Không còn một vết chai sạn nào luôn, hiệu quả và an toàn tại nhà nhé

Bạn cảm thấy mất tự tin vì những vết chai thô cứng trên bàn tay? Hay các vết sạn trên chân khiến bạn không dám khoe đôi tông mới của mình khi mùa hè đã đến? Với những cách đơn giản dưới đây, bạn sẽ được trả lại một làn da mềm mại và mịn màng.

Thực ra, vết chai là gì?

Đó là những vùng da cứng được hình thành tại nơi da có ma sát nhiều hoặc chịu áp lực từ môi trường. Vùng da đó sẽ dày lên tạo thành các vết chai để bảo vệ những phần bên dưới.

Ảnh internet
Ảnh internet

Các vết chai thường xuất hiện ở tay, chân do việc cầm bút, đi lại nhiều hoặc từ các hoạt động khác.

Chúng thường không gây ảnh hưởng tới sức khỏe, nhưng trông rất thiếu thẩm mỹ khiến nhiều chị em cảm thấy thực sự ‘ghét’ chúng.

Vết sạn thì sao?

Sạn cũng là một dạng chai. Chúng là tập hợp của các tế bào da chết, tạo thành các vùng cứng ở các khu vực da mềm và mỏng như là đầu ngón tay, ngón chân. Tương tự như chai, các vết sạn thường xuất hiện tại các vùng da hay va chạm, như tại các đầu khớp ngón chân, nơi thường xuyên chà vào thành giầy.

Ảnh internet
Ảnh internet

Khác với các vết chai, các vết sạn thường mang lại cảm giác khó chịu, nhiều khi còn đau đớn, vì các vết sạn cứng và chọc vào các vùng da mềm.

Vậy khi bị chai sạn, bạn có thể làm gì? Sau đây là các bí quyết:

Cách 1: Dấm táo và dầu thầu dầu

Ảnh internet
Ảnh internet

Cho một cốc giấm táo vào một chậu nước nóng và ngâm chân bạn vào.

Giấm táo sẽ giúp các vùng da chai sạn mềm ra. Sau đó bạn có thể sử dụng một viên đá sần để cọ phần bị chai này. Đối với các vùng da bị sạn, bạn có thể sử dụng dầu thầu dầu và ủ lên vùng bị sạn.

Làm như trên liên tục trong vòng 10 ngày, đôi chân bạn sẽ trở nên mềm mượt.

Xin lưu ý rằng khi sử dụng đá sần, bạn nên nhẹ tay vì nếu chà quá mạnh, nó có thể khiến vùng chai sạm trở nên cứng hơn.

Cách 2: Vitamin E hoặc Vitamin A

Ảnh internet
Ảnh internet

Những chất này thường được hấp thụ bên trong cơ thể, nhưng bạn có thể tận dụng những chất vitamin này để trị chai sạn. Mỗi tối, bạn hãy lấy phần gel trong những viên thuốc vitamin E hoặc vitamin A đắp lên những vết sạn. Sau đó đi vớ sạch và ủ qua đêm.

Làm như vậy hằng đêm cho tới khi vết sạn biến mất.

Cách 3: Vỏ chanh

Ảnh internet
Ảnh internet

Cắt một miếng vỏ canh và đắp lên phần chai sạn. Cho phần bên trong của vỏ lên bề mặt sạn và dùng băng y tế bó lại. Sau đó đi một đôi vớ sạch và ủ qua đêm.

Làm theo cách này mỗi tối cho tới khi vết sạn biến mất.

Cách 4: Hành và giấm trắng

Ảnh internet
Ảnh internet

Tương tự như vỏ chanh, cắt một lát hành và ngâm trong giấm trắng một ngày. Sau đó đắp lên bề mặt bị chai sạn và ủ một đêm với băng y tế và vớ sạch.

Tuy nhiên, bạn nên lưu ý rằng cách này sẽ để lại mùi rất nặng!

Cách 5: Bánh mỳ và dấm táo

Cắt một lát bánh mỳ và ngâm trong dấm táo. Đây là một cách hữu hiệu để giải quyết một vùng bị sạm, như là gót chân hoặc lòng bàn chân.

Ảnh internet
Ảnh internet

Bó lát bánh mỳ đã tẩm giấm táo bằng túi nilon để không bị rò rỉ hay bị ẩm. Sau đó đi một chiếc vớ sạch và để qua đêm. Vùng chai sạm sẽ biến mất vào sáng ngày hôm sau.

Cách 5: Dầu thầu dầu

Cách này có thể sử dụng vào ban ngày, và là một cách hiệu quả để trị các vết sạn nhỏ, ở vùng khó có thể dùng băng y tế dán lên.

Ảnh internet
Ảnh internet

Dùng băng chuyên trị chai sạn đặt lên vùng bị tổn thương. Cho một ít dầu thầu dầu lên vết sạn và dùng băng dán cố định lại. Nếu bạn phải đi tất, hãy sử dụng đôi nào cũ vì cách này hay bị rò rỉ dầu.

Cách 7: Aspirin

Ảnh internet
Ảnh internet

Nghiền 5 viên thuốc Aspirin thành các bột nhỏ, sau đó trộn với dầu táo và nước để tạo thành hợp chất gel. Thoa hợp chất này lên vùng da bị chai sạn và dùng băng y tế bó lại. Sau 10 phút, gỡ băng và dùng một viên đá sần để chà lên vùng bị chai sạn. Những miếng da chết này sẽ được loại bỏ một cách dễ dàng.

Cách 8: Muối Epsom

Ảnh internet
Ảnh internet

Cách này tốn thời gian hơn cả, nhưng nó vô cùng dễ chịu. Hòa tan một nắm muối epsom (MgSO4) với nước ấm và ngâm chân trong vòng 10 phút. Sau khi vùng chai sạn mềm ra, dùng một viên đá sần chà nhẹ vào vùng da này. Làm vậy mỗi ngày cho tới khi vùng chai sạn biến mất.

Tùy thuộc vào mức độ chai sạn, cách này có thể kéo dài tới vài tuần.

Những lưu ý để chân, tay không bị chai

– Không nên dùng kìm cắt những lớp da sần vì rất dễ gây tổn thương, chảy máu. Việc cắt da có thể kích thích lớp da non tái tạo và bị chai cứng nhanh hơn.

– Để tránh cho da chai mọc lại, nên hạn chế để da tiếp xúc nhiều đến những vật dụng dễ gây ra chai da, đồng thời bổ sung cho cơ thể lượng vitamin E, nước cần thiết để da luôn mềm mại.

– Với cùi chỏ tay, nên hạn chế chống tay lên bàn hoặc tì tay vào những vật cứng như tường, ghế.

Trên đây là một vài cách hữu hiệu giúp bạn hồi phục các vùng bị chai sạn của chân và tay, trả lại cho chúng sự mềm mại và mịn màng vốn có. Qua một ngày mệt mỏi và căng thẳng, hãy chăm sóc thân thể của mình, đặc biệt là chăm chút đôi chân bằng các cách này để ‘bù đắp’ cho sự vất vả của chúng.

Theo Littlethings

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời