Mẹo dân gian đơn giản cực hay TRỊ HĂM cho trẻ sơ sinh bằng lá khế và lá trầu, các mẹ bỏ túi ngay nhé!
Đây là 2 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế và lá trà. Các mẹ bỏ túi ngay nhé!
Tình trạng hăm ở trẻ sơ sinh luôn khiến nhiều bà mẹ lo lắng. Vậy làm thế nào để trị hăm cho trẻ hiệu quả nhất mà không cần dùng đến kháng sinh?
Đây là 2 mẹo đơn giản nhưng hiệu quả để trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế và lá trà. Các mẹ bỏ túi ngay nhé!
Mẹo trị hăm cho trẻ sơ sinh
Cách 1: Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá khế
Lá khế vốn rất lành tính. Ông bà ta thường lưu truyền công thức đun lá khế để giải nhiệt cơ thể vào những ngày nắng nóng. Và không ít các bài thuốc bắc lấy lá khế làm nguyên liệu điều trị các bệnh về dị ứng da ở trẻ nhỏ. Một trong những công hiệu của lá khế có thể kể đến là trị hăm ở trẻ sơ sinh.
Cách làm
– Chọn những lá khế xanh, không sâu, không non quá cũng đừng già quá.
– Số lượng thì chỉ cần một nắm là đủ
– Rửa sạch và ngâm lá khế với nước muối loãng để khử trùng, làm sạch.
– Ngâm lá khế với nước muối khoảng 30 phút thì vắt nước cho khô. Sau đó, giã lá với muối rồi cho hỗn hợp vào một lít nước sạch.
– Lọc phần bã lá khế ra, mẹ dùng nước để tắm cho trẻ. Cố gắng đảm bảo vật dụng khi làm đều thật sạch sẽ, vệ sinh.
Cách dùng:
– Khi nước đã được lọc hết bã lá, mẹ dùng khăn thấm nước lau những phần bị hăm, đau rát trên người trẻ.
– Mẹ nên rửa lại cho trẻ bằng nước sạch sau khi dùng qua hỗn hợp nước khế, sau đó làm khô người trẻ bằng khăn mềm. Cứ làm thế này khoảng 2, 3 lần 1 ngày thì chỗ hăm ở trẻ sẽ dần không còn nữa.
Cách 2: Trị hăm cho trẻ sơ sinh bằng lá trầu
– Ngoài lá khế thì lá trầu cũng rất có hiệu quả để trị hăm cho trẻ sơ sinh.
– Người Việt vốn đã quá quen thuộc với lá trầu. Lá trầu được dùng trong nhiều bài thuốc chữa bệnh được lưu truyền trong dân gian. Lá trà có công dụng kháng sinh mạnh, và kháng nấm, trị hiệu quả các bệnh về da, dị ứng.
– Mẹ cần lưu tâm những bước sau đây khi sử dụng lá trà trị hăm cho trẻ để đạt hiệu quả tốt nhất.
Cách làm:
– Mẹ chọn lá trầu còn xanh, không bị héo hay úa màu, số lượng 3 hoặc 4 lá.
– Rửa sạch lá và ngâm với nước muối loãng. Sau đó, cho lá trầu vào 1 lít nước rồi đun sôi.
Cách dùng:
Mẹ dùng khăn thấm vào hỗn hợp nước trầu. Sau khi khăn nguội bớt thì lau lên những phần da trẻ bị hăm. Làm thế này khoảng 3 4 lần 1 ngày, trong vòng 4 ngày thì tình trạng hăm ở trẻ sẽ được cải thiệt nhanh chóng.
Lưu ý:
Khi trẻ bị hăm, mẹ nên chú ý hơn trong việc vệ sinh cho trẻ, đảm bảo cơ thể trẻ luôn sạch sẽ và khô ráo. Thời gian này, mẹ nên hạn chế cho con dùng tã vì sẽ dễ gây khó chịu, đau rát hơn. Và nhất định đừng tùy tiện dùng thuốc trị hăm cho trẻ. Nếu muốn dùng thuốc, mẹ phải hỏi ý kiến bác sĩ, hoặc sử dụng thuốc do bác sĩ kê đơn.
Theo Phụ nữ sức khỏe