Đây là THỜI ĐIỂM CHẾT mật ong biến thành chất kịch độc, tiếc rẻ cố ăn coi chừng bị biến đổi gen, ung thư ác tính
Vốn mật ong đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi gia đình, bởi ngoài công dụng lớn trong sức khỏe, nấu ăn, mật ong còn là sản phẩm làm đẹp cực kỳ hiệu quả cho các chị em. Trước nay nhiều mẹ cứ nghĩ mật ong có thể để mãi mà không hỏng, tuy nhiên đây thực chất mật ong để lâu cực độc đấy các mẹ ạ.
Mấy hôm trước trở trời, thằng bé nhà em bị ho sốt sau nhiều tháng trộm vía khỏe mạnh. Định bụng lôi chai mất ong cất dưới tủ ra hấp chanh tỏi cho uống, nào ngờ phát hiện chai mật chuyển màu đen ghê ghê. Nhớ ra chai mật nhà em dùng cũng khá lâu rồi, nhưng cứ nghĩ mật để càng lâu càng tốt nên chủ quan. Ai dè lên mạng tìm hiểu, đọc được bài này mới hết hồn hết vía các mẹ ạ.
May mà mình còn phát hiện ra kịp lúc. Các mẹ cũng nên đọc để biết cách phát hiện mật ong hỏng, bỏ đi kịp thời kẻo rước họa vào thân nhé!
Mật ong chứa Fructose, glucose, nước, 6 loại vitamin (B2, B3, B6, B9, C) và 7 loại khoáng chất (Canxi, sắt, magie, phốt pho, kali, natri, kẽm), và một loạt các hợp chất, khoáng chất khác như: chất chống oxi hóa….
Và vì tính khan nước nên hầu như không có loài vi sinh vật nào có thể sống được trong mật ong. Đó cũng là lí do làm cho mật ong trở thành THỨC ĂN KHÔNG THIU. Các chị có biết, mật ong có độ pH trong khoảng từ 3 – 4,5; axit sẽ giết chết gần như bất cứ vi sinh vật nào muốn phát triển trong mật ong.
Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là mật ong có thể để mãi mà không bị hỏng, nhất là mật ong rừng, bởi lẽ phần lớn mật ong lấy từ rừng thường không đảm bảo quy trình sàng lọc khắt khe, không thể tránh khỏi dính bụi hay các hạt phấn hoa.
=> Chính xác là mật ong cũng có hạn sử dụng. Hạn sử dụng của mật ong được các chuyên gia khuyến cáo dùng là trong vòng 2 năm kể từ ngày thu hoạch.
Để lâu hơn chất lượng sẽ không đảm bảo, thành phần trong mật ong sẽ dần bị thay đổi, thậm chí biến thành các chất độc hại.
Trong mật ong rừng có chất độc gọi là Hydroxy Methyl Furfurol (HMF), khi bảo quản ở nhiệt độ trên 30 độ C, đặc biệt là nhiệt độ cao trên 60 độ C thì tốc độ sinh ra chất này càng lớn (nếu bảo quản ở nhiệt độ dưới 20 độ C ngay sau khi thu hoạch thì HMF không tăng thêm). Chính vì vậy, trong thời tiết nóng ẩm vào mùa hè như ở Việt Nam, chất độc có trong mật ong sẽ ngày một sản sinh nhiều và gây nguy hại khôn lường đến sức khỏe của chúng ta.
Dấu hiệu mật ong ‘đã ôi thiu’?
Vậy đâu là dấu hiệu nhận biết mật ong đã bị chuyển hóa thành chất độc, cùng đọc và kiểm chứng ngay nhé!
– Màu sắc: Mật ong bình thường và mới có màu vàng ươm, càng để càng lâu màu càng chuyển xám, sậm rồi về đen.
Khi thấy mật chuyển màu thì tuyệt đối đừng tiếc rẻ mà nên bỏ đi sớm.
– Mùi hương: Mật ong có mùi ngọt rất đặc trưng, tuy nhiên khi để lâu sẽ không còn hương thơm ngọt đặc trưng nữa mà có vị đắng hắc hoặc cay, cảm thấy vô cùng khó chịu khi ngửi.
– Mùi vị: Mật ong bình thường chủ yếu có vị ngọt sắc, xen lẫn một chút chua. Khi càng để lâu, vị ngọt càng giảm và vị chua tăng lên, nhiều trường hợp mật og lên men còn có vị cay. Đặc biệt, khi bề mặt mật có bọt trắng, ngửi có vị cay của rượu nghĩa là mật đã lên men và nên bỏ ngay.
Lựa chọn mật ong thế nào?
Theo các chuyên gia sức khỏe, tiêu chí lựa chọn mật ong đầu tiên là mật phải có màu sắc đồng nhất, nếu thấy lợn cợn chỗ đậm chỗ nhạt thì nguy cơ cao đấy là mật ong bị pha trộn.
Bên cạnh đó, với mật ong rừng thường được vắt trực tiếp bằng tay từ bánh tổ, sẽ có một lượng sáp, phấn hoa hay ấu trùng nổi trên bề mặt.
Ngoài ra, do mật ong có hàm lượng nước rất thấp (thường dưới 21%) nên chúng có tính hút ẩm mạnh. Vì vậy, để đánh giá một chai mật ong là đặc hay loãng, ta có thể sử dụng một cọng hành nhúng ngập phần lá vào mật để khoảng 5 phút rồi rút ra, nếu mật ong đảm bảo chất lượng về độ đậm đặc sẽ quan sát thấy cọng hành héo đi.
Một cách làm khác cũng khá phổ biến là cho một giọt mật lên áo nếu thấy nó có thể lăn tự do trên vải mà không dính ướt thì cũng có thể chứng tỏ nó có độ đậm đặc cao.
Cách bảo quản mật ong chuẩn nhất
– Mật ong nên bảo quản nơi râm mát, nhiệt độ lý tưởng là 21-26 độ C.
– Không được đặt mật ong nơi có ánh sáng mặt trời xuyên chiếu, mật ong sẽ nhanh biến chất, đổi màu, lên men và bị chua nếu để dưới ánh sáng mặt trời 1 thời gian dài/nóng.
– Không nên đặt hẳn chai mật xuống nền nhà, nền gạch, nền đất. Đặc biệt ở miền Bắc, qua 1 mùa đông, nếu để mật sát đất, rất dễ & nhanh bị đóng đường/kết tinh.
– Cất giữ mật ong ở những giá, kệ tủ bếp là nơi lý tưởng. Không được đặt sát bếp gas, bếp từ, nơi các nguồn nhiệt cao.
– Tuyệt đối không đặt mật ong trong tủ lạnh! Nếu để ngăn mát, hầu hết các loại mật sẽ bị kết tinh/đóng đường.
– Với mật ong rừng, tuyệt đối không đóng kín nắp vì sẽ tạo khí gas dữ dội, đặc biệt khi nhiệt độ cao. Để hé nắp đủ để kiến và côn trùng không thể chui vào.