5 bài thuốc đơn giản chữa bệnh THỦY ĐẬU ở trẻ em cực kỳ hiệu quả
Những bài thuốc dân gian dưới đây sẽ giúp bạn phòng tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh thủy đậu.
Người bị bệnh thủy đậu có dấu hiệu như zona thần kinh xuất hiện những nốt đỏ thường mọc vị trí rải rác ở xung quanh cơ thể, với trẻ nhỏ thì có biểu hiện bị sốt nhẹ, chảy nước mũi, bị ho, trẻ vẫn có thể ăn uống được và tinh thần không bị ảnh hưởng.
Nếu chỉ mới bị nổi thủy đậu chưa đầy 24 tiếng thì thay vì sử dụng các loại thuốc tây các bạn có thể tự điều trị tại nhà bằng các bài thuốc dân gian đơn giản nhưng mang lại hiệu quả nhanh.
Bài thuốc số 1
– 30gr lá dâu tằm tươi rửa sạch
– 20gr cỏ mần chầu tươi rửa sạch, thái ngắn
– 20gr lá tre tươi
– 20gr cam thảo đất tươi thái ngắn
Sắc với 1 lít nước đến khi còn 300ml. Để nguội rồi cho trẻ uống trong ngày (chia thành 7 – 10 lần).
Bài thuốc này áp dụng với trẻ có triệu chứng sốt nhẹ hoặc không sốt, chảy nước mũi, nốt rạ mọc rải rác, ngứa nhiều, ít ho.
Bài thuốc số 2
– 8gr Liên kiều 6gr Hoàng cầm
– 8gr Ngưu bàng 6gr Chi tử
– 4gr Phòng phong 12gr Hoạt thạch
– 4gr Kinh giới 6gr Mộc thông
– 4gr Sài hồ 12gr Xa tiền
– 4gr Thiềm y 6gr Xích thược
– 4gr Quy vĩ 4gr Cam thảo
Tất cả rửa sạch, đem sắc với hai bát nước tới chừng nào còn nửa bát. Để nguội cho trẻ uống thành 2 lần.
Bài thuốc số 3
– 20 – 30gr vỏ đậu xanh (hoặc đậu xanh cả vỏ)
– 20gr rau om tươi rửa sạch
-16gr quả dành dành
– 16gr kim ngân hoa
– 12gr rễ cỏ tranh
Sắc thuốc thành 2 lần. Lần 1 sắc cùng 1 lít nước đến khi còn 300ml. Lần 2 sắc với 600ml nước đến khi còn 200ml. Dồn thuốc của 2 lần sắc lại với nhau rồi cô lại còn 300ml thì để nguội cho trẻ uống thành 2 lần trong ngày.
Bài thuốc này áp dụng với người bệnh có triệu chứng sốt cao, các nốt rạ và mụn nước mọc dày cả trong niêm mạc miệng.
Bài thuốc số 4
– 12gr Lạp mai hoa 12gr Ngân hoa
– 6gr Xích thược 6gr Liên kiều
– 4gr Hoàng Liên 8gr Cam cúc
– 12gr Ý dĩ 6gr Xa tiền thảo
– 8gr Ngưu bàng 4gr Phòng phong
– 4gr Cam thảo
Tất cả rửa sạch, đem sắc với hai bát nước tới chừng nào còn nửa bát. Để nguội cho trẻ uống thành 2 lần.
Bài thuốc số 5
+Chuẩn bị: 15g hoa Kim Ngân, 10g cam thảo đất
+Cách thực hiện: Rửa sạch 2 nguyên liệu rồi cho vào nồi cùng 300ml nước, đun sôi với lửa nhỏ đến khi cạn còn 2/3 thì chia uống 3 lần trong ngày, nếu mới bị thủy đậu thì chỉ cần uống thuốc này trong 2 ngày liên tục là bệnh giảm ngay.
∗ Triệu chứng: Nốt thủy đậu mọc dày đặc. Trẻ nhỏ khi bị sẽ sốt cao, khát nước, mặt đỏ, môi hồng, xuất hiện những nốt phỏng trên niêm mạc miệng.
Bài thuốc 6
+Chuẩn bị: Cỏ nhọ nồi, cây nọc rắn, lá rau má, lá thanh táo, lá dâu tằm, lá chân vịt, lá mũi mác (lượng bằng nhau).
+Cách thực hiện: Rửa sạch tất cả nguyên liệu sau đó giã nát rồi hòa vào nước. Lọc nước qua ray bỏ bã, dùng nước này lau khắp người, ngày lau 2 lần.
Lưu ý: Cách này chỉ thực hiện khi các nốt đậu bị bầm tím, khắp mình nóng dữ dội.
Một số món ăn hỗ trợ điều trị bệnh thủy đậu
Ngoài sử dụng các bài thuốc từ thảo mộc, người dân đã biết chế biến chúng thành các món ăn thơm ngon bổ dưỡng đồng thời có công dụng trị bệnh từ bên trong hiệu quả.
Canh đậu xanh
+Chuẩn bị: 50g đậu xanh, 100g sườn non, 5g kinh giới.
+Cách làm: Sườn rửa sạch chặt miếng vừa ăn, ướp cùng chút gi vị trong 30 phút sau đó cho vào nồi cùng đậu xanh. Đổ lượng nước vừa phải vào nồi rồi bật bếp nấu sôi, khi canh đã sôi bạn vặn lửa nhỏ để linh cho đậu thật nhừ. Ăn món này liên tục trong 2 ngày từ khi xuất hiện thủy đậu sẽ giúp trị bệnh nhanh chóng.
Cháo lá Dâu
+Chuẩn bị: 50g gạo tẻ, 20g lá dâu non, 20g đậu xanh, 20g đường phèn
+Cách thực hiện: Đậu xanh, đậu đen, gạo tẻ đem xay thành bột mịn. Cho bột vào nồi cùng 300ml nước đun sôi. Lá dâu non rửa sạch và thái nhỏ, khi cháo đã sôi thì cho lá dâu và đường phèn vào đun cùng, khuấy đều cháo đến khi đường phèn tan hết, món này chia làm 2 lần ăn và cũng ăn liên tục trong 2 ngày.