7 “phép màu” bắt đầu từ một giọt dầu gió, nhiều người có mà không hề biết cách dùng
Bất kỳ người dân Trung Quốc nào cũng đã từng sử dụng dầu gió, được xem là tốt hơn cả thuốc vì có thể cùng lúc chữa đau đầu, nghẹt mũi và rất nhiều bệnh khác, đồng thời có thể sử dụng đa dạng như uống, bôi, xoa bóp, pha vào nước. Thậm chí dầu gió còn được ví von, trẻ em không dùng đến lọ dầu gió thì tuổi thơ sẽ không trọn vẹn.
Chẳng có ai xa lạ với lọ dầu gió nhỏ bé, có thể nhà bạn cũng luôn có sẵn một lọ dầu như vậy để ở một góc nào đó, thậm chí bị phủ bụi vì ít khi dùng đến. Nhưng theo kinh nghiệm Đông y, chỉ cần bạn nhớ đến nó và tận dụng nó vào việc chữa bệnh, thì hiệu quả sẽ vô cùng bất ngờ.
Chuyên gia Đông y cho rằng, lọ dầu gió tuy nhỏ như vậy nhưng lại và món đồ mỗi gia đình đều nên sắm, vốn được coi là “loại thuốc tốt số 1 Trung Quốc” vì không chỉ có nhiều tác dụng, mà còn tiện lợi, nhỏ bé, dễ mang theo.
Bất kỳ người dân Trung Quốc nào cũng đã từng sử dụng dầu gió, được xem là tốt hơn cả thuốc vì có thể cùng lúc chữa đau đầu, nghẹt mũi và rất nhiều bệnh khác, đồng thời có thể sử dụng đa dạng như uống, bôi, xoa bóp, pha vào nước. Thậm chí dầu gió còn được ví von, trẻ em không dùng đến lọ dầu gió thì tuổi thơ sẽ không trọn vẹn.
Dầu gió có thể phòng ngừa và điều trị rất nhiều loại bệnh, ví dụ như người già bị mất ngủ, muỗi đốt, đau bụng do nhiễm lạnh. Nhưng thực tế, nhiều người vẫn chưa biết hết tác dụng của dầu gió, sau đây là những tác dụng kỳ diệu bạn nê
1. Điều trị viêm/ đau họng
Nếu bị các triệu chứng viêm và đau họng, ngay từ khi mới chớm, bạn có thể dùng một giọt dầu gió pha loãng vào cốc nước và uống. Mỗi ngày uống 5 lần, có thể có tác dụng trong việc điều trị viêm họng, đau sưng họng, ngoài ra cũng có thể có tác dụng chống viêm hiệu quả.
2. Xử lý khi trẻ bị sốt cao
Dùng khoảng 1ml dầu gió, pha vào khoảng 20-30ml nước, sau đó dùng để lau vào bàn tay, bàn chân, lưng, nách, háng, mông, các khớp, vừa lau vừa xoa bóp nhẹ nhàng. Thực hiện khoảng 7-8 phút. Sau 15 phút lại tiếp tục làm lần 2 cho đến khi trẻ cảm thấy dễ chịu, thuyên giảm.
3. Chữa viêm loét miệng
Sau khi đánh răng, vệ sinh miệng hoặc súc miệng sạch sẽ, sau đó chấm nhẹ chút dầu gió vào vết thương, mỗi ngày bôi xức 2 lần, trước khi ngủ bôi 1 lần thì hiệu quả sẽ càng tốt.
4. Điều trị viêm mũi và nghẹt mũi
Người bị viêm mũi mãn tính hoặc nghẹt mũi có thể nhỏ vài giọt dầu gió vào miếng gạc hoặc bông sạch, sau đó đưa vào lỗ mũi. Ngay lập tức sẽ cảm thấy rất thoải mái vùng đầu, tình trạng nghẹt mũi cũng đã được giảm bớt rất tốt. Đề xuất thực hiện vài lần một ngày, có tác dụng chống viêm nhiễm, khơi thông mũi rất hiệu nghiệm.
5. Điều trị bỏng nhẹ
Dùng một chút dầu gió bôi mỏng lên lớp da bị bỏng nhẹ, mỗi ngày thực hiện một lần, bôi liên tiếp ít ngày sẽ nhanh chóng hồi phục vết thương. Điều cần chú ý là, chỉ áp dụng khi bị bỏng nhẹ. Nếu bị bỏng ở cấp độ 2 trở lên thì tuyệt đối không được dùng, vì dầu gió không có tác dụng điều trị các vết bỏng nặng.
6. Điều trị bàn chân bong nứt
Có những người bị bệnh ở chân gây bong nứt da, mỗi tối trước khi đi ngủ nên ngâm chân nước ấm, sau đó lau khô chân, bôi xức chút dầu gió lên vùng da bị bong tróc. Mỗi ngày thực hiện một lần, áp dụng khoảng 5 lần liên tiếp như vậy thì chân sẽ hồi phục trở lại.
7. Điều trị ngứa hậu môn
Khi mắc các bệnh liên quan đến trĩ, nứt hậu môn, có thể dùng nước ấm rửa sạch hậu môn, sau đó nhỏ một vài giọt dầu gió vào miếng bông gạc mỏng, lau xoa xung quanh vùng hậu môn bị đau. Cách làm này có hiệu quả giảm chứng bệnh đau ngứa đáng kể.
Những người không nên dùng dầu gió
– Phụ nữ mới sinh và trẻ sơ sinh
– Người có vết thương hở
– Những người bị dị ứng với các thành phần trong lọ dầu gió.
Mất đúng 1 phút cùng với 1 ly nước sạch, bạn sẽ kiểm tra ngay được có thể bị bệnh thận hay không
Một phương pháp không thể đơn giản hơn để biết bạn có bị mắc bệnh thận hay không chỉ với 1 phút và 1 ly nước.
Hội chứng thận hư hay bệnh thận hư là một trong những dấu hiệu cảnh báo về thận. Nó thường gây ra những ảnh hưởng nhất định cho cơ thể. Hãy xem thận bạn có khỏe không nhé.
Đừng ngại làm một bài kiểm tra đơn giản dưới đây, nếu vượt quá 3 câu trong các triệu chứng sau, có thể bạn đang bị bệnh thận hư rồi đấy!
Lấy một ít nước tiểu đổ vào một ly nước sạch, nếu nước trong ly vẫn trong, sạch sẽ chứng tỏ cơ thể khỏe mạnh; Nếu nước trong ly chuyển sang vẩn đục hoặc có váng mỡ nổi trên mặt nước thì phần nhiều là thận hư.
– Chế độ uống nước vẫn bình thường mà tiểu đêm nhiều hơn 3 lần.
– Đi tiểu kiểu nhỏ giọt, không nhiều.
– Sáng sớm ngủ dậy mắt sưng.
– Không nâng được vật nặng, lên đến tầng 3 chân đã bủn rủn hết sức.
– Cảm thấy mỏi lưng khi ngồi ghế xem tivi quá 2 giờ.
– Cảm thấy mỏi chân nếu đứng làm cơm trong bếp quá 1 giờ.
– Chỉ muốn nhắm mắt nghỉ ngơi, không muốn suy nghĩ, thiếu tập trung.
– Khi gội đầu, tóc rụng nhiều.
– Luôn cảm thấy buồn ngủ, nhưng lại không ngủ được, ngủ chập chờn, giấc ngủ không sâu.
Những tuyệt chiêu dưỡng thận, bổ thận
1. Chế độ ăn uống bảo vệ thận
Có rất nhiều thực phẩm có tác dụng bổ thận. Ngoài những thực phẩm màu đen như vừng đen, mộc nhĩ đen, gạo đen, đậu đen thì quả óc chó, lá hẹ, tôm, thịt dê, thịt cừu… cũng có tác dụng bổ thận dưỡng thận.
Ngoài ra, dưới chân có rất nhiều huyệt vị, như huyệt dũng tuyền. Hằng đêm trước khi ngủ có thể massage huyệt dũng tuyền dưới chân sẽ tốt cho thận.
2. Cẩn thận khi sử dụng thuốc
Cho dù là thuốc tây y hay thuốc đông y, khi sử dụng đều có một số phản ứng phụ. Có một số loại thuốc uống thường xuyên sẽ làm tổn thương thận, vì vậy khi phải dùng thuốc cần hết sức chú ý, cần đọc kĩ hướng dẫn sử dụng, nếu phải dùng lâu dài cần tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế.
3. Ngủ để dưỡng thận
Ngủ đủ có tác dụng bảo dưỡng quan trọng đối với thận, sinh hóa máu. Nghiên cứu lâm sàng phát hiện, nhiều bệnh nhân suy thận có lịch sử thức đêm dài ngày, mệt mỏi quá mức, thiếu ngủ trầm trọng.
Vì vậy, cần nuôi dưỡng thói quen làm việc và nghỉ ngơi điều độ, ngủ sớm dậy sớm sẽ có lợi cho việc dưỡng thận.
4. Nuốt nước bọt dưỡng thận
Nước bọt trong miệng chia làm hai bộ phận: Nước bọt trong loãng chủ yếu do lá lách. Nước bọt đặc dày chủ yếu do thận.
Bạn có thể làm một thử nghiệm, hãy nhổ nước bọt trong miệng ra mà không nuốt, chỉ chưa đến một ngày sẽ cảm thấy mỏi lưng, mệt mỏi. Điều đó chứng minh, nuốt nước bọt có thể dưỡng thận, duy trì tác dụng bảo vệ thận.
5. Vận động dưỡng thận
Sự sống là ở sự vận động. Vận động để dưỡng thận chữa hư, là biện pháp tích cực nên khuyến khích. Phương pháp vận động dưỡng thận chữa hư vừa đơn giản lại dễ học: Bạn chỉ cần xoa hai bàn tay vào nhau cho đến khi lòng bàn tay nóng lên, đặt hai bàn tay lên thắt lưng, lòng bàn tay áp xuống da, massage thắt lưng lên xuống đến khi có cảm giác nóng.
Mỗi ngày thực hiện 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 200 lượt xoa. Bài tập vận động này có thể bổ thận nạp khí.
6. Buồn tiểu không nên nhịn
Nước tiểu chứa trong bàng quang đến một mức độ nhất định sẽ kích thích thần kinh tạo ra phản xạ tiểu tiện. Lúc này nhất định phải giải quyết ngay để tiểu tiện cho hết sạch. Nếu không nước tiểu tích lại làm hỏng thận. Vì vậy, khi muốn tiểu phải thải ra ngay, đấy cũng là một trong những phương pháp dưỡng thận tốt nhất.
7. Tránh gắng sức, tiết chế chuyện phòng the
Lao động thể lực quá nặng làm tổn thương khí, lao động trí não quá nặng tổn thương huyết, quan hệ quá độ làm yếu tinh bình. Vì vậy, nhất định phải làm việc vừa sức, quan hệ phải tiết chế. Như vậy mới hỗ trợ cho việc dưỡng thận.
8. Bảo vệ tốt đôi chân của mình
Giữ cho đôi chân ấm áp cũng là một cách dưỡng thận. Bởi vì thận kinh bắt đầu từ dưới gan bàn chân, đôi chân lại rất dễ bị nhiễm lạnh. Vì vậy, cần đặc biệt chú ý giữ ấm cho đôi chân vào mùa đông; Mùa hè không nên để chân đối diện với máy lạnh hay quạt điện; Không đi chân đất lâu ở nơi ẩm ướt.
9. Uống nước dưỡng thận
Nước là nguồn gốc của sự sống. Thiếu nước, chất thải độc hại không được thải ra ngoài làm gánh nặng cho thận. Vì vậy uống đủ nước là phương pháp dưỡng thận vô cùng quan trọng.