Giáo sư hàng đầu khẳng định Khoai lang là thực phẩm tốt nhất trên thế giới, tiêu diệt tế bào ung thư và sống trường thọ
Hầu như chuyên gia dinh dưỡng nào cũng sẽ nói với chúng ta rằng, “bệnh từ miệng mà vào” nếu như ăn uống đúng cách và lành mạnh thì chẳng bao giờ bị bệnh tật ung thư gì cả.
Con người ai cũng ít nhiều có những thói quen nguy hại cho bản thân, ăn thả ga, nhậu thả cửa hỏi sao không chết vì ung thư, tim mạch hay đột quỵ.
Chính vì vậy mà giáo sư Vạn Thừa Khuê trong 1 bài viết của mình về sức khỏe đã xin mọi người ghi nhớ nguyên tắc sau: Nên ăn 70-80% thực phẩm thực vật, chỉ nên ăn khoảng 20-30% thực phẩm động vật.
Chúng ta hiện nay làm ngược lại, cho nên rất nhiều bệnh xuất hiện, nào là bệnh béo phì, bệnh tiểu đường, bệnh thống phong. Không thể không ăn rau xanh, không ăn hoa quả, trẻ con hiện nay đặc biệt không ăn rau xanh, rất nhiều người không có thói quen ăn hoa quả.
Mọi người cần ghi nhớ, mỗi ngày ăn 2 đến 4 loại hoa quả, 3 đến 5 loại rau xanh, có thể phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, đây chính là chiến lược dinh dưỡng mới của thế kỷ 21.
Khoai lang (địa qua) là thực phẩm tốt nhất trên thế giới, Nhật Bản từng là quốc gia mắc bệnh ung thư nhiều nhất. Để giảm thiểu tình trạng ung thư, người Nhật Bản đã nghĩ ra rất nhiều phương pháp, nhưng đều không có hiệu quả. Cuối cùng họ đã dần dần tìm ra, họ đã chọn lọc ra từ rất nhiều loại rau xanh, chọn ra 20 loại rau xanh có thể phòng chống ung thư, khoai lang luộc, khoai lang sống đứng số 1, rau xanh chống ung thư đứng thứ 2.
Để phòng chống ung thư, bảo hộ tim tạng, làm mềm huyết quản, thông tiện v.v… đều không thể thiếu hai loại này. Dưới đây là nguyên nhân vì sao Giáo Sư Vạn Thừa Khuê khẳng định khoai lang là thực phẩm tốt nhất thế giới.
1. Khoai lang có vị ngọt nhưng không làm tăng lượng đường huyết, mệt mỏi hay tăng cân. Đường tự nhiên trong khoai lang sẽ từ từ thẩm thấu vào máu, giúp cân bằng nguồn năng lượng cho cơ thể.
2. Khoai lang là nguồn cung cấp chất xơ rất tốt, giúp duy trì đường huyết ở mức cân bằng.
3. Cứ 100g khoai lang nghiền cung cấp 86 calo, thấp hơn nhiều so với mức 118 calo trong 100g củ từ.
4. Khoai lang là thực phẩm giàu protein. Protein trong khoai lang rất đặc biệt do khả năng ức chế ung thư ruột kết và trực tràng ở người. Hàm lượng protein trong khoai lang càng cao thì khả năng ức chế hoạt động của tế bào ung thư càng lớn.
5. Hàm lượng vitamin B6 cao chứa trong khoai lang làm giảm homocysteine trong cơ thể. Homocysteine có liên quan đến các bệnh lý thoái hóa và tim mạch. Nồng độ homocysteine trong máu cao làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim và tai biến mạch máu não.
6. Khoai lang là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào, giúp ngăn ngừa cảm lạnh và virus cúm. Đồng thời, vitamin C cũng rất cần thiết cho xương và răng, tốt cho hệ tiêu hóa và quá trình hình thành các tế bào máu. Ngoài ra, vitamin C còn góp phần chữa lành vết thương, tạo ra collagen giữ cho làn da luôn tươi trẻ, giảm stress và bảo vệ cơ thể khỏi những độc tố có nguy cơ gây ung thư cao.
7. Vitamin D trong khoai lang có tác dụng hỗ trợ hệ miễn dịch và tăng cường sức khoẻ tổng quát. Vitamin D góp phần giữ cho hệ xương, tim mạch, thần kinh, răng, da và tuyến giáp khỏe mạnh.
8. Vi chất sắt trong khoai lang cung cấp năng lượng cho cơ thể, giảm stress, thúc đẩy sản xuất hồng cầu, bạch cầu, tăng cường miễn dịch và chuyển hoá protein.
9. Khoai lang cũng là nguồn cung cấp magie rất tốt. Magie không những là khoáng chất quan trọng chống căng thẳng mà còn có ý nghĩa then chốt cho sự phát triển khỏe mạnh của cơ xương, tim mạch và các chức năng thần kinh.
10. Kali là chất điện ly quan trọng giúp kiểm soát nhịp tim và các tín hiệu thần kinh. Cũng như các chất điện ly khác, kali đảm nhiệm nhiều chức năng thiết yếu trong đó có thư giãn co thắt cơ, giảm sưng, bảo vệ và kiểm soát hoạt động của thận. Khoai lang chính là nguồn cung cấp kali tuyệt vời mà bạn không thể bỏ qua.
11. Màu cam trên vỏ khoai lang là dấu hiệu cho thấy mức carotene rất cao của loại củ này. Nhóm chất carotene giúp tăng thị lực, thúc đẩy hệ miễn dịch, chống oxy hóa và ngăn ngừa lão hóa. Một nghiên cứu do ĐH Harvard (Mỹ) thực hiện trên 124.000 người cho thấy, những người tiêu thụ thức ăn giàu carotene trong chế độ ăn uống thường xuyên của mình giảm tới hơn 32% nguy cơ ung thư phổi.
Ngoài ra, những phụ nữ có nồng độ carotene cao nhất có nguy cơ tái phát ung thư vú thấp nhất. Đây là kết luận được các nhà khoa học từ WHEL (Women’s Healthy Eating and Living) đưa ra sau khi tiến hành nghiên cứu trên những phụ nữ hoàn tất giai đoạn đầu điều trị căn bệnh này.
12. Beta carotene là tiền chất của vitamin A trong cơ thể người. Vitamin A duy trì đôi mắt sáng và làn da khỏe mạnh. Đồng thời, beta caroten được chứng minh là có khả năng bảo vệ cơ thể khỏi những tác nhân gây ung thư. Đây cũng là một dưỡng chất dồi dào trong khoai lang.
13. Mới đây, các nhà khoa học đã khám phá ra nhóm chất dinh dưỡng trong khoai lang có tên là batatoside có khả năng chống lại các đặc tính của vi khuẩn và nấm.
14. Một nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng, chất cyanidins và peonidins trong khoai lang có khả năng giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực của kim loại nặng tới sức khỏe con người.
Những lưu ý khi ăn khoai lang:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng. Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
- Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ.
- Rau khoai lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
- Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
Theo Tri thức trẻ