Bệnh nhân bị ĐỘT QUỴ có 4 giờ 30 phút vàng để “thoát cảnh” LIỆT NỬA NGƯỜI! Hãy chia sẻ để nhiều người cũng biết nhé
Để có thể ‘thoát cảnh’ liệt nửa người, không phải ngồi xe lăn bệnh nhân bị đột quỵ phải được đưa đến bệnh viện đúng cách và điều trị đúng phương pháp sớm.
4 giờ 30 phút “vàng”
“Người bị đột quỵ có dấu hiệu liệt nửa người có 4 giờ 30 phút “vàng” để được cấp cứu và điều trị đúng cách để không phải gánh hậu quả liệt nửa người, ngồi xe lăn vĩnh viễn”, bác sĩ chuyên khoa 1 Hồ Hữu Thật, Ban Chủ nhiệm khoa Nội thần kinh – Đột quỵ, Bệnh viện An Bình, giảng viên Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch (TP.HCM), cho biết.
Bệnh nhân L.V.L. (68 tuổi, ngụ huyện Bình Chánh, TP.HCM) đột nhiên méo miệng, ú ớ, liệt nửa người bên trái. Người nhà đã ngay lập tức đưa đến Bệnh viện An Bình cấp cứu.
Bác sĩ Thật cho biết, bệnh nhân bị đột quỵ do nhồi máu não cấp, đã có tiền sử bệnh huyết áp cao và từng bị đột quỵ nhẹ một lần.
Bệnh nhân đã được điều trị bằng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch. Sau 24 giờ điều trị, các bác sĩ đã cứu bệnh nhân khỏi cảnh liệt nửa người. Ông L. hiện giờ (sau 5 ngày điều trị, chăm sóc) đã đi lại và sinh hoạt bình thường như trước khi bị cơn đột quỵ “đánh quật” ông.
Theo bác sĩ Thật, hiện nay, biện pháp điều trị tiêu sợi huyết tĩnh mạch mang lại hiệu quả tốt nhất với những bệnh nhân đột quỵ, nhồi máu não cấp. Bệnh nhân được điều trị phục hồi tốt hơn, có thể vận động, đi lại trở lại được sau 24 giờ điều trị.
Tuy nhiên, thời gian “vàng” để có thể cứu chữa cho bệnh nhân là 4 giờ 30 phút sau khi khởi phát triệu chứng.
“Điều trị thành công cho bệnh nhân đột quỵ, tai biến phụ thuộc rất nhiều vào sơ cứu, xử lý ban đầu của gia đình. Do đó, khi bệnh nhân có dấu hiệu liệt nửa người, có các biến chứng đột ngột méo miệng, mắt nhìn mờ, á khẩu… thì gia đình nên ngay lập tức đưa đến bệnh viện gần nhất có khả năng điều trị cho bệnh nhân”, bác sĩ Thật khuyến cáo.
Lưu ý xử lý bệnh nhân đột quỵ
Trong trường hợp có người bị đột quỵ, bác sĩ Thật khuyên người nhà nên lưu ý: Không dùng các phương pháp dân gian như chích máu ngón tay, hơ lửa hay sốc bệnh nhân. Các biện pháp này hoàn toàn chưa có chứng minh khoa học về mặt hiệu quả và có thể làm tình trạng nặng hơn. Chú ý để bệnh nhân nằm được thông thoáng.
Trong quá trình vận chuyển, cần cố định bệnh nhân. Nếu bệnh nhân có ói thì phải đặt bệnh nhân nằm nghiêng một bên để các dịch ói ra ngoài, không gây ngạt, tràn dịch ói vào đường hô hấp có thể dẫn đến các biến chứng khác như viêm phổi.
Bệnh nhân đột quỵ, sau khi được điều trị phục hồi vẫn phải được tái khám, kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Bệnh nhân sau điều trị cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt hằng ngày tùy thuộc vào bệnh nền của mình theo lời khuyên của bác sĩ.
Nhiều trường hợp bệnh nhân sau điều trị không tái khám, kiểm tra, theo dõi sức khỏe có thể tái bệnh, xảy ra tai biến về sau. Khi tình trạng đột quỵ lặp lại thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn ban đầu.
Trong trường hợp bệnh nhân bị di chứng liệt nửa người thì nên tập vật lý trị liệu, phục hồi chức năng ở các cơ sở y tế.
Xem thêm: Tin mừng cho tất cả mọi người: Cứu người đột quỵ chỉ bằng 2 viên thuốc rẻ tiền
Cứ 4 phút trôi qua sẽ có 1 người Mỹ chết do đột quỵ; còn tại Việt Nam, 5 phút sẽ có 1 người tử vong do bệnh này gây ra.
Nếu tại Việt Nam, mỗi giờ có đến 12 ca chết do đột quỵ; trong khi 8 trong số 12 ca này hoàn toàn phòng ngừa được; thậm chí nếu được chẩn đoán sớm thì 10 – 12 ca này sẽ đi lại bình thường vào ngày hôm sau chứ không phải tử vong.
Đó là cảnh báo của bác sĩ Mahen Nadarajah (Singapore) – Phụ trách Can thiệp nội mạch của Bệnh viện Quốc tế City báo cáo tại “Hội nghị khoa học kỹ thuật” diễn ra vào ngày 21/10.
Theo bác sĩ Mahen Nadarajah, thành mạch máu của người châu Á nhỏ và mỏng hơn người châu Âu nên nguyên nhân đột quỵ dễ xảy ra hơn người châu Âu.
Đặc biệt, kinh tế Việt Nam đang phát triển, nhiều gia đình có điều kiện ăn uống tốt hơn, tiếp cận nhiều thức ăn nhanh nhiều dầu mỡ, chứa cholesterol xấu… sẽ dễ đột quỵ hơn, nhất là đột quỵ ở người trẻ ngày càng nhiều.
Dấu hiệu cảnh báo sớm đột quỵ chưa rõ ràng, do đó những đối tượng trên 45 tuổi, nhất là người thường xuyên hút thuốc, béo phì… nên tầm soát nguy cơ đột quỵ.
Và nếu bắt gặp 1 trường hợp bị đột quỵ, người xung quanh nên đưa bệnh nhân đến bệnh viện, tốt nhất là trong 3 giờ đầu – thời gian vàng để điều trị đột quỵ tốt hơn, cứu sống người bệnh dễ hơn. Nếu bệnh nhân nhập viện trễ sau mỗi giờ thì mất thêm 3,65 năm tuổi thọ.
Người nhà không nên sử dụng các loại thuốc đông y từ Trung Quốc rao bán trên mạng; vì hiệu quả không cao như thuốc tiêm trực tiếp vào cơ thể bệnh nhân để đánh tan cục máu đông; trong khi chi phí không rẻ.
Mặt khác, người nhà có thể cho bệnh nhân uống ngay 2 viên aspirin khi xảy ra đột quỵ.
Đây là loại thuốc giảm đau, hạ sốt thông thường nhưng chứa hoạt chất giúp ức chế tập kết tiểu cầu; từ đó làm giãn sự kết dính của cục máu đông, giúp người bệnh hạn chế tối đa biến chứng của đột quỵ.
Với người bệnh đột quỵ có biến chứng liệt người, cứng hàm không uống được thuốc, người nhà có thể giã thuốc ra, pha với nước và nhỏ vào miệng bệnh nhân.
Bác sĩ Mahen Nadarajah cho biết trên thế giới đã có hơn 100 bài báo y khoa nghiên cứu về thuốc aspirin sơ cứu người bệnh đột quỵ. Tuy nhiên, việc uống thuốc aspirin chỉ hỗ trợ, do đó quan trọng phải đưa bệnh nhân đến bệnh viện trong thời gian sớm nhất.