Chỉ cần dùng 3 ly nước lọc, “vạch mặt” ngay loại cà phê độc hại thật đơn giản

Chỉ cần dùng 3 ly nước lọc, “vạch mặt” ngay loại cà phê độc hại thật đơn giảnLàm thế nào để ra quán cà phê không bị uống nhầm… ngô, đỗ tương rang cháy khét, qua đó ngăn chặn các loại hóa chất độc hại vào cơ thể bạn? Mời xem thí nghiệm dưới đây!Thí nghiệm do bạn Ngọc Thảo (Hải Phòng) gửi đến tòa soạn, kèm những lập luận chặt chẽ. Chúng tôi xin phép đăng tải thí nghiệm này.

1) Quan sát 3 ly nước lọc nguội (từ trái sang)
– Ly nước số 1 với bột cà phê như báo chí phản ánh là làm chủ yếu từ đỗ tương và ngô rang cháy khét. Có thể dễ dàng mua loại bột cà phê này (đóng bịch, không nhãn hiệu) tại một số cửa hàng tạp hóa bất kỳ trên cả nước.
– Ly nước số 2 với bột cà phê có pha thêm hương liệu, trong đó có bơ thực vật (margarine). Loại này có thể mua được từ một số nơi quảng cáo là cafe rang xay nguyên chất.
– Ly nước số 3 với bột cà phê rang và xay thuần, không sử dụng bơ thực vật (margarine) và hương liệu trong quá trình sản xuất.

Ảnh internet
Ảnh internet

2) Khi thả bột cà phê vào nước

– Ly số 1 chứa cà phê làm từ ngô, đậu tương rang cháy khét: chìm nhanh nhất. Có thể thấy bột cà phê rơi “lả tả” như “sung rụng”.

Màu nước ngay lập tức chuyển sang đen kịt. Đó là do bột ngô và đỗ tương nặng nên chìm nhanh hơn, và phẩm màu “hiện nguyên hình” khi hòa trong nước lọc.

– Ly số 2 chứa cà phê có pha hương liệu và margarine: bột café không chìm trong nước.

Đó là do trong quá trình chế biến, nhà sản xuất xao tẩm thêm bơ thực vật nhằm tăng độ thơm. Do có bơ bao quanh nên bột cà phê này, tuy đúng là từ hạt cà phê không trộn đỗ tương hay ngô rang cháy, nhưng cũng không chìm trong nước mà nổi hoàn toàn.

– Ly số 3 chứa cà phê thuần không xao tẩm: Có chìm nhưng chìm chậm hơn ly số 1, nước có màu nâu đặc trưng do cà phê được rang ở điểm “full city”.

Ảnh internet
Ảnh internet

3) Khi dùng thìa ngoáy mạnh

– Ly số 2: Cà phê không chìm hết trong nước mà phần lớn vẫn nổi trên bề mặt cốc, nhìn kĩ sẽ thấy có váng bơ không tan, nước màu vàng trong.

– Ly số 3: Cà phê chìm hoàn toàn trong nước, lúc này ly nước có màu nâu đặc trưng của cà phê.

Như vậy, cà phê ở một số nơi giới thiệu là rang xay nguyên chất mà bạn đang uống, tuy là hạt cà phê thật nhưng chưa chắc “nguyên chất” như bạn nghĩ.

Nếu bột cà phê bị bọc bởi bơ thực vật không tan trong nước, thì nó sẽ như thế nào khi đưa vào cơ thể bạn?

Chưa kể tới, cà phê có thể bị để lâu trong kho với điều kiện bảo quản không đảm bảo, nhất là với khí hậu thất thường của miền Bắc, dễ bị ẩm mốc.

Ảnh internet
Ảnh internet

Cách chọn cafe nguyên chất chuẩn

Phóng viên đã gặp gỡ anh Bạch Hồng Sơn, một chuyên gia về các giống cà phê đặc sản của các vùng miền trên cả nước và được anh chia sẻ kình nghiệm cách nhận biết cà phê hạt nguyên chất không xao tẩm.

– Nếu có hạt cà phê, bạn cắn trực tiếp hạt, khi phát hiện có vị béo, mặn, mùi thơm ngọt như cacao thì đó là cà phê có hương liệu.

Quan sát hạt cà phê thấy có lên dầu dù bảo quản trong hộp kín thì rất có thể cà phê đã để quá lâu hoặc bảo quản không tốt.

Hạt cà phê nguyên chất gần như không lên dầu nếu bảo quản tốt, cắn vào thấy giòn, đắng tự nhiên, mùi thơm xuất hiện sau cùng khi lớp hậu vị đắng đã đi qua đầu lưỡi.

– Nếu chỉ có bột cà phê, bạn thực hiện như thí nghiệm nêu trên. Bột cà phê nguyên chất chìm trong nước với tốc độ chậm, nước có màu nâu của cà phê.

Bột cà phê xao tẩm không chìm xuống nước do rang bằng bơ thực vật, khi quấy mạnh lên vẫn không chìm, thậm chí còn có váng bơ nổi lên bề mặt nước. Loại cà phê xao tẩm này khi pha bằng phin, bã cà phê thường sủi rất nhiều bọt.
Bản tin VTV24 mới đây phát trên truyền hình đã cung cấp thông tin gây sốc: 70% là đậu, ngô và hoá chất, chỉ có 30% là cà phê – đó là thức uống bạn đang dùng mỗi ngày!

Trong phóng sự, phóng viên VTV24 đã tận mắt chứng kiến công nghệ biến đậu, ngô, vỏ cà phê, hoá chất… thành cà phê bột.

Ảnh internet
Ảnh internet

Hóa chất tạo hương cho cà phê pha sẵn, không nguồn gốc, tiềm ẩn nhiều độc tố cho cơ thể.
Ít ai biết rằng trong các gói “cà phê bột” có mùi thơm quyến rũ bán sẵn trong nhiều tiệm tạp hóa và quán quán cafe lại chứa thành phần không phải cà phê mà là đỗ tương và ngô rang cháy khét, tiềm tàng mối nguy ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

***

Táo độc tràn lan trên thị trường, dùng ngay mẹo này Táo chứa chất độc “lộ diện ngày tức khắc”
Táo vốn là loại quả ngon ngọt và cực kì bổ dưỡng nên ai cũng thích. Thậm chí, nhiều chuyên gia còn khuyên chúng ta nên ăn 1 quả táo mỗi ngày để bổ sung đầy đủ dưỡng chất như các vitamin A, B, C, canxi, giảm thiểu tối đa bệnh tật.

Ảnh internet
Ảnh internet

Biết vậy, nhưng cứ nghe tin táo Trung Quốc ngâm, tẩm hóa chất là ai cũng thót tim. Ăn vào “tiền mất tật mang” chứ báu gì!

Hôm rồi, em đến nhà đứa bạn chơi, thấy nó mua táo về, trước khi ăn lại lấy nước nóng đổ lên quả táo…Em không hiểu gì cả, cuối cùng hỏi ra mới biết đây chính là cách nhanh nhất để nhận biết loại trái cây này có hóa chất hay không. Nửa tin nửa không, hôm sau em ra chợ mua táo về thử thì quá bất ngờ khi hóa chất hiện lên “lồ lộ” luôn các mẹ ạ! Thời buổi này đúng là không ai chết vì đói, chỉ chết vì ăn!

Cách đổ nước nóng phát hiện táo có hóa chất
Cách làm thì quá đơn giản rồi! Các mẹ chỉ cần lấy cốc nước nóng (khoảng 65 độ) tưới lên quả táo sau đó quan sát xem hiện tượng xảy ra thế nào.

Nếu như trên bề mặt quả táo không xuất hiện gì lạ, vỏ táo giữ nguyên màu sắc thì chị em có thể yên tâm rằng đó là “hàng việt nam – chất lượng cao” nhé! Ngược lại, nếu sau khi gặp nước nóng mà lớp vỏ táo lại xuất hiện màng trắng mỏng bao phủ xung quanh, chứng tỏ nó đã bị tẩm hóa chất. Lớp sáp trắng này càng dày thì quả bị tẩm hóa chất càng nhiều.

Tại sao lại có lớp sáp này? Bởi vì, táo là một loại quả bổ dưỡng và được nhiều người ưa chuộng cho nên việc mua bán, trao đổi rất rộng rãi, người bán hàng bắt buộc phải nghĩ ra cách để tăng tuổi thọ của nó lên nhiều ngày. Cách mà họ dùng chính là việc phun lên táo một lớp sáp bảo vệ (bản thân quả táo đã có sẵn 1 lớp sáp mỏng rồi).

Nhiều công ty uy tín đã sản xuất sáp làm từ nguyên liệu tự nhiên như sáp ong, sáp carnauba, nhựa cánh kiến đỏ, axit béo… an toàn cho sức khỏe. Tuy nhiên, giá thành của chất bảo quản này vô cùng đắt đỏ nên ít người sử dụng. Thay vào đó, họ tìm đến những loại sáp làm bằng thuốc diệt nấm, vi khuẩn, chất bảo quản, thuốc nhuộm nhân tạo cực kì độc hại, gây ra các bệnh ung thư và phá hủy nội tạng con người. Loại hóa chất này giúp cho trái cây nhìn đẹp và có thể lưu trữ được lâu hơn nhiều. Đó cũng là lí do vì sao bạn có thể để quả táo vài tháng trong tủ lạnh mà cũng không hề có dấu hiệu bị hỏng.

Với những quả táo mà chúng ta mua được ngoài chợ, không có gì khẳng định là nó được bảo quản bằng lớp sáp tự nhiên cả, nhất là khi giá của nó lại cũng “thường thường bậc trung”. Chính vì vậy, để có thể đảm bảo an toàn cho đại gia đình mình, ngoài việc mua táo ở cơ sở uy tín thì các chị nên làm theo những bước dưới đây để loại bỏ bớt chất độc hại trước khi ăn:

Bước 1: Cho táo đã mua vào 1 cái chậu nhỏ đổ lên một muỗng bakinng soda, 1 muỗng canh nước cốt chanh và 1 chút nước đủ ấm.

Bước 2: Các chị hãy lăn đều các trái táo trong hỗn hợp trên. Rồi dùng bàn chải đánh răng thật mềm và khéo léo chà nhẹ nhàng bên ngoài vỏ táo để lấy đi hết lớp sáp bảo quản có trên vỏ táo.

Nhớ là khi ăn, hãy gọt vỏ đi ngay cả khi táo đã được làm sạch lớp sáp.

Chú ý: Táo Trung Quốc quả thông thường có hình dạng tròn, vỏ trơn bóng đẹp mắt và được bọc trong lưới xốp cẩn thận. Nếu để ý thì các mẹ sẽ thấy được khi bóc lưới xốp ra sẽ xuất hiện nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ, có khi là những lớp màng mỏng trắng mờ hoặc rõ rệt thì đó là do hóa chất bảo quản bị bay hơi ngưng tụ tạo thành.

Chúc các mẹ có thêm những kinh nghiệm hay để bảo vệ sức khỏe của cả nhà!

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời