Top 10 cách chăm sóc và bảo vệ mắt thời hiện đại
Đôi mắt của bạn có thể xử lý 36.000 đơn vị thông tin mỗi giờ. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ tầm nhìn và các thói quen sức khỏe tốt cho mắt lại rất quan trọng.
1. Tập luyện cho mắt
Cách chăm sóc cho đôi mắt khỏe mạnh
Sau khi sử dụng máy tính trong nhiều giờ, mắt bạn thường mệt mỏi vì các cơ phải hoạt động liên tục để nhận biết và quan sát nhiều hình dạng, màu sắc khác nhau. Theo các chuyên gia tư vấn, bạn nên áp dụng quy tắc 20-20-20: đó là cứ sau 20 phút làm việc với máy tính, hãy nhìn vào một vật nào đó trong 20 giây ở cách xa 20 feet (khoảng 6m). Sự nghỉ ngơi này sẽ giúp mắt và hệ thần kinh được thư giãn.
2. Giữ khoảng cách với thiết bị
Y sĩ nhãn khoa khuyên bạn ngồi cách xa ít nhất một cánh tay so với màn hình kỹ thuật số
Nếu làm việc quá tập trung và không rời mắt khỏi các thiết bị kỹ thuật số thì rất dễ khiến mắt quá quen với tầm nhìn từ thiết bị điện tử. Điều đó khiến mắt gặp vấn đề khi tập trung vào một khoảng cách khác bên ngoài thiết bị điện tử. Do vậy, bạn nên di chuyển đôi mắt xung quanh nhiều hơn, thay đổi vị trí tầm nhìn 20 phút/lần hoặc ít hơn.
Y sĩ nhãn khoa khuyên bạn ngồi cách xa ít nhất một cánh tay so với màn hình kỹ thuật số. Nếu đang làm việc với máy tính để bàn, hãy đặt máy tính đủ xa để cánh tay có thể thoải mái được mở rộng.
3. Hướng mắt ra phía ánh sáng tự nhiên
Ánh sáng ban ngày sẽ giúp điều chỉnh nhịp sinh học
Thỉnh thoảng, hãy bỏ thiết bị điện tử xuống và đi dạo ngoài trời để mắt thư giãn với những ánh sáng tự nhiên. Ánh sáng ban ngày sẽ giúp điều chỉnh nhịp sinh học, tái kết nối đôi mắt với thiên nhiên giúp cải thiện tâm trạng và giấc ngủ.
4. Điều chỉnh ánh sáng màn hình
Có một số cách để cải thiện điều này, như giữ cho màn hình sạch sẽ, ngồi cách xa cửa sổ mở, sử dụng bóng đèn điện áp thấp hơn, hoặc ngăn chặn các tia sáng chiếu đến hoặc các ánh sáng nhấp nháy.
5. Giảm lượng bức xạ từ màn hình
Ánh sáng chói và ánh sáng phản xạ từ màn hình máy tính chiếu trực tiếp vào mắt sẽ khiến mắt chúng ta khó chịu và căng thẳng. Vì vậy, các bác sĩ chuyên khoa mắt thường khuyên rằng, để giảm lượng bức xạ từ màn hình, vị trí màn hình máy tính nên được đặt cách mắt 50 đến 60 cm hoặc bạn cũng có thể điều chỉnh độ sáng màn hình cho vừa phải, hoặc đặt thêm kính lọc cho màn hình. Sử dụng màn hình tinh thể lỏng (LCD) mới cũng tốt hơn cho mắt của bạn.
6. Tham khảo bác sĩ những loại kính bảo vệ
Bác sĩ có thể giúp bạn lựa chọn những loại kính chuyên dụng để làm giảm độ chói và mỏi mắt từ thiết bị kỹ thuật số. Những loại kính này sẽ giúp bảo vệ đôi mắt khỏi ánh sáng có hại bất cứ khi nào sử dụng.
7. Chú ý thực phẩm tốt cho mắt
Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin A, kẽm và các axit béo giúp cải thiện thị lực mắt và hiệu suất của các dây thần kinh.
Một chế độ ăn uống tốt sẽ ngăn ngừa mắt khỏi bệnh tật hoặc bị ảnh hưởng bởi những tác động có hại từ các thiết bị kỹ thuật số. Thực phẩm chứa nhiều vitamin C, vitamin A, kẽm và các axit béo omega-3 đặc biệt giúp cải thiện thị lực mắt và hiệu suất của các dây thần kinh.
8. Đặt màn hình dưới tầm nhìn của mắt
Tốt nhất, nên đặt màn hình dưới tầm nhìn của mắt khoảng 12,7 cm. Điều này sẽ giúp đạt hiệu quả bảo vệ tối đa nhãn cầu của mí mắt do mắt được mở dưới góc nhỏ.
9. Nghỉ ngơi thường xuyên
Các chuyên gia khuyến khích mắt nên được nghỉ khoảng 15-20 phút sau mỗi hai giờ sử dụng thiết bị điện tử. Trong lúc nghỉ ngơi, bạn có thể để nháy mắt nhiều hơn để mắt được giữ ẩm và hoạt động trơn tru. Giờ nghỉ không chỉ giúp bảo vệ mắt mà còn bảo vệ cả sức khỏe chung của bạn.
10. Hạn chế sử dụng các thiết bị kỹ thuật số
Trong thực tế, việc hạn chế thời gian sử dụng thiết bị kỹ thuật số và sử dụng kính bảo hộ là hai cách hiệu quả nhất để giảm thiểu những tác động có hại từ màn hình kỹ thuật số đến mắt. Nếu việc sử dụng là không thể cắt giảm được nữa, ít nhất là nên hạn chế tối đa việc sử dụng trước khi đi ngủ.
Đừng bao giờ để vấn đề về mắt là trở ngại cho công việc hay cuộc sống nếu bạn là một người sử dụng thường xuyên các thiết bị kỹ thuật số. Bằng cách làm theo những lời khuyên trên, đôi mắt của bạn sẽ được bảo vệ khỏi những vấn đề do các thiết bị kỹ thuật số.