Đây là cách mà quả khế “giết” người

Với hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào cung cấp nhiều vitamin C, vitamin A và các khoáng chất khác, quả khế mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây cũng là kẻ “giết” người trong nháy mắt bởi nó chứa một loại độc tố đặc biệt nguy hiểm với người bệnh thận.

Hiện trước nhà em vẫn còn dấu tích của một gốc khế ngọt nhiều năm tuổi, gợi lại một kỷ niệm đau lòng cho cả gia đình. Cách đây 8 năm, nó đã bị ông ngoại em cưa ngang và đổ nước sôi vào gốc. Nguyên nhân là vì cậu út của em một hôm do đi nắng về khát quá, bẻ cả rổ xuống ăn. Tối hôm đó cậu nôn ói, lên cơn co giật rồi chìm vào hôn mê, khi đến cửa bệnh viện cậu đã trút hơi thở cuối cùng.

Ảnh Internet
Ảnh Internet

Bao nhiêu nỗi đau, nỗi hận ông ngoại trút hết vào những nhát búa bổ xuống chan chát. Ngày đó em còn nhỏ, chẳng hiểu chuyện gì, chỉ biết ôm mẹ khóc rưng rức vì thương cây khế trước nhà, vì từ nay chẳng còn cậu để cõng “nhong nhong ngựa ông đã về” nữa.

Niềm đau của tuổi thơ làm em mỗi lần đi trên đường hay vào nhà ai thấy trồng cây khế là dâng lên một nỗi sợ mơ hồ, gần như bị ám ảnh. Cái chết của cậu mãi mãi kỳ bí cho đến khi năm 18 tuổi, bước chân vào trường Y, em mới hiểu nguyên nhân tại sao quả khế lại “đoạt mạng “ cậu.

Thật ra ít người biết rằng trong quả khế có chứa một loại độc tố có tên neurotoxin, có thể gây ói mửa, rối loạn tâm thần, hôn mê, động kinh hay thậm chí là tử vong. Độc tố này cũng tìm thấy trong một số loài rắn hay nhện… Ở những người thận khỏe thì độc tố này được xử lý và loại bỏ nhưng với những người có vấn đề về thận thì bộ phận này không thể giải độc tố trong quả khế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí tử vong.

Đây cũng chính là nguyên nhân làm cậu em cấp cứu cũng không kịp vì khi đó cậu đang bị thận ứ nước độ 2. Chỉ 100ml nước khế nguyên chất cũng có thể gây hại cho người bị bệnh thận chứ đừng nói là một rổ khế.

Nay em kể chuyện nhà, khơi lại chuyện buồn với mong muốn nếu nhà ai có người bệnh thận, tuyệt đối đừng cho họ ăn khế.

Theo WTT

***

Vừa ngủ dậy đã bị liệt mặt, méo mồm vì lý do quen thuộc nguy hiểm ít ai ngờ tới
Vừa ngủ dậy bước ra khỏi giường, thấy mặt “nặng như chì”, người đàn ông 46 tuổi bất ngờ khi phát hiện mình bị liệt mặt, méo mồm.

Ngủ dậy giật mình khi thấy bị méo mồm

Theo ghi nhận của phóng viên tại Bệnh viện Châm cứu Trung ương, từ đầu mùa rét tới nay, bệnh viện đã ghi nhận hàng chục ca bị méo mồm, liệt mặt… do lạnh, thậm chí có những trường hợp bị nặng phải điều trị nội trú cả tháng trời.

Ths.BS Nguyễn Ngọc Cảnh, Trưởng khoa Cấp cứu (Bệnh viện Châm cứu Trung ương) cho biết, điển hình nhất trong những ca bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên là trường hợp bệnh nhân tên Hùng, 46 tuổi ở Ninh Bình. Hiện bệnh nhân đã điều trị ở bệnh viện 3 tuần và chuẩn bị xuất viện.

Bệnh nhân Hùng chia sẻ, hôm đó là ngày đầu của đợt lạnh trong th.á.n.g 11, buổi sáng vừa ngủ dậy thấy “mặt nặng như chì”, lúc đầu ông Hùng chỉ nghĩ do hôm trước làm việc nặng nên vậy. Khi ra khỏi phòng, người nhà nhìn thấy mồm miệng méo xệch, khi đó ông mới biết mình bị liệt mặt.

Lo ngại điều chẳng lành xảy ra, ông Hùng được người nhà đưa đi thầy lang ở gần nhà để chữa, nhưng nhiều ngày bệnh không khỏi, sau đó người nhà đã đưa lên Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị.

Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh đang thăm khám cho một bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7.
Bác sĩ Nguyễn Ngọc Cảnh đang thăm khám cho một bệnh nhân bị liệt dây thần kinh số 7.

“Khi tiếp nhận bệnh nhân này, mắt trái của bệnh nhân nhắm không kín, ăn uống rơi vãi, không huýt sáo được. Nhận thấy đây là ca liệt dây thần kinh số 7, nhưng đến viện muộn nên chúng tôi đã cho nhập viện để điều trị. Hiện bệnh nhân đã cải thiện được hơn 90% sau gần 3 tuần điều trị”, BS Cảnh chia sẻ.

Theo BS Cảnh, liệt dây thần kinh số 7 rất hay xảy ra trong mùa lạnh, đối tượng mắc nhiều nhất là người cao tuổi. Đặc biệt những trường hợp người đi tập thể dục trong mùa đông quá sớm hoặc không bảo vệ sức khỏe khi đi ra ngoài trời lạnh.

BS Cảnh cũng cho biết, tuy là bệnh lành tính, nhưng liệt dây thần kinh số 7 cũng để lại di chứng nặng nề nếu không được cứu chữa kịp thời. Biến chứng nặng nhất là loét giác mạc, thậm chí dẫn đến mù mắt.

Một vấn đề khác cũng được BS Cảnh lưu ý là việc tự chữa liệt mặt bằng phương pháp dân gian như dán đuôi lươn, chân ngóe lên mặt hay chữa theo các thầy lang. “Nhiều trường hợp, bệnh không nguy hiểm nhưng lại phải nhập viện vì những tác hại của việc chữa bệnh theo lang băm”, BS Cảnh cảnh báo.

Điển hình là trường hợp nữ bệnh nhân tên Hằng (37 tuổi, ở Thái Nguyên), bị liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên do đi làm quá sớm. Triệu chứng ban đầu chỉ là mồm méo sệch, mắt khô, da mặt nhăn nheo. Tuy nhiên, trường hợp này không đến bệnh điện điều trị mà lại chữa theo lang băm bằng cách dán cao. Sau 10 ngày, bệnh liệt mặt không những không khỏi mà da mặt còn bị phồng dộp lên từng mảng và phải đưa đi cấp cứu.

Khi đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương, các bác sĩ chỉ can thiệp được vấn đề chữa liệt dây thần kinh số 7, còn vấn đề bị loét mặt do dán cao thì chỉ hạn chế được tác hại của nó, chứ không thể cải thiện được hoàn toàn. Như vậy, bệnh nhân Hằng phải chịu vết sẹo trên mặt cả đời.

Nhiều thanh niên cũng bị liệt mặt, nhất là trong mùa lạnh.
Nhiều thanh niên cũng bị liệt mặt, nhất là trong mùa lạnh.

Cảnh báo nguy cơ liệt mặt ở trẻ nhỏ

Ngoài những trường hợp người lớn bị liệt dây thần kinh số 7 do thời tiết lạnh, Ths Cảnh cũng đặc biệt lưu ý đối với các phụ huynh về tình trạng trẻ nhỏ bị liệt dây thần kinh số 7, thậm chí có trường hợp bị liệt rất nặng.

“Chúng tôi vừa tiếp nhận một trường hợp bệnh nhi mới 9 tuổi đã bị liệt dây thần kinh số 7 trung ương. Điều đặc biệt là trường hợp này ngoài méo mồm còn bị liệt nửa người. Đối với trường hợp liệt dây thần kinh số 7 trung ương như bệnh nhi này việc điều trị khó khăn hơn nhiều so với các trường hợp liệt dây thần kinh số 7 ngoại biên”, BS Cảnh cho hay.

Theo BS Cảnh, hiện nay tình trạng nhiều phụ huynh đưa trẻ đi học trong mùa đông, dù trời lạnh nhưng lại hay để trẻ ngồi hoặc đứng ở trước xe rất nguy hiểm. Dù trẻ được mặc ấm thì đứng phía trước xe vô tình gió lạnh sẽ tạt vào mặt, rất dễ gây liệt mặt.

Điển hình là trường hợp một bệnh nhi ở Thường Tín (Hà Nội) bị liệt mặt vì lý do như vừa nói trên. Quá lo lắng phụ huynh đưa trẻ đến Bệnh viện Châm cứu Trung ương điều trị.

“Trường hợp này liệt nhẹ, có thể tự khỏi nên chúng tôi chỉ cho thuốc về điều trị ngoại trú, chứ không cần châm cứu, bấm huyệt. Bởi, nếu cho điều trị ở viện, mỗi ngày 1 lần đưa trẻ từ nhà tới viện trong điều kiện thời tiết như hiện nay thì bệnh càng nặng thêm”, BS Cảnh chia sẻ.

Để phòng bệnh, BS Cảnh khuyến cáo người dân không nên đi tập thể dục quá sớm, nhất là người cao tuổi. Buổi sáng ngủ dậy nên ở trong phòng ấm 10-15 phút làm quen thời tiết trước khi ra ngoài. Đặc biệt là phải mặc ấm trong mùa lạnh, không nên cho trẻ ngồi trước xe máy khi đi ra đường.

Theo WTT

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời