Nước gừng nóng có thể trị đến 8 bệnh thường gặp: Đơn giản nhưng ít người biết

Hãy khoan đến nhà thuốc hay bệnh viện, thử tận dụng nước gừng nóng khi mắc phải những bệnh sau đây, có thể bạn sẽ ngạc nhiên vì hiệu quả của nó đấy!

1. Lở miệng: Dùng nước gừng tươi uống và súc miệng 2-3 lần mỗi ngày, những vết lở loét sẽ biến mất nhanh chóng.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

2. Cao huyết áp: Khi huyết áp tăng cao đột ngột, có thể dùng nước gừng tươi nóng ngâm chân khoảng 15-20 phút. Nước gừng nóng thông qua các huyệt đạo ở lòng bàn chân sẽ khiến huyết quản giãn nở, theo đó, huyết áp từ từ hạ xuống.

3. Hôi chân: Cho thêm chút muối và giấm ăn vào nước gừng nóng, sau đó ngâm chân khoảng 15 phút, lau khô, để chân thoáng mát, mùi hôi sẽ tự khắc biến mất.

Ngâm chân vào nước gừng pha muối và giấm ăn để đánh bay mùi hôi.
Ngâm chân vào nước gừng pha muối và giấm ăn để đánh bay mùi hôi.

4. Đau lưng và đau vai: Dùng nước gừng nóng cho thêm chút mật ong và giấm ăn. Dùng khăn thấm đều hỗn hợp gừng tươi, mật ong và giấm lên chỗ bị đau, làm nhiều lần giúp giảm đau hiệu quả.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

5. Trị gàu: Thái gừng tươi thành những miếng nhỏ hoặc giã nát, sau đó đắp đều lên da đầu khoảng 10-15 phút, cuối cùng dùng nước gừng nóng gội lại thật sạch.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

6. Sắc mặt nhợt nhạt: Rửa mặt thường xuyên bằng nước gừng nóng vào mỗi buổi sáng và tối trong 60 ngày liên tiếp có tác dụng làm cho da mặt hồng hào. Sắc mặt nhợt nhạt do thiếu chất, thiếu ngủ hay lao lực sẽ nhanh chóng tan biến.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

7. Đau một bên đầu: Khi thấy đau một bên hoặc đau nửa đầu, dùng nước gừng nóng xoa đều ra hai tay sau đó bóp đều quanh vùng đầu bị đau khoảng 15 phút, cảm giác đau đớn sẽ nhanh chóng giảm dần, thậm chí có thể tiêu biến hoàn toàn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

8. Phòng ngừa và trị sâu răng: Mỗi buối sáng và tối nên kiên trì súc miệng bằng nước gừng nóng hoặc uống nước gừng nóng nhiều lần trong ngày để bảo vệ răng, phòng ngừa và trị chứng sâu răng hiệu quả.

Tuy có tác dụng tuyệt vời nhưng nước gừng nóng chống chỉ định với người bệnh dạ dày, tá tràng; người bị cảm nắng; người thân nhiệt cao, trẻ đang sốt; phụ nữ trong nửa kỳ cuối mang thai; người bị sỏi mật; người có bệnh liên quan đến gan và người cao huyết áp. Đặc biệt, không nên dùng gừng vào ban đêm.

***
Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Tuyệt đối đừng bao giờ mua nho tặng người ốm vì những lý do nguy hiểm này
Tin rằng nho nhiều vitamin và dưỡng chất, nhiều người mua để cho người bệnh ăn bồi dưỡng. Nhưng sự thật sẽ khiến các bạn phải giật mình…

Tác hại của việc dùng nho khi uống thuốc

Các nghiên cứu đã cho thấy trong nho có nhiều chất ngăn cản công dụng của thuốc. Ví dụ như chất furanocoumarins khiến các enzyme trong ruột không thể chuyển hóa thuốc, làm vô hiệu tác dụng chữa bệnh có trong thuốc. Vấn đề nghiêm trọng hơn là tác dụng này có thể kéo dài đến 24 tiếng đồng hồ sau khi ăn nho.

Khi thuốc không được phân giải có thể tích tụ lại trong cơ thể, gây độc. Sự tương tác của các thành phần trong nho và 1 số loại thuốc nhất định thậm chí có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm khó lường. Đó có thể là: suy thận cấp tính, suy chức năng hô hấp, chảy máu dạ dày, ức chế sinh tủy xương và thậm chí có trường hợp còn bị chết đột ngột do ngộ độc thuốc.

Vấn đề nhiễm độc khi nho khi tương tác với thuốc có thể xuất phát từ việc uống nước ép nho hoặc ăn bất cứ thành phần nào trong quả nho (vỏ, cùi, hạt).

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Đến nay, ước tính có khoảng 83 thuốc bị tương tác bởi nho và trong số đó có khoảng 43 thuốc gây ra tương tác cực kỳ hệ trọng. Điển hình là các nhóm thuốc sau:

Nhóm thuốc trị tăng huyết áp

Bao gồm các thuốc điều chỉnh calci như nifedipin, verapamin, thuốc trị tăng huyết áp và làm chậm nhịp tim ở những người nhịp tim nhanh. Khi dùng chung với nho, sẽ làm tăng liều thuốc dẫn đến khó kiểm soát được huyết áp. Nó có thể làm tăng nồng độ thuốc từ 40-100% so với khi uống bằng nước thường.

Nhóm thuốc hạ mỡ máu

Đây là các thuốc dành cho người béo phì, tăng huyết áp, gan nhiễm mỡ. Hai trong số các thuốc bị ảnh hưởng mạnh đó là simvastatin, lovastatin. Nho làm tăng khả năng tích đọng thuốc trong cơ thể lên đến 1200-1500%. Điều đó có nghĩa chúng gây ra nguy cơ nhiễm độc rất cao.

Nhóm thuốc an thần

Đó là các thuốc buspiron, carbamazepin, diazepam có tác dụng giải trừ lo âu mệt mỏi, dễ ngủ. Nho có thể làm tăng nồng độ của thuốc lên đến 200% gây ra ngủ gật suốt ngày hôm sau, dễ gây ra tai nạn khi điều khiển phương tiện giao thông, tai nạn xây dựng nếu làm việc trên cao và tai nạn lao động nếu làm việc dây chuyền.

Nhóm thuốc chống hen

Thuốc trị hen bị giảm hấp thu khi dùng với nước nho. Điều này là hết sức nguy hiểm vì không đủ liều nên người bệnh không dứt được cơn khó thở, dẫn đến triệu chứng của bệnh có thể trở nên trầm trọng.

Phòng tránh như nào?

Các chuyên gia y tế khuyến cáo không dùng nước ép nho để uống các loại thuốc này. Nước nho là thứ nước gây ra nhiều tương tác nhất. Thứ nước an toàn nhất để uống thuốc đó là nước tinh khiết hay là nước đun sôi để nguội.

Cũng tương tự như vậy, bạn cũng không được ăn nho hoặc bất cứ chế phẩm nào của nho trước và sau khi uống thuốc. Thời gian khuyến cáo là ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc. Thời gian này mới đủ cho cơ thể thải bỏ hết các chất trong nho.

Lưu ý: Các bác sĩ đưa ra lời khuyến cáo không nên dùng nước ép trái cây để uống thuốc, trong đó nho là thứ nước ép có nhiều tương tác nhất. Bạn không nên ăn hoặc chế phẩm từ nho ít nhất 2 ngày trước và sau khi uống thuốc.

Theo baithuoc.vn

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời