm chất bổ, lại trị được hàng chục bệnh hiểm nghèo

Hôm trước em và con bạn tranh cãi nhau mãi về vụ ăn trứng vịt lộn các mẹ ạ. Nó bảo ăn trứng buổi sáng mới tốt, còn em thì khăng khăng buổi tối tốt hơn vì trước giờ toàn ăn vậy. Tranh cãi một hồi thế là phải tìm thông tin kiểm chứng luôn. Em không tin vào mắt mình khi báo nói ăn trứng vịt lộn vào buổi tối có hại cho sức khỏe, mà thời điểm lý tưởng là vào BUỔI SÁNG. Lúc ấy thấy “quê” với con bạn quá, nhưng nghe báo phân tích thì mình đành phải gật gù công nhận.

Cụ thể thế này đây:
Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng là tốt nhất, đặc biệt là từ 10-12h bởi nguồn năng lượng từ trứng rất thích hợp để tăng cường hoạt động thể chất, cũng như tinh thần của chúng ta trong 1 ngày dài.
Tránh ăn vào buổi tối vì đây là món ăn khó tiêu, nếu ăn trứng vào buổi tối xong, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Ảnh internet
Ảnh internet

1. Công dụng của trứng vịt lộn với sức khỏe

Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.

Khi dùng chung với gia vị như rau răm, gừng tươi, trứng vịt lộn trở thành một bài thuốc chữa bệnh thiếu máu, suy nhược cơ thể, còi cọc, đau đầu, chóng mặt, yếu sinh lý…

Trong trứng vịt lộn có chứa 13,6g protein , 12,4g lipit, 82mg canxi , 212mg phốtpho, 600mg cholesterol, 182kcal năng lượng…

Ngoài ra, trong mỗi quả trứng còn chứa rất nhiều vitamin A, tiền vitamin A, chất sắt, gluxit, vitamin B1 và C.
Để phát huy hết công dụng của trứng vịt lộn, người ta thường ăn kèm với rau răm, gừng tươi và 1 chút muối. Đây cũng chính là những vị thuốc Đông y giàu dược tính.

Gừng tươi có tác dụng kích thích tiêu hóa, giải độc thực phẩm. Trong khi đó, rau răm tính ấm có tác dụng ấm bụng, chống đầy hơi, sát trùng, tán hàn, ích trí, mạnh gân cốt, chữa lạnh bụng, say nắng…

2. Nên ăn với liều lượng như thế nào?

– Trẻ dưới 5 tuổi không nên ăn do sự chuyển hóa các chất của hệ thống tiêu hóa chưa hoàn thiện, dễ sình bụng, tiêu chảy…
– Trẻ 5 – 12 tuổi chỉ nên ăn nửa quả trứng vịt lộn mỗi ngày (1/2 quả trứng vịt lộn tương đương 4-5 trứng cút lộn). Mỗi tuần ăn 1 – 2 quả, và cũng chỉ ăn 15 ngày liền/đợt.
– Trẻ em trên 12 tuổi và người lớn có thể dùng 1-2 quả trứng vịt lộn /ngày.

3. Ai không được ăn trứng vịt lộn?

Dù trứng vịt lộn rất bổ song những người có bệnh cao huyết áp, tiểu đường, viêm gan, gan nhiễm mỡ, tim mạch, gút… cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều trứng vịt lộn vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ

***

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn khiến bệnh nặng thêm
Trứng vịt lộn là món ăn dân dã, dễ chế biến mà lại rất ngon và nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, theo khoa học, cũng có những người không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo không dẫn tới các bệnh nguy hiểm.

Vậy những đối tượng nào không nên ăn trứng vịt lộn? Nếu trong gia đình bạn có người bị bệnh gút thì bạn không nên để họ ăn trứng vịt lộn. Vì trong trứng có hàm lượng cao Protein khiến các cơn đau của bệnh nhân mắc bệnh gút càng nặng hơn.

Trứng vịt lộn cũng được khuyên rằng không nên sử dụng cho các bệnh nhân bị tiểu đường, cao huyết áp, tai biến mạch máu não vì những lo ngại dẫn tới chứng đột quỵ. Những người mắc bệnh về tim mạch, gan, thận cũng không nên ăn trứng vịt lộn vì nó chứa rất nhiều nội tiết tố chuyển hóa ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh.

Tóm lại tuy rất bổ, có hàm lượng vitamin, protein, khoáng chất cao nhưng vẫn có những đối tượng không nên ăn trứng vịt lộn để đảm bảo sức khỏe. Bạn cũng không nên ăn quá nhiều trứng vịt lộn, sẽ dễ dẫn tới bệnh cao huyết áp.

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn để tránh gây tổn hại tới sức khỏe là vấn đề được nhiều người quan tâm. Ăn trứng vịt lộn cần hết sức lưu ý, dù đây là món ăn ngon và bổ nhưng không phải ai cũng có thể ăn được.

Gần đây có thông tin ăn trứng vịt lộn có thể bị đột quỵ, giảm khả năng tình dục, bị xơ gan… và nhiều chứng bệnh khác.

Bài thuốc quý

Theo Đông y, trứng vịt lộn (trứng cút lộn) ăn cùng rau răm, gừng tươi là món ăn bài thuốc chữa các chứng thiếu máu, suy nhược, còi cọc, đau đầu chóng mặt, yếu sinh lý… rất thích hợp với những người ốm yếu, cơ thể suy nhược, xanh xao thiếu máu, hoa mắt chóng mặt, yếu sinh lý…

Món ngon bổ dưỡng này rất công hiệu dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể mau trưởng thành… bởi chứa hàm lượng canxi cao, nhất là tuổi từ 12 trở lên là độ tuổi tăng mạnh chiều cao.

Người gầy, muốn cải thiện cân nặng rất cần ăn trứng vịt lộn để cung cấp các dưỡng chất nuôi dưỡng cơ thể, sản sinh nhiều năng lượng.

Gia vị ăn kèm là rau răm sống, gừng tươi giúp món ăn không bị lạnh bụng, đầy hơi, tránh được các trục trặc về tiêu hóa.

Những người tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn là một món ăn nhẹ bình dân và bổ dưỡng của người Việt Nam.

Sau khi vịt đẻ trứng, cho ấp 19 – 21 ngày rồi đem luộc sôi khoảng năm phút, đập vỏ, ăn phần bên trong ngay lúc còn nóng với một số gia vị như rau răm, gừng tươi thái chỉ, muối tiêu vắt chanh hay tắc (quất) và ớt…

Một quả trứng vịt lộn cung cấp 182 kcal năng lượng; 13,6 gram protein; 12,4 gram lipid; 82 mg canxi; 212 gram photpho và 600 mg cholesterol. Ngoài ra còn có rất nhiều beta carotene, các vitamin nhóm A, B, C, sắt…

Ảnh internet
Ảnh internet

Những người bị bệnh gút tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Ăn nhiều trứng vịt lộn làm tăng lượng protein, không tốt cho người có bệnh gút.

Những người tỳ vị hư tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt tính lạnh, mát, người tỳ vị hư ăn vào dễ đầy trệ, không tiêu, gây báng bụng.

Những người bệnh cao huyết áp tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Những người có bệnh cao huyết áp cũng nên kiêng hoặc không ăn nhiều vì có thể sẽ làm tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Những người bệnh suy gan, thận tuyệt đối không ăn trứng vịt lộn

Trứng vịt lộn chứa nhiều chất đạm và nội tiết tố kích thích chuyển hoá trong cơ thể người ăn, không tốt cho người bệnh suy gan, thận.

Những lưu ý khi ăn trứng vịt lộn để đảm bảo an toàn cho sức khỏe

Nên ăn trứng vịt lộn vào buổi sáng, tránh ăn vào buổi tối vì hàm lượng dinh dưỡng trong đó cao, do vậy, là món ăn khó tiêu. Nếu bạn ăn trứng vào buổi tối, khi đi ngủ sẽ bị khó chịu, đôi khi dẫn tới đầy hơi, không tiêu hóa được.

Vì là món ăn rất bổ, giàu dinh dưỡng nên việc ăn trứng vịt lộn mỗi ngày có thể làm tăng lượng cholesterol trong máu, là nguyên nhân gây ra các bệnh về tim mạch, huyết áp, đái tháo đường.

Mỗi người lớn khỏe mạnh tốt nhất chỉ nên ăn 2 trứng vịt lộn mỗi tuần.

Nguồn: soha.vn

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời