Rầm rộ cách ĐẮP LÁ TRẦU KHÔNG, 15 phút sau trẻ hết sạch đờm nhớt, mũi tắc cỡ nào cũng thông

Bé nhà em được 2 tuổi nhưng con rất hay có đờm các mẹ ạ! Mỗi lần như vậy có khi kéo dài cả tháng trời, đờm rồi nước mũi cứ khò khè mãi, cháu khóc quấy nên cả nhà rất lo lắng. Em cũng đi hỏi nhiều nơi, nghe nhiều người có kinh nghiệm mách cách mà vẫn không ăn thua gì.

Hôm rồi, em vô tình thấy các mẹ chia sẻ một cách rất hay về việc đắp lá trầu không mà có thể thông đờm cho trẻ dễ dàng…Đang bí nên em đã đánh liều dùng thử cho con luôn (đằng nào cũng chẳng ảnh hưởng gì), thế mà không ngờ lại hiệu quả rõ rền rệt luôn ạ! Em vui quá xá nên muốn chia sẻ ngay cho các mẹ cùng biết để áp dụng đây này:

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Cách đặt lá trầu không thông đờm cho trẻ:

Theo như hướng dẫn của các mẹ, em đã tiến hành thông đờm cho con bằng các bước như sau:

– Đầu tiên các mẹ nên chọn 2 lá trầu không thật tươi, lá vừa mới hái là tốt nhất, loại bánh tẻ ý ạ (không quá non và cũng không quá già)

– Sau đó, các chị hơ lá trầu trên nến đến khi nó nóng ran lên. Nướng xong thì để lá ấm lại, đến khi có nhiệt độ vừa đủ (ấm áp, không nóng quá) là dùng được. Lấy một lá để lên trên ngực con, lá còn lại để phía sau lưng rồi kết hợp thoa dầu làm ấm ngực con (có thể là dầu tràm). Đến đây, không cần phải mất thời gian quá lâu thì mẹ sẽ thấy nước mũi con chảy ra ròng ròng, mũi và họng của trẻ đều tốt lên, con đã cảm thấy dễ thở hơn nhiều rồi đấy!

Tại sao lá trầu không lại thần kì như vậy?

Các mẹ biết không, trong các bài thuốc dân gian, lá trâu không được biết đến là “thần dược” giúp tiết nước bọt, thông đờm, chống mồ hôi trộm. Nó cũng là là một trong cách hiệu quả để khử trùng, chữa các bệnh mẩn đỏ, phát ban ở da.

Thực tế, tinh dầu trong lá trầu đã được sử dụng giúp chống tắc mũi, ngậm để chống đau họng. Nếu lá trầu mà được hơ nóng thì tiết ra được tinh dầu làm cho đờm đang tích tụ sẽ nhanh chóng thoát ra ngoài, nhờ đó mà mũi và họng của bé được thông thoáng, dễ thở hơn mà không hề đau đớn gì.

Tuy nhiên, hiện tại thì các bác sĩ vẫn đang băn khoăn về phương pháp này. Nhiều người cho rằng lá trầu không đắp lưng trẻ có thể làm ấm phổi, có tác dụng hỗ trợ điều trị khi trẻ ho do nhiễm lạnh những việc có tống được đờm ra ngoài hay không thì không dám chắc chắn!

Thêm nữa, muốn con nhanh khỏi ho, sổ mũi thì các mẹ nhớ là luôn giữ ấm đầy đủ cho bé nhé, cho con ăn thức ăn còn ấm nóng chứ đừng để nguội nhé!

Theo WTT

ĐẮP LÁ TRẦU KHÔNG LÊN CHỖ NÀY, CHỈ 1 LẦN LÀ TRẺ HẾT KHÓC ĐÊM, NGỦ LIỀN MỘT MẠCH TỚI SÁNG NÊN MẸ NHÀN TÊNH

Nói thật với các chị, nuôi con thời buổi này dù có hiện đại tới đâu cũng đừng bỏ qua “kinh nghiệm” của các cụ ngày xưa mà phí hoài, làm khổ cả mẹ lẫn bé. Bản thân em chính là một nhân chứng sống đây! Em cũng từng nghĩ mấy quan niệm của người lớn là “cổ hủ”, không phù hợp nên toàn bỏ ngoài tai. Thế mà lúc con em được 2 tháng, bé quấy khóc suốt ngày, em dỗ dành, mát xa, mua sắm đồ chơi các kiểu cũng không ăn thua, cuối cùng chỉ nhờ 1 “chiêu” của bà nội bé mà “đâu lại vào đấy”, con hết khóc đêm lại ăn ngoan hơn nên em cũng mừng thầm trong bụng, nể phục mẹ chồng “sát đất” luôn.

Em hỏi thì thấy bà bảo đây là cách mà các cụ nuôi con ngày xưa vẫn làm. Tất cả chỉ một cái lá trầu không thôi các chị ạ. Vừa dễ mà lại hiệu quả thần kì nên em mách cho các mẹ cùng biết nhé!

Theo kinh nghiệm dân gian, trẻ ngủ không sâu giấc, hay quấy khóc là thuộc dạng “tỳ vị hư hàn”, tức là lá lách, dạ dày bị yếu, sinh ra chứng lạnh bụng, ăn không tiêu, gây cảm giác bức bối khó chịu. Muôn khắc phục thì dùng lá trầu không đặt lên bếp hơ cho ấm vừa đủ (không nên nóng quá sẽ gây bỏng) rồi ấp vào rốn bé. Sau đó, bế con vào lòng, ấp bụng con vào bụng mẹ, để hơi ấm của mẹ truyền sang cho con, khắc phục tình trạng “hư hàn” nói trên.

Các mẹ có thể áp dụng cách này ngay sau khi tắm cho con hoặc chính vào thời điểm con đang quấy khóc, chỉ một lát sau là bé sẽ bớt khóc, ngoan trở lại và ngủ ngon cho mà xem.

Ngoài ra, mẹ còn có thể đặt trực tiếp hoặc giã nát lá trầu rồi đắp vào mông, đùi, tay, chân. Cách này cũng có tác dụng rất tốt đối với trường hợp trẻ khóc đêm, ăn ngủ không ngon.

Giúp bé hết nấc cụt

Trẻ sơ sinh rất hay bị nấc. Nếu muốn đối phó với tình huống này, mẹ có thể hơ lá trầu không cho ấm, đặt vào thóp bé, giữ nguyên khoảng 10 phút rồi cho em bé ti mẹ. Bé sẽ hết nấc và ngủ ngon hơn.

Chữa táo bón cho trẻ

Táo bón là nỗi ám ảnh của rất nhiều mẹ nuôi con nhỏ. Lá trầu không sẽ lại cứu cánh cho mẹ trong trường hợp này. Rất đơn giản, mẹ chỉ cần làm “một viên đạn” bằng lá trầu không ngâm trong dung dịch thầu dầu (hay mật ong) rồi đút vào hậu môn của con, sẽ kích thích trực tràng co bóp, chữa khỏi táo bón.

Khử trùng, chữa hăm cho bé

Trong lá trầu không có chứa chất poly-phenol nên sẽ ngăn ngừa được sự tấn công của các loại vi khuẩn gây nhiễm trùng. Chỉ cần đun lá trầu không trong nước sôi, bạn đã có ngay một loại nước khử trùng hiệu nghiệm. Hãy lấy nước này để rửa các khu vực hăm của bé nhé!

Chữa chứng đầy bụng, khó tiêu

Dùng lá trầu không hơ nóng (đừng nóng quá) và vuốt bụng cho bé, vuốt khoảng 5 phút theo chiều từ trên xuống dưới, sẽ hiệu quả bất ngờ trong việc thúc đẩy tiêu hóa, giúp con ăn ngon và chóng lớn hơn.

Trị ho cho trẻ

Trẻ (6 tháng trở lên) bị ho cũng có thể dùng lá trầu không để chữa bệnh. Rửa sạch lá trầu, giã nhuyễn, sau đó cho nước ấm vào ngoáy đều rồi lọc lấy nước cốt. Hàng ngày lấy ra cho bé uống 5-10ml/1 lần, ngày 2 lần. Khoảng 3-5 ngày sẽ đỡ dần và khỏi hẳn.

Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Hình ảnh chỉ mang tính chất minh họa

=>Kết quả nghiên cứu của khoa học hiện đại cho thấy trong 100g lá trầu chứa tới 2,4% tinh dầu, chủ yếu là 2 phenol: betel-phenol (đồng phân của eugenol và chavicol) kèm theo nhiều hợp chất phenolic khác. Chúng có tác dụng kháng sinh rất mạnh đối với các loại vi khuẩn, tụ cầu khuẩn, liên cầu khẩu, song cầu khuẩn, vi khuẩn subtillis và trực trùng coli,… và có tác dụng kháng nấm mạnh đối với nhiều chủng loại nấm, các nguyên sinh động vật. Đó chính là lí do tại sao mà lá trầu lại được gọi là phương thuốc thần kì đối với con người như vậy!

Bài viết liên quan Cùng tác giả

Trả lời