Cầm trên tay cây chữa bệnh ung thư mà không hề hay biết

Có thể trong vườn nhà của mỗi gia đình có rất nhiều cây thuốc nam có tác dụng chữa bệnh thần kỳ nhưng rất ít người biết đến.

Trong số này có cây núc nác, tên khoa học là Oroxylum indicum (L) Vent. Đây vừa là cây thực phẩm, vừa là cây thuốc vô cùng quý trong văn hóa chữa bệnh của người Việt. Lá, hoa và quả khi còn non có thể làm món xào, luộc hay nộm. Hoa và quả thường được thu hoạch vào mùa hè.

Trên thế giới, các nhà khoa học cũng đã có nhiều nghiên cứu và xác minh thực nghiệm về tác dụng chữa bệnh của cây núc nác, trong đó nổi bật là điều trị các bệnh như: dạ dày, viêm gan, dị ứng, viêm phế quản, mụn nhọt, lị và đặc biệt là ung thư.

Theo lương y Phùng Tuấn Giang, trong hạt và vỏ cây núc nác có chứa ít nhất 5 loại flavonoid, có tính kháng histamin, chất đắng kết tinh Oroxylin, Alcaloid, tác dụng tốt đối với bệnh dị ứng, mề đay và mẩn ngứa. Hạt núc nác phơi khô sắc uống hoặc tán bột uống có thể giúp điều trị viêm họng cấp và mãn tính, viêm phế quản, ho gà, đau dạ dày, đau mạng sườn…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Vỏ núc nác thường được đẽo trên vỏ cây còn sống, khi phơi, sấy khô thường gọi là hoàng bá nam có vị đắng ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt táo thấp, tiêu thũng, giải độc. Ngoài ra, thuốc còn có tác dụng chữa viêm gan vàng da, viêm bàng quang, tiêu chảy, viêm họng, viêm phế quản, hen phế quản, ho khan tiếng, sởi, mề đay… Dùng vỏ núc nác lượng 9 – 15g sắc hoặc nấu thành cao uống, kết hợp bôi ngoài hoặc rửa giúp điều trị dị ứng, mề đay.

Đặc biệt, hoàng bá nam có hiệu quả rất tốt trong điều trị ung thư. Hoàng bá nam là vị thuốc chính dùng kết hợp với những vị thuốc nam khác để giải độc cơ thể, cân bằng nội môi, điều chỉnh hệ miễn dịch trong cơ thể để loại bỏ dị vật (khối u, tế bào lạ…).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Một số bài thuốc khác từ vỏ cây núc nác:

– Chữa đau tức hạ sườn phải, da vàng, nước tiểu đỏ (do can khí uất kết): Vỏ cây núc nác (hoàng bá nam) 16g, bạch thược 12g, hạt dành dành (chi tử) 12g, đan bì 12g, nhân trần 12g, sài hồ 16g, xa tiền 12g, cỏ nhọ nồi16g, rau má 20g, cam thảo đất 16g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, chó đẻ răng cưa 16g, cối xay 16g, sài hồ 12g, đương quy 16g, tam thất 10g, thanh bì 12g, cơm rượu 16g, xa tiền 12g, rễ cỏ tranh 16g, cam thảo 12g. Sắc uống ngày một thang chia 2 lần.

– Chữa viêm da, dị ứng, mụn nhọt, mẩn ngứa: Vỏ cây núc nác sao qua16g, kim ngân hoa 16g, kinh giới 16g, phòng phong 10g, hạt dành dành 10g, sài hồ 16g, đinh lăng 16g, xuyên khung 10g, bạch chỉ 10g, sài đất 16g, cơm rượi 16g, uất kim 10g, cam thảo 10g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, lá đơn Đỏ 14g, ké đầu ngựa 14g, kim ngân hoa 16g, tô mộc 10g, trần bì 10g, cúc hoa 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

– Chữa đau dạ dày: Vỏ cây núc nác, bồ hoàng, ngũ linh chi, ô tặc cốt sắc nước uống.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

– Thuốc rửa hoặc bôi tại chỗ: Vỏ cây núc nác 50g, lá kinh giới 30g, lá đinh lăng 30g. Sắc lấy nước rửa hoặc bôi ngoài da ngày 2 lần.

– Chữa bệnh sởi cho trẻ em: Vỏ cây núc nác 6g, kinh giới 6g, kim ngân hoa 4g, liên kiều 6g, lá diếp cá 5g, mã đề 4g, sài đất 5g, hoa hồng bạch 4g, huyền sâm 8g, sài hồ 4g, cam thảo 2g, đương quy 4g. Sắc uống ngày 1 thang chia 3 – 4 lần.

– Chữa lị: Vỏ cây núc nác 20g, hoàng liên 12g, cỏ sữa 20g, khổ sâm 16g, lá nhót 20g, củ mài 16g, hạt sen 16g, bạch truật 12g, chích cam thảo 12g, cỏ nhọ nồi sao đen 20g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

Vỏ cây núc nác 16g, búp ổi 12g, đinh lăng 20g, khổ sâm 16g, rau sam 20g, hoa hòe (sao đen) 16g, cỏ sữa 20g, bạch truật 12g, Cỏ ngũ sắc 16g, ngũ gia bì 16g, hoàng đằng 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần.

– Chữa vú có cục rắn, đau: Vỏ cây núc nác 16g, hương nhu 16g, cát căn 16g, trinh nữ hoàng cung 6g, uất kim 10g, táo nhân (sao đen) 16g, đinh lăng 16g, hòe hoa (sao vàng) 20g, đương quy 12g, hoàng kỳ 2g, xuyên khung 12g, tam thất 12g, huyền sâm 16g, xương bồ 12g, chích cam thảo 12g. Sắc uống ngày 1 thang chia 2 lần, dùng trong 20 – 30 ngày 1 liệu trình.

Lưu ý: Người mắc chứng hư hàn gây đau bụng, đầy bụng tiêu chảy cẩn thận khi dùng núc nác.

***

Tôi đã hết đau khớp, tê mỏi chân tay nhờ kiên trì uống thứ nước này mỗi ngày trong 2 tháng
Do kiên trì uống nước đậu bắp phơi sương khoảng 2 tháng thì tôi đã thấy hết đau. Cảm giác của tôi đã đỡ bệnh rất nhiều.

Tôi năm nay chỉ mới 34 tuổi và làm công việc văn phòng tại một công ty truyền thông. Tuy nhiên, khoảng 2 năm nay tôi bị mắc bệnh thoái hóa khớp. Bác sĩ nói nguyên nhân khiến tôi còn trẻ như vậy mà mắc bệnh thoái hóa khớp này là do tôi lười vận động và làm việc sai tư thế trong suốt một thời gian dài.

Ban đầu, bệnh của tôi phát triển rất âm thầm. Thậm chí lúc đầu tôi không thể nhận ra được dấu hiệu của bệnh. Nhưng sau đó, các dấu hiệu bệnh ngày càng có những biểu hiện rõ rệt hơn.

Cụ thể là, trong hoặc sau khi vận động mạnh, tôi có cảm giác đau khớp, sưng cứng ở khớp. Tôi thường xuyên khó chịu ở khớp, nhất là những thời điểm trái gió trở trời hoặc những lúc giao mùa. Độ linh hoạt của khớp của tôi bị giảm đáng kể. Điều này khiến tôi luôn có cảm giác đau đầu, tê nhức tứ chi.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Những khi đau khớp, tôi thường chỉ biết uống những thuốc giảm đau. Tôi cũng sử dụng khá nhiều loại thuốc Tây nhưng không đỡ.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Rồi một ngày, khi qua 1 phòng khám đông y lấy thuốc cho người nhà. Tại đây, tôi được một bác sĩ đông y mách nước sử dụng đậu bắp để điều trị thoái hóa khớp. Nửa tin nửa ngờ, tôi về nhà tìm hiểu mãi mới dám áp dụng. Không ngờ, bài thuốc đơn giản mà bác sĩ đông y kia bày cho tôi đã cho hiệu quả cực tốt.

Theo tôi tìm hiểu trên nhiều trang báo mạng thì đậu bắp là một loại rau quả phổ biến có nhiều chất bổ dưỡng. Trong đó, phải kể tới các hợp chất polyphenol, chất chống oxy hóa, các thành phần sinh tố, khoáng chất như: vitamin C, A, B1, B2, B6, chất kẽm, sắt, calci và nhiều chất xơ, chất nhầy.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tôi cũng biết rễ, thân, lá, và quả non của đậu bắp để trị một số bệnh như tiểu khó, ho khan, viêm họng, giúp tiêu hoá tốt chữa trị loét dạ dầy, bài trừ độc tố bảo vệ gan. Thế nên tôi cũng có quyết tâm trong việc sử dụng đậu bắp để điều trị thoái hóa khớp.

Cụ thể, hàng ngày tôi sử dụng 10 quả đậu bắp rửa sạch rồi để ráo nước. Sau đó, tôi thái lát những quả đậu bắp này và cho vào 1 chiếc bát đổ nước lọc tinh khiết cho ngập đậu bắp. Tiếp đó tôi để bát ra phơi sương ban đêm.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Sáng ra, tôi lọc lấy nước uống. Và uống nước đậu bắp phơi sương chừng 2 tháng thì tôi đã thấy hết đau. Cảm giác của tôi đã đỡ bệnh rất nhiều. Tôi gần như không còn cảm giác khô dịch khớp và hiện tượng tê mỏi chân tay cũng giảm hẳn.

Hiện tôi vẫn tích cực uống nước đâu bắp này. Bên cạnh đó, hàng ngày tôi cũng sử dụng món ăn được chết biến đa dạng từ đậu bắp trong bữa cơm.

Để phát huy tác dụng của đậu bắp, tôi nghĩ mọi người nên sử dụng đậu bắp tươi, nhất là đậu bắp của nhà trồng được nhằm an toàn tuyệt đối khi điều trị. Ngoài ra, cũng với biện pháp trên, bạn có thể áp dụng cho những bệnh nhân tiểu đường.

Tóm lại, đậu bắp là loại rau quả bổ dưỡng, nên nếu dùng nhiều hơn số cần thiết vẫn không gây độc hại. Bởi thế, nếu đang gặp những rắc rối về khớp hoặc tiểu đường, bạn nên thử áp dụng bài thuốc đơn giản trên xem nhé!

Chúc mọi người áp dụng thành công và nếu chưa rõ cứ phản hồi lại cho tôi nhé!

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời