Giới Đông y khẳng định còn tốt hơn sụn cá mập, chữa viêm khớp và đủ thứ bệnh

Đem cua đồng ngâm với rượu gạo là bạn đã có 1 bài thuốc chữa bệnh viêm khớp cực hiệu quả rồi.

Có những bệnh cứ nghĩ là khi về già mình mới gặp phải vậy mà giờ đây mấy chị em gái chưa đến 30 cũng… như bà già.

Ngày trước mấy bệnh đau nhức xương khớp chỉ gặp ở người sau 50 trở đi vì lúc đo xương bị lão hóa hết rồi. Giờ thì nhỏ em gái chưa đến 30 của em cũng mắc phải và với số lượng người mắc bệnh ngày một tăng cao.

Em có nhỏ em họ chưa đến 30 trong người lúc nào cũng mệt mỏi cứ như phụ nữ 50 vì chứng đau nhức xương khớp hành hạ. Các cơn đau xuất hiện sau một ngày làm việc và mỗi ngày lại càng tăng lên, thậm chí là lúc nghỉ ngơi, thư giãn.

Những ngày thời tiết trở lạnh hay về đêm là khoảng thời gian “khủng khiếp” nhất đối với em ấy vì khi đó các cơn đau có tần suất lớn. Việc đi lại và hoạt động của em gái có khuynh hướng giới hạn cử động, cơ càng bị co rút dẫn đến cứng khớp, dính khớp và vòng luẩn quẩn khiến viêm khớp nặng hơn!

Rồi em họ được một người quen có gia đình làm Đông y chỉ cho bài thuốc trị đau nhức xương khớp bằng cua đồng ngâm với rượu gạo:

Ảnh internet
Ảnh internet

Nguyên liệu gôm có 1 con cua đồng còn sống và 500ml rượu gạo có nồng độ từ 35 độ. Trước tiên là rửa sạch bùn đất trên con cua rồi cho vào 1 cái thùng trống và không đổ nước hay bất cứ thứ gì vào đó. Để như vậy trong thời gian khoảng 2 giờ để nó tiết hết dịch trong miệng và bùn đất.

Tiếp đến pha rượu gạo với nước theo tỉ lệ 1:5 (tức là 1 phần rượu và 5 phần nước) rồi cho cua còn sống vào dung dịch rượu gạo vừa pha, lưu ý là cho dung dịch này ngập đến miệng cua. Sau đó lấy tay chèn mai cua liên tục để cua tiết dịch tự nhiên vào hỗn hợp nước này.

Quá trình này sẽ kéo dài khoảng 15 – 20 phút thì lấy cua ra và lọc dung dịch nước rượu gạo đã có tiết cua cho sạch bùn đất (nếu có).

Liệu trình sử dụng bài thuốc trị viêm khớp bằng cua đồng và rượu gạo sẽ có 4 giai đoạn sau:

– Tuần thứ nhất: Mỗi ngày thực hiện 1 lần, liên tục trong 7 ngày.

– Tuần thứ 2: Cách 3 ngày thì thực hiện 1 lần.

– Tuần thứ 3: Mỗi tuần thực hiện 1 lần.

– Từ tuần thứ 4 trở đi: Cứ cách 1 tháng, 3 tháng và 6 tháng thì thực hiện 1 lần.

Lưu ý là phụ nữ đang mang thai tuyệt đối không nên áp dụng bài thuốc này.

Theo Đông y, cua đồng có vị mặn tanh, tính hàn, hơi độc. Có tác dụng tán kết, hoạt huyết, hàn gân xương. Ngoài ra, cua đồng còn có khả năng chữa một số bệnh như còi xương ở trẻ em, khả năng làm lành vết thương đụng giập, chữa viêm thận, trị lở ngứa… Dưới đây là một số bài thuốc trị cụ thể chữa bệnh với cua đồng mà em đã tổng hợp được.

“Trị còi xương ở trẻ em: Với 100g cua đồng lấy rửa sạch, bỏ yếm, lấy mai chân và càng, để ráo, rang nhỏ lửa đến khô vàng. Sau đó xay, rây lấy bột mịn. Mỗi ngày dùng 1 – 2 thìa cà phê (5 – 10g) pha với bột gạo, đun chín. Giúp trẻ nhỏ cứng cáp, nhanh biết đi.

Chữa vết thương tai nạn đụng giập, đau nhức: Chọn 2 – 5 con cua đồng lớn, rửa sạch, giã nát, hòa thêm 1 chén rượu, đun sôi, gạn nước uống, bã đắp vào chỗ đau.

Chữa viêm thận cấp: Lấy khoảng 200 – 250g cua đồng đã bỏ mai yếm và 50 – 100g vỏ rễ dâu tươi tất cả đem đi rửa sạch, giã nát lọc lấy nước, đun sôi uống trong ngày.

Giải nhiệt mùa hè, trị lở ngứa: Khoảng 200g cua đồng bỏ yếm và mai, giữ lại gạch cua, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn. 100g rau đay, 100g mồng tơi rửa sạch cắt đoạn. 2 quả mướng hương gọt bỏ vỏ, rửa sạch, thái miếng. Đun nước cua với gạch đến sôi, gạt phần gạch nổi sang một bên; cho mướp và rau vào, đun đến khi mướp chín trong là được.

Ảnh internet
Ảnh internet

Chữa tâm trạng bồn chồn, kém ăn ít ngủ: Cua đồng 200g, khoai sọ 60g, rau rút 1 mớ. Cua đồng bỏ yếm và mai, rửa sạch giã nát, lọc lấy nước, cho mắm muối vừa ăn; khoai sọ cạo bỏ vỏ, rửa sạch bổ miếng vừa ăn, rau rút lấy phần lá, cọng non, bỏ rễ và bấc ngắt đoạn, rửa sạch. Cho khoai vào nước cua, nấu đến khi khoai chín nhừ, cho rau rút vào, đun vừa chín là được. Ăn trong ngày; dùng liền 2 – 3 ngày.”

Khi áp dụng tất cả các bài thuốc chữa bệnh bằng cua đồng thì mọi người nên lưu ý là không ăn hồng hay uống trà xanh. Và không dùng loại cua dưới bụng có lông, đầu lưng có chấm sao, chân có khoang, cũng như không được uống nước cua sống nhé mọi người.

Vì cua đồng có tính hàn, hơi độc nên đối với những người có thể trạng sức khỏe không tốt thì nên hạn chế. Đặc biệt là những người có tiền sự về cao huyết áp, tim mạch, người bị cảm lạnh, tiêu chảy; người mới ốm dậy, người bị dị ứng; người bị hen, cảm cúm thì nên cân nhắc trong việc ăn hay áp dụng các bài thuốc từ cua đồng nhé các mẹ.

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời