Mách bạn 10 mẹo trị bỏng đơn giản bằng kinh nghiệm dân gian mà hiệu quả bất ngờ
Bỏng là một loại tổn thương da do bức xạ, ma sát, hóa chất, điện, nhiệt… Trên thực tế, bỏng ảnh hưởng đến bề mặt da, thậm chí nó ăn sâu vào tất cả các lớp da. Bỏng không chỉ gây hỏng mô mà còn ảnh hưởng đến xương và cơ bắp. Nếu bị bỏng nhẹ, bạn có thể sơ cứu và trị bỏng tại nhà với nguyên liệu sẵn có trong bếp. Tùy thuộc vào mức độ bỏng, bạn sẽ có những cách khác nhau để xử lý vết bỏng. Tuy nhiên, với một vết bỏng nhỏ, bạn có thể điều trị dễ dàng theo những cách tự nhiên và đơn giản. Dưới đây là top 10 lời khuyên về cách điều trị bỏng ở nhà, giúp bạn giảm sự khó chịu do bỏng gây ra.
1. Trị bỏng bằng giun đất
Giun đất là loài vi sinh vật khiến nhiều người khiếp sợ. Tuy nhiên, con vật này lại được dùng để bào chế nhiều bài thuốc quý chữa bệnh hiệu quả, trong đó có cả việc trị bỏng.
Hãy bắt mấy con giun đất sống, thả vào cái âu sành nhỏ, cho thêm một ít đường trắng vào, đảo đều. Sau khoảng một tiếng, các thứ trong âu sẽ biến thành dạng keo nhớt, dùng nó để bôi lên chỗ bỏng, ngày bôi 5 – 7 lần, bôi cho tới khi khỏi hẳn thì thôi. Vết bỏng sẽ không để lại sẹo.
2. Trị bỏng bằng trứng gà và rượu
Trong nhiều phương pháp truyền miệng, nhiều người còn cho rằng việc sử dùng lòng trắng trứng gà sẽ giúp vết bỏng mau lành, da chóng liền sẹo do có thành phần collagen. Nếu bạn bị bỏng hoặc trong nhà bạn có người bị bỏng, sau khi rửa sạch vết bỏng qua nước để giảm sức nóng, bạn hãy tách riêng lòng trứng gà, cho vào chén rồi khấy đều cùng một ít rượu, đảo đều, bôi lên chỗ bỏng, ngày bôi 2 – 3 lần. Da sẽ nhanh chóng giảm phồng rộp.
3. Trị bỏng bằng đậu phụ và đường trắng
Theo Đông y, đậu phụ có công hiệu ích khí, thanh nhiệt, giải độc, được dùng cho người thiếu sữa sau đẻ, ho do nhiệt, say rượu, nhiễm độc lưu huỳnh… Trong một số bài thuốc chữa bệnh bằng đậu phụ được Hồng Minh Viễn (Trung Quốc) ghi nhận trong “Ẩm thực phương Đông trị bệnh”, có bài thuốc dùng đậu phụ để chữa bỏng.
Có thể dùng đậu phụ, cho thêm đường trắng vào đảo đều cho nhuyễn, sau đó đắp lên vết bỏng. Khi đậu khô lại tháo ra đắp lớp mới vào. Chỉ sau vài tiếng, vết bỏng nhẹ sẽ khỏi.
4. Trị bỏng bằng vôi sống và dầu vừng
Chuẩn bị một ít vôi sống, cho nước vào khuấy tan, gạn nước trong ở trên ra, lấy một ít dầu vừng hòa vào, cho thêm ít băng phiến, bôi lên vết bỏng ngày 1 đến 2 lần.
5. Trị bỏng bằng vỏ cây táo chua
Đông y dùng vỏ thân táo để làm thuốc. Thu hái vào mùa thu, loại bỏ vỏ ngoài, phơi khô. Cây có vị ngọt, hơi đắng, tính bình, tác dụng tiêu viêm, sinh cơ, dùng để trị bỏng cháy. Cũng có thể ngâm với rượu từ 50% đến 60%, dùng bôi ngoài.
Hoặc nếu chúng ta không có thời gian ngâm rượu, chúng ta có thể lấy vỏ cây táo, thêm 500ml nước, đun sôi lên trong một tiếng, sau đó bỏ bã, lấy nước bôi lên vết bỏng.
6. Trị bỏng bằng đại hoàng sống
Lấy một chút đại hoàng sống nghiền một lượng dầu vừng, thêm chút muối ăn, trộn đều bôi lên vết bỏng ngày 2 đến 3 lần.
7. Trị bỏng bằng sữa lạnh và Vitamin E
Khi bị bỏng, bạn hãy dùng nước rửa qua vết bỏng rồi thoa một ít sữa lạnh lên chỗ bỏng, ngâm tay trong đó. Nếu vết bỏng ở vùng khó ngâm, bạn có thể dùng miếng băng gạc thấm nước rồi đắp lên vết bỏng và lặp lại sau vài giờ để giảm cảm giác đau rát.
Để giảm đau và nhanh liền vết thương, bạn có thể dùng thêm với Vitamin E. Dầu vitamin E có khả năng làm lành vết bỏng nhanh chóng, hơn thế nữa còn giúp trị sẹo bỏng hiệu quả. Cách trị sẹo bỏng với dầu vitamin E rất đơn giản, bạn chỉ cần làm sạch vùng da bị sẹo bỏng, sau đó thoa dầu vitamin E lên vùng da đó, để qua đêm, sáng hôm sau rửa sạch lại bằng nước ấm.
8. Trị bỏng bằng lá mướp non
Các bạn hãy thử lấy một vài lá mướp non rửa thật sạch, giã nát đắp lên vết bỏng để hạ nhiệt và tránh phỏng da.
9. Trị bỏng bằng thân cây chuối non
Để chữa vết bỏng, bạn có thể lấy thân cây chuối non 1 đoạn, bóc bỏ bẹ lấy lõi rồi vắt lấy nước bôi hoặc tẩm bông đắp vào vết bỏng. Nhựa từ cây chuối non sẽ giúp tránh hình thành nốt phỏng và nếu có nốt phỏng thì sẽ làm đỡ rát và tạo điều kiện cho vết thương mau lành.
10. Trị bỏng bằng lá trầu không hoặc xương sông
Lá trầu không hoặc lá xương sông cũng có thể giúp các bạn trị vết bỏng nhẹ. Hãy lấy một lượng lá vừa đủ, rửa sạch, giã nát, vắt lấy nước rồi bôi lên vết bỏng. Tinh chất của lá trầu không và lá xương sông này sẽ giúp các bạn nhanh lành vết thương đáng kể.
Trên đây là một vài mẹo dân gian giúp các bạn có thể trị bỏng một cách hiệu quả mà không gây hại cho cơ thể. Nhưng mẹo dân gian này chỉ dành cho những bạn bỏng nhẹ hoặc đang trong quá trình lành vết thương, nếu bị bỏng nặng hãy đến bệnh viện để khám và chữa bệnh từ bác sĩ.