6 bài thuốc trị ho có tác dụng với tất cả mọi người

Thời tiết giao mùa là thời điểm mà chúng ta dễ bị ho nhất. Những cơn ho kéo dài, khiến cho chúng ta vô cùng khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày. Hiện nay có nhiều phương pháp chữ ho hiệu quả cả Tây y lẫn Đông y. Tuy nhiên việc sử dụng thuốc Tây để chữa trị cũng gặp nhiều khó khăn và đôi khi còn có các tác dụng phụ đi kèm, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ. Ở bài viết này, xin chia dẻ với bạn đọc một số bài thuốc trị ho dân gian rất hiệu quả và dễ làm, mời bạn đọc cùng tham khảo.

1. Chanh đào ngâm mật ong.

Chanh đào ngâm mật ong.
Chanh đào ngâm mật ong.

Theo kinh nghiệm từ xa xưa, thì chanh đào mật ong có tác dụng rất hữu hiệu trong việc chữa ho. Tuy nhiên bài thuốc trị ho này không nên áp dụng cho trẻ dưới 3 tuổi bởi mật ong có thể ảnh hưởng tới hệ hô hấp và tiêu hóa của trẻ. Mỗi ngày bạn có thể dùng 2-3 lần, mỗi lần 1 thìa cà phê.

Cách ngâm chanh đào mật ong được các bà nội trợ thường áp dụng như sau: Tỷ lệ chanh đào, mật ong và đường phèn là 1:1:0,5; cứ 1kg chanh thì dùng 1 lít mật ong và 0,5 kg đường phèn. Chú ý chúng ta nên dùng mật ong rừng không nên dùng mật ong được nuôi công nghiệp.
Cách làm: Chanh đào mua về thì ngâm với nước muối khoảng 30 phút, sau đó bỏ cuống cắt thành lát mỏng. Dùng 1 lọ thủy tinh để ngâm, cứ 1 lớp chanh đào thì rắc 1 lớp đường phèn, cuối cùng thì đổ mật ong lên hỗn hợp chanh đường phèn. Dùng vỉ nén chặt lên trên bề mặt để tránh không cho chanh nổi lên, đậy nắp thủy tinh lại. Bảo quản nơi thoáng mát tránh ánh nắng trực tiếp chiếu vào.
Chanh đào mật ong rất dễ bảo quản và bảo quản được lâu, do đó đến mùa chanh đào các mẹ nên làm sẵn dự trữ 1 bình cho gia đình mình khi cần để sử dụng.

2. Chữa ho bằng lá xương sông.

Bài thuốc này cũng được dân gian sử dụng nhiều. Tuy nhiên nó có vị đắng hơi khó uống, vì vậy không nên cho trẻ nhỏ sử dụng bởi thường trẻ sẽ sợ và uống vào hay bị nôn trớ. Xương sông trong Đông y gọi là hoạt lộc thảo nó vừa là cây gia vị trong các món ăn vừa dùng làm bài thuốc chữa ho rất hiệu quả.

Cách làm: ngắt những búp non của xương sông hấp cách thủy hoặc có thể kết hợp xương sông với lá hẹ rửa sạch, thái nhỏ trộn với đường hấp cách thủy. Uống ngày 3 lần, mỗi ngày uống khoảng 1 chén 100ml.

3. Mật ong hấp gừng.

Mật ong hấp gừng.
Mật ong hấp gừng.

Bài thuốc này là sự kết hợp giữa gừng, mật ong có thể kết hợp thêm vỏ quýt, vỏ chanh hoặc cam.
Cách thứ nhất: bạn có thể dùng 5 đến 10g mỗi loại vỏ quýt, vỏ gừng, vỏ chanh hoặc cam cùng với 3g quả ô mai và 30g mật ong, hấp cách thủy sau đó lấy nước uống trong ngày.
Cách thứ 2: cách này đơn giản và vẫn được dân gian thường xuyên sử dụng và cho kết quả hữu hiệu. Đó là dùng củ gừng nhỏ, nướng cho cháy sém, để nguội lột vỏ, giã nhỏ cho ra nước sau đó trộn với 1 ít mật ong. Dùng nước mật ong khi còn nóng còn gừng thì ngậm như ngậm mứt. Với trẻ em không ngậm được gừng thì nên giã nhỏ gừng rồi chế thêm 1 ít nước sôi vào để cho gừng tan ra, sau đó bỏ bã hòa với 1 chút mật ong rồi cho trẻ uống.

4. Chữa ho với quả quất.

Chữa ho với quả quất.
Chữa ho với quả quất.

Đây là bài thuốc chữa ho khá phổ biến được nhiều người biết đến. Chỉ đơn giản bằng cách cắt đôi quả quất chín, rồi rắc một ít đường phèn lên hấp cách thủy, sau đó uống nước và ăn nguyên quả. Hoặc bạn có thể thay thế đường phèn bằng mật ong cũng phát huy hiệu quả không kém. Mỗi ngày nên kiên trì uống từ 2-3 lần, mỗi lần 1-2 thìa cà phê.

5. Mật ong hấp tỏi.

Cách làm: Chuẩn bị 4 đến 5 nhánh tỏi, đập dập, trộn đều mật ong, đem hấp cách thủy tới khi ngửi thấy mùi tỏi hăng hắc là được. Để nguội, uống từ 2 đến 3 lần/ngày, mỗi lần 1 – 2 thìa cà phê. Mật ong khi hấp cùng với tỏi làm tăng tính kháng sinh tự nhiên, giảm viêm họng, tăng sức đề kháng.

Có thể làm tương tự cách trên với các nguyên liệu khác như: cánh hoa hồng, rễ chanh, lá húng chanh, quả phật thủ, hoa khế, hoa đu đủ đực, lá tía tô, hành hoa… Tùy theo những nguyên liệu có sẵn trong mỗi gia đình mà sử dụng để chế biến.
Trường hợp không có các nguyên liệu phối hợp, có thể dùng mật ong nguyên chất. Khi dùng cho trẻ dưới 1 tuổi, nên hấp mật ong trước khi dùng.

6. Bài thuốc trị ho bằng rau diếp cá.

Rau diếp cá là loại rau được sử dụng nhiều trong các món ăn. Ngoài ra theo Đông y thì rau diếp cá có tính mát vị cay, tanh có tác dụng làm thuốc chữa bệnh như chữa chốc đầu, ghẻ lở, đau răng và đặc biệt có tác dụng rất tốt trong vấn đề trị gió, ho khan có đờm.

Rau diếp cá trị ho rất tốt
Rau diếp cá trị ho rất tốt

Cách chữa ho bằng rau diếp cá được dân gian lưu truyền như sau: Rau diếp cá rửa sạch, cho vào cối giã thật nhuyễn, sau đó, đun sôi và giảm nhỏ lửa. Tiếp tục đun trong khoảng 20 – 30 phút, thỉnh thoảng đảo cho rau nhừ đều. Bắc ra, để nguội, lọc lấy nước cho bé uống. Có thể cho thêm chút đường vào để bé dễ uống. Mỗi ngày uống từ 2 – 3 lần, uống sau bữa ăn khoảng một giờ đồng hồ.

Trên đây là các bài thuốc trị ho được sử dụng rộng rãi trong dân gian. Các bạn cũng có thể tham khảo bài viết trị ho theo nguyên nhân. Chúng tôi hy vọng rằng với bài viết này, bạn hay người thân sẽ không bao giờ phải chịu đựng những cơn ho dai dẳng, kéo dài nữa.

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời