Bệnh nhân đau dạ dày mừng rơi nước mắt khi có trong tay bài thuốc đơn giản, hiệu nghiệm từ lá mơ lông này
Cây mơ lông còn gọi là cây mơ tam thể, lá mơ, dắm chó, mẫu cẩu đằng…, mọc hoang ở khắp nơi và thường được trồng để làm rau sống, nấu với thịt chó và làm thuốc.
Cây mơ lông có vị đắng, tính mát, tác dụng thanh nhiệt, sát trùng, trừ phong hoạt huyết, hỉ thống, giải độc, tiêu thực đạo trệ, tiêu thũng, tiêu thủy. Từ trước đến giờ, mơ tam thể được dùng để chữa lỵ trực trùng, dùng lá mơ tam thể chữa kiết lỵ đi ngoài ra máu mùi hoặc có sốt, hay đại tiện thất thường, ỉa chảy.
Bài thuốc trị đau dạ dày từ lá mơ lông
Ngoài những tác dụng trên, mơ lông còn có thể chữa được đau dạ dày. Bài thuốc trị dạ dày từ lá mơ lông khá đơn giản, bạn có thể làm tại nhà và chờ kết quả.
Nếu bị đau dạ dày, bạn chỉ cần lấy khoảng 20-30 g lá mơ rửa sạch giã nát, vắt lấy nước uống 1 lần trong ngày. Sau nhiều ngày dùng như vậy sẽ có hiệu quả.
Tuy nhiên, khi uống thuốc, người bệnh cần tuyệt đối kiêng ăn cay nóng, kiêng sử dụng chất kích thích, rượu bia, hạn chế thức đêm, ăn uống, ngủ nghỉ đúng giờ.
Các tác dụng khác của cây mơ lông
Trị tiêu chảy: Nếu bị tiêu chảy với triệu chứng khát nước, phân khẳm, nước tiểu vàng, bụng đau quặn, hậu môn rát nóng, bạn có thể lấy 16g lá mơ lông, nụ sim 8g, sắc cùng với 500ml nước còn 200ml, chia làm hai lần uống trong ngày, dùng 5-7 ngày.
Trị đầy bụng, ăn khó tiêu: Có thể lấy một nắm lá mơ tươi ăn kèm trong bữa cơm hoặc giã nát vắt lấy nước uống, ăn như vậy trong 2-3 ngày sẽ có kết quả.
Tiêu chảy ra máu: Bài thuốc gồm: 6g mơ tam thể; 6g rau sam, 6g cây cứt lợn; 4g xuyên tâm liên; 16g đọt cà ăn quả. Cho tất cả các vị thuốc trên vào nồi với 3 bát nước, sắc lấy 1 bát nước uống lúc nước còn nóng, ngày 2 lần uống, mỗi ngày một thang.
Tẩy giun: Dùng lá mơ tam thể giã nhỏ, cho tí muối ăn sống hoặc vắt lấy nước uống, uống liền 3 buổi sáng vào lúc đói.
Nếu bị nhiễm giun đũa thì lấy khoảng 50g lá mơ rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước cốt cho thêm một ít muối hòa tan rồi uống. Uống vào buổi sáng lúc đói, sau 2-3 ngày.
ĐI ĐƯỜNG CÓ GẶP NHỚ HÁI VỀ DÙNG DẦN VÌ NÓ LÀ TIÊN DƯỢC TRỊ BỆNH TIỂU ĐƯỜNG, DẠ DÀY VÀ VIÊM HỌNG
Tầm bóp tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Tầm bóp còn có tên gọi là cây Lồng đèn, cây Thù lù canh, là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tầm bóp là loại cây dại mọc hoang nhiều ở các vùng quê. Trước đây, tầm bóp không được sử dụng phổ biến làm thuốc dù nó khá ngon và có nhiều dược tính.
Tuy nhiên, trong nhân dân, tầm bóp được coi là loại cây cứu đói, được dùng vào những thời kỳ khan hiếm thực phẩm bởi loại rau này mọc hoang, không cần trồng cấy cũng mọc tràn lan ở những vùng đất hoang hoặc bờ ruộng.
Cho đến nay, khi mà người ta đã chán ngấy những loại rau thông dụng chứa nhiều dư lượng hóa chất độc hại thì loại cây dại như tầm bóp lại trở thành món ăn “đặc sản” có mặt trong thực đơn của các nhà hàng.
Đồng thời, người ta cũng nhìn nhận vị trí của loại cây này ở vai trò một vị thuốc nam chữa được nhiều bệnh khá hiệu quả.
1. Mô tả đặc điểm:
Tầm bóp tên khoa học là Physalis angulata L. thuộc họ Cà (Solanaceae). Tầm bóp còn có tên gọi là cây Lồng đèn, cây Thù lù canh, là loại cây có nguồn gốc từ vùng nhiệt đới châu Mỹ.
Tầm bóp thường mọc hoang ở khắp nơi, thường là trên bờ ruộng hoặc bãi đất hoang. Đây là loại cây thân thảo, cao từ 50 – 90cm, có nhiều cành nhánh. Lá tầm bóp mọc so le, hình bầu dục, chia thùy hoặc không.
Hoa tầm bóp mọc đơn độc, có cuống mảnh. Đài hình chuông, có lông, chia ra từ giữa thành 5 thùy. Tràng hoa màu vàng tươi hay trắng nhạt, có khi điểm những chấm màu tím ở gốc.
Quả tầm bóp mọng, tròn, nhẵn, lúc chưa chín có màu xanh, khi chín có màu đỏ. Quả có đài bao quanh bên ngoài, nhiều hạt.
Tầm bóp ra hoa kết quả quanh năm, các bộ phận trên cây đều có thể sử dụng để làm thuốc.
2. Dược tính của cây tầm bóp:
Theo Đông y, tầm bóp có vị đắng, tính mát, không độc, có tác dụng thanh nhiệt lợi thấp, khi đàm,chỉ khái, nhuyễn kiên tán kết.
Quả tầm bóp có vị chua, tính bình, tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, tiêu đờm dùng để trị các bệnh như đờm nhiệt sinh ho, cảm sốt, yết hầu sưng đau…
Toàn cây tầm bóp có thể dùng để trị nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái. Ngoài ra còn có thể dùng để làm thuốc lợi tiểu, thuốc trị chứng rối loạn của dạ dày…
Rễ cây tầm bóp kết hợp với các vị thuốc khác dùng để trị bệnh tiểu đường rất hiệu quả.
Vị thuốc từ cây tầm bóp có thể dùng tươi hoặc lấy các bộ phận phơi khô, cất đi dùng dần.
3. Những bài thuốc từ cây tầm bóp:
Người ta thường biết đến bài thuốc trị tiểu đường dùng cây tầm bóp kết hợp với tim lợn và chu sa. Bài thuốc này rất hiệu quả, thường dùng theo liệu trình.
Một liệu trình là 5 – 7 lần ăn, cứ cách ngày ăn 1 lần. Sau đó, kiểm tra đường huyết sẽ thấy bệnh chuyển rõ rệt.
Cách làm bài thuốc trị tiểu đường từ cây tầm bóp như sau:
Rễ tươi cây Tầm bóp 30 – 40g, tim lợn 1 quả, Chu sa 1g. Nấu nhừ ăn cả nước lẫn cái trong ngày.
Ngoài ra, có thể dùng cây tầm bóp để trị những bệnh sau:
– Cảm mạo: Khi gặp cảm mạo với triệu chứng yết hầu sưng đau, ho nhiều đờm, phiền nhiệt, nôn nấc lấy 20 – 40g tầm bóp khô sắc uống ngày 1 thang, chia 2 – 3 lần uống.
– Nhọt vú, đinh độc, đau bìu dái: Tầm bóp tươi 40 – 80g giã vắt lấy nước cốt uống, bã đắp lên chỗ sưng đau hoặc nấu nước rửa, hoặc lấy quả tầm bóp giã đắp lên vùng đau ngày 1 lần.
– Ho có đờm: Quả tầm bóp 30 – 40g sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
– Thủy thũng: Quả tầm bóp 40 – 60g sắc nước uống nhiều lần trong ngày.
Thông tin trên mang tính tham khảo, bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia sức khoẻ trước khi áp dụng. Chúc bạn sống khỏe!
Theo Báo Mới