Giải quyết nổi lo nứt gót chân bằng 10 phương pháp đơn giản tại nhà
Những vết nứt chân thường khiến phái đẹp không tự tin khi diện đồ, đặc biệt là những đôi guốc hở gót. Đi bộ bằng giầy quá chật hoặc đi trên nền gồ ghề có thể khiến những vết nứt trở nên tồi tệ hơn. Đối với nhiều phụ nữ, nứt gót chân xuất hiện khi tuổi ngày một nhiều. Trên thực tế, nếu bạn tập thể dục hoặc đi bộ mỗi ngày không những không xóa bỏ được nứt gót chân mà chỉ khiến chúng rơi vào tình trạng xấu hơn. Dưới đây là 10 gợi ý đơn giản giúp bạn chữa lành những vết nứt gót hiệu quả, hãy cùng tham khảo nhé!
chỉ ảnh hưởng đến vấn đề thẩm mỹ mà còn tạo nên cảm giác khó chịu thậm chí với trường hợp nứt gót chân nặng còn bị chảy máu, khá đau rát. Vì vậy ngay từ những lúc thấy những vết nứt nhỏ thì cần trị ngay, không để tình trạng gót chân của bạn ngày càng tệ hơn. Sau đây là mẹo trị nứt gót chân cũng như cách ngăn ngừa sự trở lại của nứt gót chân.
1. Biện pháp đơn giản tại nhà
Những biện pháp tại nhà đôi khi mang lại hiệu quả nhiều hơn và tiết kiệm hơn so với đi spa bởi bạn có thể tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong nhà hoặc thực hiện vài động tác đơn giản hàng ngày để làm lành gót chân. Khi đi làm hoặc ra ngoài về, đôi chân sẽ bị dính rất nhiều bụi bẩn và mồ hôi, việc này khiến da trở nên khô ráp và dễ bị nứt nẻ. Vì vậy, hàng ngày bạn nên ngâm chân bằng dung dịch nước muối loãng ấm trong 15 phút để tẩy sạch tế bào chết và sau đó, thoa kem dưỡng ẩm vào gót chân sau để da được dưỡng ẩm, mềm mại. Hoặc bạn tự làm một số động tác massage tập trung vào các huyệt đạo ở giữa lòng bàn chân để kích thích tuần hoàn và giúp đôi bàn chân săn chắc, khỏe mạnh hơn.
2. Sử dụng kem đặc trị nứt gót thường xuyên
Hiện nay, rất nhiều loại kem trị nứt gót chân được bán trên thị trường nhưng phái đẹp nên chọn những sản phẩm được bào chế từ chiết suất thảo mộc thiên nhiên, kết hợp cùng các loại vitamin E, B… có mùi hương hoa cỏ thiên nhiên vì chúng thẩm thấu nhanh và sâu vào da, cung cấp lượng dưỡng chất cần thiết giúp làm mềm mịn gót chân.
Mỗi tối trước khi ngủ, bạn chỉ nên thoa lượng kem vừa phải lên gót chân. Các nàng có thể sử dụng kem vào ban ngày nhưng những hoạt động thường nhật sẽ khiến chúng bị trôi đi nhanh chóng và không đem đến hiệu quả như mong muốn.
Đối với những người bị nứt gót chân nặng, lựa chọn tốt nhất là các loại thuốc có tính chống tăng sừng, làm da ẩm, mềm da, tạo cảm giác dễ chịu chồng và tác phát. Axit lactic và urea được ghi nhận có tác dụng làm mềm và giữ ẩm lớp sừng. Bên cạnh đó, bạn không nên tự dùng các loại thuốc mỡ như tetracycline, vaseline… hoặc uống thuốc không rõ nguồn gốc.
3. Dùng dầu ô liu
Nên thoa dầu ô liu vào gót chân trước khi đi ngủ và đi thêm đôi tất mỏng để da tẩm thấu hoàn toàn dầu ô liu. Nếu không ưa các loại kem và thuốc đặc trị nứt gót chân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để có được đôi gót sen mềm mại. Dầu ô liu là một lựa chọn hoàn hảo bởi nó có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mịn da rất tốt (tất nhiên là loại Extra Virgin).
Nếu không ưa các loại kem và thuốc đặc trị nứt gót chân, bạn có thể sử dụng các sản phẩm tự nhiên để có được đôi gót sen mềm mại. Dầu ô liu là một lựa chọn hoàn hảo bởi nó có tác dụng dưỡng ẩm và làm mềm mịn da rất tốt. Các nàng nên thoa dầu ô liu vào gót chân trước khi đi ngủ và đi thêm đôi tất mỏng để da tẩm thấu hoàn toàn dầu ô liu.
4. Đắp “mặt nạ” cho gót chân
Đây là phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả khá cao nếu bạn chăm chỉ thực hiện thường xuyên. Trước tiên, bạn xay nhuyễn hai quả chuối chín và đắp lên gót chân. Sau khi chờ trong vòng 15-20 phút, bạn rửa sạch bằng nước ấm. Chuối chín cung cấp dưỡng chất giúp gót chân được dưỡng ẩm và làm lành các vết nứt nhanh chóng.
Hoặc phái đẹp có thể làm theo cách sau: Chuẩn bị một lượng tương đương gồm glyxerin, kem tươi và mật ong rồi trộn đều thành hỗn hợp. Sau đó bôi nhẹ nhàng hỗn hợp này vào chân và chờ trong khoảng 15 phút. Cuối cùng, rửa sạch lại bằng nước ấm. Bạn nên thực hiện biện pháp này trước khi đi ngủ bởi nó giúp da trở nên siêu mềm và mịn.
Một công thức hiệu quả khác là cho một ít giấm vào trong sữa chua và trộn chúng lên. Kế tiếp, các nàng thoa hỗn hợp này vào chân, mắt cá chân, gót chân và lòng bàn chân, đặc biệt là giữa các ngón chân. Để khoảng 10 phút thì rửa sạch bằng nước ấm. Cách này sẽ giúp trẻ hóa làn da chân, tẩy các tế bào chết và kích thích sự lưu thông máu.
5. Dùng nước hoa hồng
Nước hoa hồng là sản phẩm dưỡng da rất quen thuộc với phái đẹp bởi công dụng dưỡng ẩm và làm mềm da rất tốt. Bạn trộn đều nước hoa hồng với glycerin và thoa lên gót chân trong vòng 20 phút. Sau đó rửa lại chân bằng nước thường. Nếu đều đặn thực hiện phương pháp này mỗi ngày, bạn sẽ sở hữu đôi gót sen mềm mại và mịn màng tuyệt vời chỉ trong vòng một tháng.
6. Dùng dầu dừa
Dầu dừa hiện đang rất phổ biến bởi nó có nhiều công dụng làm đẹp. Bạn cũng có thể tự làm dầu dừa để chữa nứt gót chân. Để đạt được hiệu quả tốt nhất, bạn nên làm sạch đôi chân của mình rồi thoa dầu dừa lên gót chân trước khi đi ngủ. Đi một đôi tất sạch rồi lên giường đi ngủ, buổi sáng thức dậy, bạn rửa sạch đôi chân của mình với nước ấm.
7. Dùng mật ong
Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm và kháng khuẩn rất tốt, vì vậy nó là thảo dược chữa nứt gót chân rất tốt. Hòa một chén mật ong vào chậu nước ấm. Kỳ cọ đôi bàn chân của mình thật nhẹ nhàng trong vòng 10 phút.
8. Dùng chanh
Trong việc chữa trị nứt gót chân, chanh được xem là loại quả có tác dụng tẩy tế bào da chết hiệu quả nhất. Hằng ngày, bạn cắt một lát chanh nhỏ, chà lên phần gót chân bị nứt rồi rửa sạch lại bằng nước ấm. Cách làm đơn giản này sẽ giúp gót chân của bạn loại bỏ tế bào chết hiệu quả – một biện pháp để chữa trị nứt gót chân.
9. Dùng nước muối ấm
Hẳn trong bếp nhà bạn sẽ có muối ăn. Vậy đây chính là nguyên liệu bạn dễ tìm nhất để chữa nứt gót chân rồi. Hòa muối vào nước ấm cho tan hết rồi ngâm chân trong vòng 10 phút. Tiếp tục ngâm chân trong nước mát để máu được lưu thông thật tốt.
10. Cách phòng ngừa nứt gót chân:
– Ngâm chân trong nước ấm 15 phút mỗi ngày.
– Uống nhiều nước hàng ngày.
– Giữ bàn chân sạch sẽ và tẩy tế bào chết thường xuyên.
– Không lạm dụng xà phòng và sấy khô chân.
– Không chà chân quá kỹ. Giữ chân luôn khô ráo, sạch sẽ và mang giày dép và tất phù hợp với kịch cỡ bàn chân.
– Không nên đi chân trần trên những nền nhà hay mặt phẳng thô ráp, gồ ghề. Áp dụng một vài động tác luyện tập cho chân.
– Chế độ ăn uống không khoa học, thiếu hụt chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất cũng chính là tác nhân gây nứt gót chân.
Đối với những người đã tuân thủ chế độ chăm sóc da đúng cách như trên nhưng da vẫn bị nứt nẻ, bong tróc từng mảng… nên đi khám tại các chuyên khoa da liễu để được chẩn đoán và điều trị kịp thời vì có thể bạn bị bệnh viêm da cơ địa.