Mách chị em cách TRỊ BỎNG, dù nặng đến mấy cũng CHẮC CHẮN khỏi, đến bác sỹ cũng phải bất ngờ
Mình cũng hay bị phỏng nhẹ lúc nấu ăn, chiên cá...Nay biết được mẹo này, tốt quá
Đi lòng vòng trên mạng tìm được mẹo hay, chia sẻ cho cả nhà. Mình cũng hay bị phỏng nhẹ lúc nấu ăn, chiên cá…Nay biết được mẹo này, tốt quá
Khi huấn luyện nhân viên cứu hỏa, người ta dạy cho họ phương pháp này khi xảy ra trường hợp bị phỏng, dù mức độ có nặng đến đâu. Để sơ cứu, người ta để chỗ bị phỏng dưới vòi nước lạnh cho đến khi sức nóng giảm và những lớp da không còn bị cháy, rồi bôi lòng trắng trứng lên .
Có một người bị phỏng nước sôi gần hết bàn tay. Mặc dầu rất đau rát, họ để tay dưới vòi nước lạnh, sau đó đập hai quả trứng, lấy lòng trắng ra đánh lên một chút rồi ngâm tay vào đó.
Tay họ bị phỏng nặng đến nỗi khi để lòng trắng trứng lên thì da khô lại và lòng trắng làm thành một lớp màng.
Khi biết rằng lòng trắng trứng là chất cô-la-gen (collagen) tự nhiên, họ tiếp tục bôi hết lớp này đến lớp khác trên tay, ít nhất là trong khoảng một tiếng đồng hồ. Đến chiều thì họ không còn cảm thất đau rát nữa và ngày hôm sau thì chỗ phỏng chỉ còn bị đỏ chút ít. Họ vẫn nghĩ chỗ phỏng này thể nào cũng để lại thẹo khủng khiếp lắm, nhưng 10 ngày sau, họ vô cùng ngạc nhiên khi thấy tay mình không còn vết phỏng nào, màu da cũng đã trở lại bình thường!
Chỗ phỏng đã hoàn toàn được tái tạo nhờ vào chất cô-la-gen có trong lòng trắng trứng, thật ra đó chính là nhau (placenta) chứa rất nhiều vi-ta-min.
Thông tin thêm: Bỏng được chia làm 3 cấp độ- Cấp độ 1: mức tổn thương lớp ngoài cùng của da, vùng da bị đỏ, đau rát, sau một vài hôm sẽ khỏi và thường không để lại sẹo.
– Cấp độ 2: xuất hiện những nốt phỏng như bong bóng nước, bên trong mọng nước. Cấp độ này được chia làm 2 mức: mức 1, bỏng với diện tích nhỏ chỉ là những bong bóng nước nếu điều trị đúng cách sẽ không bị nhiễm trùng và không để lại sẹo; mức 2, bỏng nặng hơn, dễ có biến chứng như: bệnh nhân bị choáng, nhiễm trùng máu, nếu nhiễm trùng kéo dài sẽ dẫn đến suy nhược toàn thân, để lại sẹo.
– Cấp độ 3: vết bỏng ăn sâu vào trong, có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, phải đưa đi cấp cứu kịp thời.
Những điều không nên làm khi bị bỏng
Khi gặp các trường hợp bị bỏng, tuyệt đối không ngâm vết bỏng bằng nước đá, đá lạnh. Vùng da bị bỏng quá lạnh sẽ khiến thân nhiệt hạ, gây ra hiện tượng co mạch máu, co cơ, khiến tình trạng bỏng trở nên nặng nề hơn. Đây là sai lầm phổ biến mà nhiều người mắc phải khi sơ cứu người bị bỏng.
Khi bị bỏng, bôi nước mắm, xà phòng, vắt nước củ chuối, củ ráy lên vết thương… đều là các cách phản khoa học có thể gây nhiễm trùng vết bỏng khiến cho việc điều trị càng khó khăn, tốn kém hơn.
Khi bị bỏng không nên dùng kem đánh răng. Nhiều người khi bị bỏng bôi kem đánh răng lên vết thương với quan niệm kem đánh răng sẽ làm dịu vết thương. Thực chất kem đánh răng có chất kiềm nhẹ, khi bôi lên vết bỏng sẽ làm tăng đau đớn.
Kem đánh răng chỉ được sử dụng trong trường hợp bỏng axít. Đầu tiên phải làm loãng nồng độ axít trên da bằng cách ngâm ngay vào nước.
Sau đó, trung hoà axít còn dư trên da bằng cách xoa nhẹ xà phòng hoặc kem đánh răng cho sủi bọt và ngấm sâu vào da rồi rửa sạch.
Theo WTT