Điểm danh 8 thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư mà hầu hết mọi người không hay biết

Trong cuộc sống thường ngày có nhiều loại thực phẩm giúp giết chết tế bào ung thư nhưng chúng ta lại không để ý, đó là những thực phấm sau.

Cà tím: là thuốc tốt chống ung thư

Ngày càng có nhiều tài liệu chứng tỏ, cà tím có tác dụng chống ung thư. Đã từng có thực nghiệm chiết xuất ra một loại chất không độc hại trong cà tím dùng để chữa trị ung thư dạ dày. Ngoài ra, trong cà tím có chứa glycosides solanine, cucurbitacin, stachydrine, choline, húng quế, saponin và nhiều loại kiềm sinh vật, trong đó solanine, cucurbitacin được chứng minh là có khả năng chống ung thư. Hoa cà tím, gốc cà tím, nước cà tím đều là thuốc tốt, cổ đại Trung Quốc ngày xưa đã ghi chép “gốc cà tìm mùa thu chữa trị u bướu”.

Ảnh internet
Ảnh internet

Cà tím còn giàu các thành phần dinh dưỡng, ngoài vitamin A, C hơi thấp ra, các loại vitamin và khoáng chất đều tương tự như cà chua, nhưng hàm lượng protein và canxi trong cà tìm lại cao gấp 3 lần cà chua.

Mướp đắng: là “mướp hạng nhất” chống ung thư.

Mướp đắng trong dân gian nhận được 2 sự đãi ngộ ở 2 cực khác nhau, không ít người nói “tốt” nhưng cũng có người “không thèm đoái hoài” đến nó. Mướp đắng được phong cho danh hiệu “tốt” lại là nhà y học nổi tiếng trong đời nhà Minh, đó là Lý Thời Trân , ông gọi nó là “mướp hạngnhất” , là loại mướp ăn nhiều không bị ung thư.

Tây y chứng minh, công hiệu chống ung thư của mướp đắng đến từ protein quinine, đây là một loại protein hoạt tính kích hoạt tế bào miễn dịch, sau đó “chuyển tay” giết chết tế bào ung thư hoặc các tế bào không bình thường khác thông qua tế bào miễn dịch. Trong hạt mướp đắng có một loại chất ức chế protease giúp ức chế tế bào ung thư bài tiết protease, từ đó ức chế tế bào ung thư chuyển dịch và xâm lấn lan sang các vùng khác.

Rong biển: phòng ngừa ung thư tuyến vú và u tuyến giáp

Tên thuốc của rong biển là “tảo bẹ” hoặc “tảo biển”, là loại thực phẩm phòng ngừa ung thư tuyến vú và u tuyến giáp. Rong biển giàu i ốt, giúp phòng ngừa bệnh bướu cổ như chúng ta đã biết. Trên thực tế, rong biển còn có nhiều bản lĩnh khác.

Ảnh internet
Ảnh internet

Tảo biển chứa sodium alginate có khả năng kết hợp rất mạnh với cadmium, strontium có tác dụng gây ung thư và đem những chất đó bài tiết ra ngoài cơ thể. Rong biển có thể chọn lọc tiêu diệt hoặc ức chế vi khuẩn gây ra ung thu trong đường ruột, chất xơ hàm chứa trong tảo biển có thể thúc đẩy acihs dịch mật và cholesterol bài tiết ra ngoài, chất chiết xuất từ rong biển có tác dụng ức chế trực tiếp đối với các loại ung thư.

Khoai lang: thực phẩm chống ung thư dần dần bị lãng quên

Khoai lang còn có tên khác là khoai ngọt, khoai trắng, được cho rằng là thực phẩm rất tốt giúp giảm béo, nhuận tràng, đẩy trừ bệnh tật, kéo dài tuổi thọ. Ngoài ra khoai lang còn có công dụng phòng ngừa ung thư rất mạnh mẽ. Gần đây, một nhóm nghiên cứu phát hiện ra một loại chất dehydroepiandrosterone trong khoai lang có thể ngăn ngừa ung thư đại tràng và ung thư tuyến vú.

Bí ngô: được mệnh danh là “bí thần”

Ở một số nước bí ngô được mệnh danh là “bí thần”, bởi vì nó vừa là lương thực, vừa là món ăn. Người Trung Quốc có thói quen sử dụng bí ngô trong ngày lễ cảm tạ để thế hiện lòng cảm ơn của người dân đối với bí ngô.

Ảnh internet
Ảnh internet

Bí ngô giúp phòng ngừa béo phí, tiểu đường và mỡ máu, cholesterol cao, có hiệu quả rất tốt trong phòng ngừa ung thư. Hàm lượng vitamin A trong bí ngô rất cao, cao đến mức người bình thường không thể tưởng tượng được. Ngoài ra, bí ngo giàu vitamin C, canxi và chất xơ, còn có thành phần tryptophan – P ức chế chất gây ra ung thư.

Cám lúa mỳ

Hiện tại cám lùa mỳ ngày càng được người dân chú trọng, để có sức khỏe, rất nhiều tổ chức phương Tây kêu gọi mọi người ăn thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt. Đem ngũ cốc nguyên hạt nghiền nát thành bột rồi tách cám lúa mỳ ra, dùng loại bột này chế biến thành món ăn.

Lúa mỳ là “nhà kho” của các thành phần dinh dưỡng chính như vitamin B, selen, magiê và cả chất xơ. Cám lúa mỳ có thể phòng ngừa và chữa trị ung thư kết trực tràng, tiểu đường và cholesterol cao, mỡ máu cao, táo bón, trĩ vv. Vì vậy không ít chuyên gia cho rằng cám lúa mỳ là thực phẩm chất xơ tốt nhất phòng chống ung thư.

Củ cải: “thần bảo vệ sức khỏe” trong loại rau có củ

Củ cải có nhiều loại, nhưng loại nào cũng đều coskhar năng chống ung thư, vì vậy có câu ngạn ngữ rằng: “Mùa đông ăn củ cải, mùa hè ăn gừng, cả đới không cần vào hiệu thuốc” và “củ cải tháng 10 nhân sâm nước”. Người Hà Lan gọi củ cải là “món ăn dân tộc”, Nhật Bản, Mỹ cho rằng củ cải là “thần bảo vệ sức khỏe” trong loại rau có củ.

Củ cải có chức năng chống ung thư, nở phổi, hóa đờm, lợi tiểu. Trong củ cải có nhiều chất xúc tác có thể tiêu trừ tác dụng gây ung thư của chất chất nitrosamine, kích thích hệ miễn dịch cơ thể, nâng cao hoạt tính của đại thực bào, tăng cường khả năng tiêu diệt tế bào ung thư thực bào. Vị cay của củ cải đến từ dầu mù tạt, nó có thể kích thích đường ruột nhu động, thúc đẩy chất gây ung thư ra ngoài.

Ảnh internet
Ảnh internet

Trong củ cải còn nhiều thanh phần không rõ ức chế các hoạt tính gây đột biến. Hàm lượng vitamin C trong củ cải cao hơn táo, lê từ 8-10 lần. Ngoài ra, củ cải cũng giàu carotene có tác dụng phòng ngừa ung thư rất tốt.

Kiwi: hàm lượng vitamin C là quán quan trong các loại quả

Kiwi có vỏ màu nâu, vị chua vừa miệng. Quả kiwi chứa nhiều đường, protein, chất béo, vitamin, acid hữu cơ và nhiều loại khoáng chất. Hàm lượng vitamin C của kiwi là quán trong trong các loại quả, mỗi 200g quả hàm chứa 200g vitamin Cm dường như 100 lần cam, quýt, 30 lần cà chua, là loại quả được mệnh danh là “thuốc vitamin C tự nhiên”. Ngoài ra, kiwi còn giàu vitamin P có chức năng bảo vệ huyết quản, giá trị dinh dưỡng rất cao.

***

Cả gia đình sớm muốn cũng bị UNG THƯ “tìm đến” nếu bạn còn giữ 10 thói quen nấu nướng sai lầm này

Dưới đây là những thói quen trong nấu nướng dễ gây ung thư mà bạn cần nên tránh.

Theo cách chuyên gia y tế, ngày nay nhiều người chú trọng vào việc nấu các món ăn sao cho hấp dẫn và ngon miệng mà không biết rằng một số sai lầm khi nấu nướng vô tình khiến bản thân và gia đình họ mắc bệnh nan y. Cụ thể như:

1. Nướng thịt

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh, chuyên gia dinh dưỡng cho hay chúng ta không nên ăn nhiều thịt nướng. Bởi món nướng có chứa chất HCAs hay còn gọi là heterocyclic amines, chính là chất hóa học độc hại gây ung thư.

Đặc biệt khi nướng thịt, phần mỡ trong thịt tan chảy xuống than tạo nên khói độc ám vào miếng thịt sẽ dễ tạo ra chất gây ung thư và các bệnh về đường hô hấp. Phần thịt cháy đen tuyệt đối không được ăn.

Hơn nữa, đối với những người bị rối loạn chuyển hóa, thịt nướng càng trở thành món ăn cần hạn chế.

Theo PGS Nguyễn Xuân Ninh, thịt nướng có trong món bún chả, tốt nhất chỉ nên ăn 1-2 lần/tháng. Sau mỗi bữa ăn, cơ thể cần rất nhiều thời gian để thải hết các chất độc bằng cách tăng cường uống nước, bổ sung chất xơ và luyện tập.

2. Để dầu ăn nóng đến bốc khói khi chiên, xào

Ảnh internet
Ảnh internet

Một số người có thói quen chiên, rán thực phẩm trong chảo dầu bốc khói với suy nghĩ dầu nóng sẽ làm món ăn ngon hơn.

Tuy nhiên, khi dầu ăn bị bốc khói tức là nhiệt độ lúc đó của dầu đã trên 200 độ C.

Nhiệt độ cao không những phá huỷ tác dụng chống oxy hóa của dầu và các thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm mà còn sản sinh ra peroxide tác nhân gây ung thư.

3. Dùng dầu đã qua chế biến để nấu tiếp

Ảnh internet
Ảnh internet

Nhiều người tiếc không đổ dầu đã qua chế biến đi mà tiếp tục dùng để chiên, xào các thực phẩm khác.

Đây là một sai lầm rất nghiêm trọng bởi dầu khi chế biến ở nhiệt độ cao sẽ sinh ra axit béo chuyển hóa và sản phẩm oxy hóa lipid, nếu tiếp tục chịu nhiệt độ cao lần nữa sẽ sinh ra chất gây ung thư.

Vì thế, tốt nhất nên bỏ dầu đã qua chế biến đi để đảm bảo sức khỏe cho bạn và gia đình.

4. Rã đông thịt sai cách

Ảnh internet
Ảnh internet

Cuộc sống bận rộn nên nhiều bà nội trợ có thói quen dự trữ thịt trong ngăn đá để không phải đi chợ quá nhiều lần trong tuần. Khi để trong ngăn đá, muốn chế biến thịt buộc phải rã đông.

Nhưng nhiều người lại rã đông không đúng cách, như cho thịt vào nước nóng hoặc lò vi sóng hoặc rã đông ở nhiệt độ phòng. Những cách này đều sai lầm.

Nếu rã đông ở nhiệt độ cao, sẽ làm ảnh hưởng đến sự khuếch tán nhiệt trong miếng thịt, tạo cơ hội cho các vi trùng, vi khuẩn có cơ hội phát triển.

Còn rã đông ở nhiệt độ phòng, vi khuẩn sẽ dễ dàng xâm nhập và làm thịt bị biến chất dễ gây bệnh tật. Cách rã đông đúng nhất, là bạn nên chuyển thịt từ ngăn đá xuống ngăn mát và chờ khi tan đá thì chế biến ngay.

5. Trữ thịt quá lâu trong tủ lạnh

Ảnh internet
Ảnh internet

Thói quen tích trữ thịt trong ngăn đá tủ lạnh để ăn trong thời gian dài không chỉ làm thịt mấy đi độ ngon tự nhiên mà còn gây biến chất, rất có hại cho cơ thể.

Nếu không có thời gian đi chợ, buộc phải mua nhiều để dùng dần thì cũng chỉ nên tích trữ không quá 1 tuần trong ngăn đá.

6. Chần qua rau rồi nấu cho an toàn

Ảnh internet
Ảnh internet

Thạc sĩ Nguyễn Mỹ Linh , bộ môn Rau và Cây gia vị, Viện Nghiên cứu rau quả Việt Nam cho biết, thói quen rửa và chần qua rau rồi mới nấu nhằm bảo đảm vệ sinh vừa đẹp màu khi ăn là không cần thiết, thậm chí là phí.

Cách chần này vừa làm giảm vitamin vừa làm mất các chất giúp phòng ngừa bệnh ung thư có trong rau.

7. Nấu rau trong nồi đồng

Nhiều người thích luộc rau trong nồi đồng vì rau sẽ mềm và xanh hơn.

Nhưng đây là một phương pháp làm mềm rau phản khoa học, bởi lẽ khi làm như vậy, không những sẽ làm mất đi chất dinh dưỡng của rau mà còn khiến cho rau bị thôi nhiễm đồng dễ gây ra các bệnh tật nguy hiểm cho sức khỏe.

Các chuyên gia sức khỏe khuyên rằng bạn nên sử dụng dụng cụ bằng nhôm hoặc bằng sắt để nấu đồ ăn, tránh dùng nồi đồng.

8. Chế biến xong một món ăn, không rửa nồi mà tiếp tục nấu món khác

Nhiều người vì tiết kiệm thời gian hoặc thấy nồi còn sạch nên sau khi nấu xong món ăn trước, không rửa sạch nồi mà tiếp tục nấu món khác. Nhìn bằng cảm quan nồi có vẻ sạch nhưng thực tế trên bề mặt còn bám mỡ và thức ăn sót lại.

Mỡ và thức ăn thừa này nếu qua chế biến ở nhiệt độ cao một lần nữa có thể sinh ra benzopyrene là chất gây nên bệnh ung thư.

Chuyên gia khuyên nên dành chút ít thời gian rửa sạch nồi trước khi chế biến món ăn khác để đảm bảo sức khỏe và an toàn tính mạng cho bạn và gia đình.

9. Nấu quá lâu, hâm đi hâm lại thức ăn thừa

Ảnh internet
Ảnh internet

Trong bất kỳ cách chế biến nào, bất kỳ món ăn nào, nếu nấu quá lâu, rồi lại hâm đi hâm lại nhiều lần trước khi ăn, sẽ làm cho thực phẩm bị biến chất. Chất carbohydrates kết hợp với chất béo có thể sản xuất ra chất gây ung thư.

Đặc biệt là việc nấu các món canh kéo dài, những món ninh nhiều tiếng đồng hồ, đun đi đun lại, không chỉ phá vỡ nhiều loại vitamin trong thực phẩm mà còn làm tăng hàm lượng các chất độc hại lên ở mức cao hơn.

Lâu dần như vậy tạo thành thói quen chế biến, sẽ khiến sức khỏe giảm sút, dễ sinh bệnh ung thư.

10. Nấu ăn xong lập tức tắt máy hút mùi

Trong quá trình chế biến thức ăn sẽ sinh ra các chất có hại, lúc này dùng máy hút mùi để loại bỏ khí thải là việc nên làm, đặc biệt ở nhà phố không gian chật chội.

Nhiều người có thói quen tắt ngay máy hút mùi sau khi nấu ăn xong mà không biết rằng như thế trong nhà bếp vẫn còn lưu lại một lượng khí thải chưa bị hút hết do máy cần thời gian nhất định để đạt hiệu quả tối đa.

Chính lượng khí thải luẩn quần trong nhà cũng góp phần tạo nên bệnh ung thư cho thành viên gia đình.

Do vậy tốt nhất sau khi nấu ăn xong 3-5 phút hãy tắt máy hút mùi để đảm bảo khí thải được hút hết ra ngoài. Bên cạnh đó, khi nấu ăn nên mở cửa sổ để giảm lượng khí thải còn lưu lại trong nhà bếp.

 

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời