Loại rau mọc như nấm ở Việt Nam chữa bệnh trĩ nặng tới cỡ nào cũng sẽ khỏi, hiệu quả nhất từ trước tới giờ
Ám ảnh vì trĩ "thâm niên"
Mới 35 tuổi nhưng chị Mai Phương (Phủ Lý, Hà Nam) đã có “thâm niên” mắc bệnh trĩ đến 5 năm. Căn bệnh này đeo bám chị từ khi chị mang thai bé thứ hai.
Nhiều khi đi tham dự các sự kiện quan trọng, chị không dám mặc váy vì cảm thấy vô cùng khó chịu, thiếu tự tin. Nếu không tự mày mò, áp dụng bài thuốc trị bệnh trĩ từ rau diếp cá, nghệ tươi, muối ăn và quả sung, có lẽ đến bây giờ, căn bệnh tế nhị này vẫn là nỗi ám ảnh với chị.
Chị Mai Phương vui vẻ và rất thoải mái chia sẻ kinh nghiệm trị căn bệnh tế nhị này. Vừa cười lí lắc, vừa xoay người trong bộ váy bó sát tôn lên các đường nét gợi cảm của cơ thể, chị vừa nhẹ nhàng kể lại hành trình thoát bệnh của mình.
Tôi mắc phải bệnh trĩ đã 5 năm, từ sau khi sinh cháu thứ hai. Ban đầu chỉ là trĩ nhẹ, dần dà, nâng lên thành độ 3. Thật là khổ sở tột cùng khi ai đó phải sống chung với căn bệnh này, đặc biệt là phụ nữ như tôi.
Công việc của tôi đòi hỏi phải đi lại nhiều, giao dịch với đối tác cả trong văn phòng, vào giờ hành chính lẫn trên bàn nhậu, ngoài giờ làm việc. Muốn kí kết được hợp đồng với họ, tôi thường xuyên phải đi lại giữa các thành phố, thời gian ngồi ô tô khá nhiều. Có lẽ vì thế mà bệnh nặng nhất vào 3 năm trước (đầu năm 2014), chuyển từ độ 3 sang độ 4.
Khi đại tiện, tôi bị ra máu tươi, lúc thì nhỏ giọt, lúc thì nhiều hơn. Búi trĩ lòi ra, sưng lên đau rát và không tự co vào được. Nhiều khi ngồi làm việc, tôi phải nén lại sự đau đớn, cố gắng mỉm cười.
Có lẽ chỉ những ai đang phải từng ngày sống chung với căn bệnh này mới có thể thấu hiểu được sự khó chịu và khổ tâm mà bệnh trĩ đem tới. Năm năm mắc bệnh là 5 năm tôi bị ám ảnh, sợ hãi mỗi lần đi đại, tiểu tiện.
Nhiều đêm đang ngủ, tôi cũng vã mồ hôi, tỉnh giấc vì bị ngứa dữ dội ở hậu môn. Đau quá thì tôi đặt thuốc, khám chữa mọi kiểu nhưng không mấy tác dụng. Có lẽ vì tôi không kiêng cữ được triệt để trong ăn uống, sinh hoạt, lại làm việc với cường độ quá cao nên bệnh không có cách nào giảm tải được.
Tháng 8/2013, tôi đã “mạnh dạn” đi cắt trĩ bằng công nghệ laser. Thế nhưng, sau phẫu thuật 1 tháng, tôi vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong việc đi vệ sinh, vẫn bị chảy máu và đau rát ghê gớm.
Cơn đau chỉ giải tỏa khi uống thuốc nhuận tràng nhưng bác sĩ chỉ định là thuốc này chỉ được dùng trong 1, 2 tháng sau tiểu phẫu, mỗi lần cách nhau tối thiểu 3 – 5 ngày. Vậy là cắt được nửa năm, tôi lại bị tái phát, khủng hoảng còn trầm trọng hơn ban đầu do nỗi ám ảnh tăng gấp bội, công việc bị xáo trộn và xuống dốc mất nửa năm mới quay trở lại quỹ đạo ban đầu.
Kiệt sức vì vừa phải làm việc, chăm con, lo liệu cho gia đình, lại phải chiến đấu với căn bệnh trầm kha này, cuối cùng tôi quyết định xin nghỉ phép ở nhà một tháng để thư giãn tinh thần, giảm căng thẳng và cố gắng tìm cách chữa bệnh triệt để.
BÀI THUỐC ĐƠN GIẢN ĐÁNH BAY BỆNH TRĨ
Tôi đã sưu tầm tài liệu, nghiên cứu rất kỹ căn bệnh này để tự chữa bệnh cho mình. Thật may là tôi có người chú ruột công tác trong ngành y nên có khó khăn gì trong việc tìm và đọc tài liệu, tôi đều hỏi chú.
Trước khi xin nghỉ phép 1 tháng, tôi đã mày mò sách vở và tìm ra phương thuốc mới mẻ. Đến đúng ngày đầu tiên của đợt nghỉ, tôi áp dụng ngay. Ngày nào, tôi cũng ghi lại nhật ký trị bệnh để theo dõi và nghe ngóng phản ứng của cơ thể. Bài thuốc tuyệt diệu của tôi thực ra vô cùng rẻ tiền, chỉ gồm có rau diếp cá, củ nghệ, quả sung và một ít muối ăn.
Tôi chỉ cần chuẩn bị hai bó nhỏ lá và cọng diếp cá, một củ nghệ tươi bằng đốt ngón tay, vài quả sung già bổ đôi cùng một thìa nhỏ muối ăn.
Cách làm như sau: Nghệ tươi đem rửa thật sạch rồi đập giập, rau diếp cá nhặt cả lá và cả cọng, rửa sạch với nước. Sung rửa sạch rồi bổ làm đôi. Cho tất cả các nguyên liệu này vào trong nồi cùng với 2 lít nước rồi đun sôi.
Đun chừng 2 phút thì tắt bếp, bắc ra, để cho nước nguội bớt thì đổ ra chậu, xông trực tiếp hậu môn trong thời gian khoảng 15 phút.
Khi xông, không ngồi xổm mà đặt nồi nước dưới chiếc ghế khoét một lỗ đường kính tầm 10cm. Nước nguội dần, ta đổ nước từ bô sang thau hoặc chậu, có thể pha thêm một ít nước cho bớt nóng (nếu cần) và ngồi ngâm hậu môn thêm 15 phút nữa, cuối cùng dùng khăn mềm thấm cho khô hậu môn. Nên nấu và xông vào cuối ngày, lúc đói bụng, sau khi tập thể dục, đi bộ.
Đặc biệt nhắc nhở mọi người rằng, người bị bệnh trĩ nặng khi đi đại tiện nên ngồi trên cầu bệt, tránh ngồi xổm. Đại tiện xong dùng nước từ vòi xịt để rửa hậu môn. Không dùng giấy để lau vì dễ làm tổn thương hậu môn. Buổi tối trước khi ngủ, người bệnh nên nhét viên trĩ vào hậu môn (khoảng 10 ngày).
Ngoài việc ngâm, xông hơi, tôi còn kết hợp xay lá diếp cá lấy nước uống hoặc ăn như rau sống hàng ngày cùng với nhiều loại rau, quả như chuối, đu đủ… Mỗi ngày uống trên 2 lít nước lọc, chia đều uống từ lúc ngủ dậy cho đến 19 giờ tối. Kiêng ăn đồ cay nóng như tiêu, tỏi, ớt, củ sả, riềng, gừng… Tuyệt đối trong thời gian điều trị không uống rượu bia dù là một chút nhỏ.
Làm như trên từ 7 – 10 ngày bệnh của tôi đã thuyên giảm và sau một tháng tôi gần như đã đoạn tuyệt với bệnh trĩ. Để điều trị dứt điểm, tôi quyết định ngâm và xông hơi liên tục trong 1 tháng nữa, các búi trĩ sẽ teo và tự co vào trong hậu môn rồi lành hẳn.
Từ đó đến nay, tôi vẫn đều đặn kiêng cữ rượu, bia, chất cay nóng, luôn giữ cho cơ thể không bị táo bón, luyện tập thể dục thể thao đều đặn và hoàn toàn không hề bị cơn đau nào ghé thăm nữa.
Để chắc ăn, cứ nửa năm một lần, tôi lại thực hiện liệu trình này. Tôi đã chia sẻ với bạn bè để mọi người cùng có thêm nhiều kết quả kiểm chứng. Thật mừng là 8/10 người được tôi mách nước đều khỏi bệnh, 2 trường hợp còn lại bị tái phát chủ yếu do không kiêng cữ kĩ càng mà thôi.
TÁC DỤNG CỦA 3 LOẠI THẢO DƯỢC DỄ KIẾM
Trong bài thuốc của tôi, thảo dược trị bệnh trĩ chính là diếp cá (còn gọi là ngư tinh thảo). Diếp cá có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lợi tiểu, tiêu thũng, sát trùng. Các hoạt chất trong diếp cá là quercetin, isoquercetin có tác dụng lợi tiểu mạnh, đồng thời làm bền chắc mao mạch.
Tinh dầu diếp cá chứa decanonyl acetaldehyde có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn mạnh (ức chế tụ cầu vàng, liên cầu, trực khuẩn lỵ…). Vì vậy diếp cá được dùng trị táo bón, bệnh trĩ rất hiệu quả.
Thứ đến là củ nghệ tươi, dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu. Củ nghệ có khả năng kháng viêm, giảm nguy cơ nhiễm trùng.
Thành phần thứ ba, quả sung, theo Đông y, nó có tính bình, vị ngọt, có tác dụng kiện tỳ thanh tràng (tăng cường tiêu hóa, sạch ruột), tiêu thũng, giải độc, có thể sử dụng chữa viêm ruột, kiết lị, bí đại tiện, trĩ, đau họng, mụn nhọt, mẩn ngứa…
Quả sung chứa nhiều vitamin, fractoza và dextroza… là loại quả tuyệt vời cho những ai mắc phải chứng táo bón (nguyên nhân sinh ra bệnh trĩ).
Muối ăn trong bài thuốc này giúp cầm máu tự nhiên, sát trùng, làm chóng khô và mau lành vết thương, trĩ, nứt hậu môn khi ta ngâm và xông hơi. Ngoài ra, tôi bị trĩ khá nặng nên còn phải dùng thêm thần dược là viên nhét hậu môn Proctolog, nếu ai bị nhẹ dưới 2 độ thì không cần dùng đến.
>> Xem ngay: Top 10 đại lý sâm Hàn Quốc uy tín giá tốt nhất thị trường hiện nay, giá luôn rẻ hơn 1 nửa
>> Bạn nên xem ngay: Top 10 công ty in bao bì, in túi giấy giá rẻ tại TPHCM uy tín và thiết kế đẹp nhất hiện nay.